Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Thói quen đi chân trần ngay cả khi ở nhà giúp nhiều người cảm thấy thoải mái sau ngày làm việc dài nhất là những người phải thường xuyên đi giày cao gót, giày đế cứng. Nhưng việc đi chân trần có thể gây hư hại về cấu trúc xương của cơ thể.
Sau một ngày làm việc căng thẳng được cởi bỏ đôi giày, đi chân trần trên nền nhà giúp nhiều người cảm thấy thư giãn, làm giảm cảm giác đau nhức cho đôi bàn chân bị bó buộc trong giày. Khi đi chân trần còn giúp các bộ phận cơ thể thư giãn, giảm bớt căng thẳng từ đó, giúp ngủ ngon giấc hơn.
Khi đôi chân được kích thích nhiều đồng nghĩa với việc máu sẽ lưu thông nhanh hơn và đó luôn luôn là một điều tốt. Khả năng lưu thông tăng lên sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện tâm trạng, cơ thể của bạn sẽ trở nên thoải mái, linh hoạt hơn rất nhiều từ đó cải thiện tư thế. Bên cạnh đó, khi đi chân trần còn có thể giúp giảm mùi hôi chân, loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm mốc, giúp ngăn ngừa các bệnh về da, nhiễm nấm.
Mặc dù đi chân trần đem lại nhiều lợi ích chơ sức khỏe, cải thiện tâm trạng, giúp ngủ ngon hơn nhưng điều gì cũng có mặt trái của nó. Bởi đi chân trần dù ở nhà cũng tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe. Việc thường xuyên đi chân trần không chỉ dễ khiến các loại vi khuẩn xâm nhập vào chân mà còn có thể gây hư hại về cấu trúc của xương
Gây mất cân bằng, nguy cơ dị tật bàn chân
Sự mất cân bằng do đi chân trần trên bề mặt cứng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật cơ bản ở bàn chân, chẳng hạn như viêm khớp biến dạng ngón chân cái hoặc ngón tay cái sẽ dẫn đến tình trạng đau đớn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tinh thần.
Cản trở chức năng của bàn chân, gây đau đầu gối và lưng
Khi thường xuyên đi chân trần trên các nền mặt cứng như nền nhà không chỉ bàn chân bị tổn thương mà nhiều bộ phận khác cũng phải chịu số phận như vậy. Bởi khi đi trên bề mặt cứng gây nên sự phân bổ trọng lượng không đồng đều trên cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể làm trầm trọng thêm các dị tật ở chân hiện có, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các phần trên của cơ thể, khiến đầu gối và lưng của bạn đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng đi lại nhất là những người đang gặp các vấn đề về xương khớp, đầu gối,..
Khi cơ thể trở nên lớn tuổi, việc đi chân trần khiến cho lớp đệm mỡ dưới chân đã bị mất dần, khiến cho khả năng bảo vệ đầu gối, hông và lưng dưới kém đi, rất dễ gây chấn thương, nguy hiểm cho sức khỏe.
Làm các triệu chứng tiểu đường trở nên tồi tệ hơn
Các chuyên gia khuyến cáo đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên đi chân trần ở những nơi công cộng, khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh ngay cả khi ở nhà để tránh nhiễm trùng da. Bởi tình trạng nhiễm trùng da, như nấm sẽ gây ra các vết nứt trên da, làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, do khả năng miễn dịch bị tổn hại, bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Nhiễm trùng ở người tiểu đường có thể dẫn đến việc phải cắt cụt chi, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng đi lại, tâm lý của người bệnh
Nguy cơ nhiễm trùng
Đi chân trần khiến chân chúng ta tiếp xúc với các sinh vật vi khuẩn và nấm có thể lây nhiễm sang da và móng tay hay các bộ phận khác của cơ thể
Nhiễm trùng do những sinh vật này gây ra có thể ảnh hưởng đến bề ngoài, mùi hương và sự thoải mái của bàn chân, ví dụ như nấm da chân, hôi chân, nhiễm sán. Bệnh nhiễm trùng này rất dễ lây lan cho các bộ phận khác trên cơ thể, vì vậy việc đi chân trần trong các phòng tắm chung và phòng tập thể dục có thể khiến bạn bị lây bệnh từ môi trường bên ngoài này. Các vi sinh vật đi vào da chân, khiến da chân dày lên, đổi màu, giòn và bắt đầu có mùi hôi, sau một thời gian các ngón chân trở nên đau đớn do da bị nứt rạn
Việc đi chân trần không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe như việc đi chân trần trên thảm, bãi cỏ, bãi cát đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích bạn làm điều này khi đi trên sàn gạch, đá, bề mặt cứng
Khi đi chân đất trên bề mặt mềm sẽ giúp cơ thể có thể cải thiện tuần hoàn, giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh, cơ xương bàn chân và giảm thiểu sưng tấy. Khi đi bộ chân trần giúp cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của các cơ, dây chằng của bàn chân, cải thiện chức năng bàn chân, giảm chấn thương, cải thiện tư thế và sự cân bằng của cơ thể. Do đó, đối với những người đang gặp bệnh lý về xương khớp, bệnh tiểu đường, người cao tuổi không nên đi chân trần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
9 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên khi đi chân trần
Có thể bạn chưa biết: Tập gym đi chân trần tốt hơn đi giày
Đi chân trần trong nhà tắm phòng gym, nửa năm sau chân bị “ăn” 5 lỗ! So sánh 2 bàn chân thật kinh sợ
Khám phá Ryokan, nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản
Khoa học lý giải vì sao bước trên thảm thủy tinh chân không chảy máu
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
- Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường type 2
- Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
- 5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
- Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
- Bệnh tiểu đường ở mèo: dấu hiệu điển hình, chi phí, nguyên nhân, điều trị
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- 13 cách giúp người mắc bệnh tiểu đường typ 2 thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt
- Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn đối với người mắc bệnh tiểu đường
- Phải làm sao kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng?
- Phát hiện mới: Người quan hệ xã hội rộng ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.