5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh khá thường gặp hiện nay. Đây được biết đến là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định có thể bị thiếu hoặc bị thừa. Bệnh tiểu đường được chia làm các loại như: bệnh đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.
Ngày nay do chế độ ăn uống chưa hợp lý, ăn nhiều các đồ uống thực phẩm chứa nhiều chất béo, lượng đường cao, cùng với thói quen sinh hoạt lười vận động thể thao khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao, tỷ lệ số người trẻ mắc các bệnh tiểu đường ngày càng nhiều.
Việc duy trì đường huyết ổn định ở những người mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng. Để duy trì đường huyết ổn định hằng ngày cần kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, phân bổ hợp lý các chất bột đường, chất béo, chất đạm... để tránh rối loạn trao đổi đường glucozơ.
Do đó, các thực phẩm chính trong thực đơn hằng ngày của người bệnh tiểu đường bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gạo giã dối, gạo tẻ máy, các loại rau xanh như bí xanh, rau muống, su su, rau cải, mướp đắng, súp lơ xanh, rau diếp cá hay các loại trái cây ít đường như mận, đào, táo, bưởi, thanh long,... Cùng với các loại hạt đậu, lạc, vừng, hạt kê, gạo đen, yến mạch cùng với cá hay thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da,...
Ngoài ra người bệnh tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm như: bánh mì trắng, cơm cháy, khoai tây chiên, miến dong, các loại hạt gồm hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí, hạt điều; các loại trái cây có chứa lượng đường cao như: dưa hấu, nhãn, vải, chà là, mít, mía; hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm hun khói, xúc xích, lạp xưởng, mì tôm, đồ hộp, trứng vịt, thịt nhiều mỡ, mỡ động vật, đồ chiên rán ngập rầu, các loại nước ngọt, nước đóng chai, kẹo ngọt, bánh kẹo,...
Bên cạnh hạn chế những thực phẩm nhiều đường, giàu tinh bột trên hãy tránh ăn những thực phẩm màu trắng dưới đây. Bởi những thực phẩm này dễ làm tăng đường huyết không có tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
5 món "màu trắng" người tiểu đường nên tránh ăn
Sữa đậu nành
Một trong những món ăn màu trắng nên tránh tiêu thụ chính là sữa đậu nành. Sữa đậu nành thường có vị ngọt, chứa nhiều đường khi người tiểu đường tiêu thụ nhiều có dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ.
Nhằm tránh đường huyết tăng cao những người bệnh nhân tiểu đường không nên uống sữa đậu nành thay vào đó nên chọn các loại sữa không đường, sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường, trà hoa cúc, nước lọc, nước mướp đắng... giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
Cháo trắng
Những người bệnh tiểu đường có thể ăn cơm, cháo nhưng cần tránh ăn nhiều, nếu ăn cháo cần tuân thủ chế độ ăn, cách chế biến, liều lượng cho phù hợp. Khi ăn cháo không nên ăn vào buổi tối bởi cháo có kết cầu mềm, nát, dễ hấp thụ từ đó dễ gây tăng đường huyết nhanh chóng, không tốt cho việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Để ăn cháo mà vẫn đảm bảo sức khỏe, người tiểu đường nên tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và chọn các loại cháo thay thế như cháo cần tây, cháo khoai lang...
Bún
Những người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bún bởi bún là một trong những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thường xuyên ăn sẽ dễ bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, nếu đường huyết đường huyết ổn định, chúng ta vẫn có thể ăn bún theo liều lượng mà bác sĩ cho phép.
Bánh bao hấp
Bánh bao hấp là một trong những món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, khá tiện lợi nên được nhiều người lựa chọn để ăn sáng, ăn lót dạ khi đói. Nhưng những người mắc bệnh tiểu đương nên tránh bao hấp vào bữa sáng để tránh lượng đường trong máu tăng lên. Do bánh bao hấp chứa nhiều tinh bột, hơn nữa còn chứa đường trắng nên rất nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.
Muối
Những người bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm quá nhiều muối như dưa muối, thịt muối, cá muối... có chứa lượng muối rất cao
Khi đó cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, tăng làm lượng glucose trong huyết tương. Nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, những người bị tiểu đường kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Bên cạnh muối trắng chúng ta cũng nên giảm bớt những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày. Những người bị tiểu đường nên ăn muối theo khuyến nghị của bác sĩ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
5 cách uống cà phê tăng nguy cơ tiểu đường, ung thư cần loại bỏ gấp
Người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?
4 loại thực phẩm tăng cường sức khỏe, bảo vệ mạch máu
Những tác hại ít biết của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường: những thực phẩm tăng và giảm lượng đường trong máu
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
- Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường type 2
- Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
- Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
- Bệnh tiểu đường ở mèo: dấu hiệu điển hình, chi phí, nguyên nhân, điều trị
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- 13 cách giúp người mắc bệnh tiểu đường typ 2 thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt
- Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn đối với người mắc bệnh tiểu đường
- Phải làm sao kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng?
- Phát hiện mới: Người quan hệ xã hội rộng ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.