Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường type 2
Các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn đường ruột trong hệ vi sinh đường ruột và bệnh tiểu đường type 2 có mối liên hệ với nhau.
Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh thường là do do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (thiếu insulin hoặc thừa insulin). Ngoài ra các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường như lối sống kém lành mạnh, nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung đầy đủ chất xơ, hạn chế vận động…Không chỉ vậy rối loạn hệ vi sinh đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Khi bị bệnh tiểu đường chúng ta kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường, ngược lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vai trò hệ vi sinh trong đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột gồm một cộng đồng các vi sinh vật phức tạp: vi khuẩn, vi rút, vi khuẩn cổ điển, nấm và động vật nguyên sinh. Theo ước tính sơ bộ, trong đường ruột của con người có thể chứa tới 1.000 loài vi khuẩn (với 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn) và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), cư trú phần lớn ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột non và ruột già.
Các vi sinh vật trong đường ruột đóng nhiều vai trò khác nhau như: xây dựng “hàng rào” miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tổng hợp vitamin từ các loại thực phẩm, đào thải hại khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, cải thiện các tình trạng viêm nhiễm, cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong đại tràng và tác động đến tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột, tổng hợp các vitamin thiết yếu.
Đối với một cơ thể bình thường, tỷ lệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột luôn được duy trì ở mức độ 85%:15% nhằm đảm bảo cho chức năng tiêu hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng ở đường ruột, hạn chế vi khuẩn có hại phát triển quá mức gây bệnh cho cơ thể, tiêu hóa các loại carbs phức tạp như tinh bột và chất xơ.
Mối liên hệ bệnh tiểu đường và vi khuẩn đường ruột
Các nhà điều tra tại Cedars-Sinai cho biết, một số loại vi khuẩn được tìm thấy trong đường ruột có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2, trong khi đó một số loại vi khuẩn khác trong đường ruột có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường.
Theo đó, những người có mức độ vi khuẩn Coprococcus trong đường ruột cao hơn có xu hướng nhạy cảm với insulin cao hơn, ngược lại những người có mức độ vi khuẩn Flavonifractor trong đường ruột cao hơn có xu hướng có độ nhạy insulin thấp hơn.
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người không xử lý insulin đúng cách có mức độ thấp hơn của một loại vi khuẩn nhất định tạo ra một loại axit béo gọi là butyrate.
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột kích hoạt quá trình viêm và tổn thương oxy hóa, góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy sự gia tăng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, trong khi đó những người khỏe mạnh có lượng vi khuẩn sản xuất butyrate dồi dào như Akkermansia muciniphila. Ngoài ra, những bệnh nhân tiểu đường có lượng 4 loài Lactobacillus dồi dào hơn lượng 5 loài Clostridium thấp hơn so với những người dung nạp glucose bình thường. Hầu hết những người bệnh tiểu đường đều thừa cân, béo phì và đây được coi là yếu tố nguy cơ lớn nhất với bệnh tiểu đường type 2.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột
Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người
Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột
Bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện bệnh Crohn
Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Người bệnh tiểu đường nên ăn sáng vào thời điểm nào?
- Cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
- Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
- 5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
- Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
- Bệnh tiểu đường ở mèo: dấu hiệu điển hình, chi phí, nguyên nhân, điều trị
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- 13 cách giúp người mắc bệnh tiểu đường typ 2 thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt
- Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn đối với người mắc bệnh tiểu đường
- Phải làm sao kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng?
- Phát hiện mới: Người quan hệ xã hội rộng ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các tin khác
-
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe. -
Những loại nấm rất tốt cho não nên ăn nhiều
Những loại nấm dưới đây không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất kích thích tế bào thần kinh phát triển, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não. -
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Ăn rau củ quả trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ đó tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa. -
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả.