Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
Chế độ ăn là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường, nếu tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên cần hạn chế để kiểm soát đường huyết, bảo vệ sức khỏe.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh bên trong cơ thể.
Chế độ ăn không hợp lý là một trong số các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Do vậy để kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh chúng ta có thể thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày.
Một số loại thực phẩm có vẻ không gây tăng đường huyết nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa khi tiêu thụ nhiều các thực phẩm này có thể gây tăng đường huyết, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
Những thực phẩm tránh tiêu thụ quá nhiều
Cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết nên tránh tiêu thụ quá nhiều những loại thực phẩm dưới đây:
Thịt đỏ thịt chế biến sẵn
Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn là một trong những loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Nhưng các loại thực phẩm này có liên quan đến bệnh tiểu đường nếu chúng ta tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến sẵn này quá nhiều, thường xuyên ăn.
Theo các chuyên gia cho biết sắt heme có trong thịt đỏ dễ hấp thu hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Do đó, nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều sắt có thể dẫn tới căng thẳng oxy hóa, gây suy giảm chức năng tế bào beta trong tuyến
Căng thẳng oxy hóa cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu glucose ở tế bào cơ và mỡ, dẫn đến kháng insulin. Kháng insulin là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2.
Đồng thời các loại thịt chế biến sẵn sẽ có hàm lượng nitrit và nitrat cao khi ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng kháng insulin từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Rau củ có tinh bột
Rau củ, trái cây được coi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường. Nhưng trong các loại rau củ hàng ngày có một số loại rau củ có chứa nhiều carbohydrate hơn những loại rau củ khác như khoai tây, ngô, đậu xanh, bí đỏ.
Những loại rau củ có tinh bột chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nếu tiêu thụ ở mức vừa phải. Nhưng nếu tiêu thụ các loại rau củ chứa nhiều tinh bột với số lượng nhiều, vượt mức khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh khi tiêu thụ các thực phẩm này nên chế biến chúng theo phương pháp hấp, nướng hoặc sử dụng nồi chiên không dầu thay vì chiên/ xào ở nhiệt độ cao, nhiều dầu mỡ. Đồng thời, trong thực đơn hãy ăn đa dạng các loại rau củ khác chứa nhiều màu sắc góp phần bổ sung thêm các vitamin, chất dinh dưỡng, chất xơ, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh.
Đồ ăn vặt có muối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, chỉ nên tiêu thụ ít hơn 2,3g natri mỗi ngày để bảo đảm sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Dù natri không làm tăng lượng đường trong máu nhưng lại gây tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao lại thường kéo theo đường huyết tăng cao. Chính vì vậy khi lựa chọn các đồ ăn vặt nên tránh xa các loại đồ ăn vặt có muối nên chọn những loại có ít muối hoặc không có muối.
Trái cây chế biến sẵn
Trái cây giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B5, cùng nhiều khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhưng giá trị dinh dưỡng của các loại trái cây có thể thay đổi khi chúng đã trải qua quá trình chế biến, thay đổi so với trạng thái ban đầu.
Những loại trái cây chế biến sẵn như mứt, thạch, sấy khô tẩm đường, siro, trái cây đóng hộp trải qua quá trình chế biến chúng đều có lượng đường bổ sung cao. Nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa như: đường huyết cáo, mỡ máu cao, mỡ nội tạng, huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2,…
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi ăn trái cây nên chọn ăn những loại trái cây tươi, nguyên quả/ nguyên miếng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, hạn chế ăn các loại trái cây chế biến sẵn, siro, mứt trái cây,… Nếu sử dụng các loại trái cây tươi làm nước ép sinh tố không nên thêm đường, chỉ uống lượng vừa phải để hạn chế đường huyết tăng.
Nước ngọt
Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường, nước ngọt, nước có gas liên tục khiến đường huyết tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thay vì uống nước ngọt, nước có gas hãy chọn nước lọc, có thể bổ sung thêm vào nước lọc vài lát chanh hoặc thảo mộc để tăng hương vị.
Gạo trắng
Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn một số loại gạo khác. Gạo trắng có ít chất xơ, polyphenol, vitamin và khoáng chất khác nên khi tiêu thụ gạo trắng nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao sau khi tiêu thụ.
Theo nghiên cứu được thưc hiện trên 132.000 người từ 21 quốc gia, kết quả cho thấy tiêu thụ gạo trắng làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người tiêu thụ gạo trắng ít hơn, tiêu thụ những loại gạo khác. Do vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, hạt lúa mì, gạo lứt, gạo, quinoa.
Cá tẩm bột chiên
Các loại cá biển, cá nước ngọt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi chế biến cá có thể gây hại cho sức khỏe. Việc tẩm bột cá, chiên với dầu ăn giúp tạo cảm giác ngon miệng nhưng việc thường xuyên ăn đồ chiên rán đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn thường xuyên cá tẩm bột, chiên có thể làm tăng lượng đường cũng như lượng cholesterol trong máu.
Khi chiên cá ở nhiệt độ cao, chiên ngập dầu, có thể làm sản sinh các amin dị vòng, sản phẩm glycat hóa bền vững (AGE), đây đều là các chất gây ra tình trạng kháng insulin.
Gia vị và nước sốt salad
Một số loại gia vị và nước sốt salad như sốt mayonnaise, sốt cà chua, nước sốt thịt nướng và nước sốt salad không có giấm thường là nguồn bổ sung đường, natri và chất béo bão hòa. Nếu chúng ta tiêu thụ nhiều, thường xuyên gia vị, nước sốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, không tốt cho sức khỏe.
Ngoài việc hạn chế tiêu thụ nhiều các thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chúng ta cần: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng trong thực đơn hàng ngày góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Duy trì hoạt động thể lực bình thường hàng ngày bằng các bài tập thể thao, đi bộ, bơi lội, thiền, yoga, đạp xe, chạy bộ,… Duy trì cân nặng hợp lý, uống đủ nước, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, kiểm soát tốt stress, căng thẳng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?
Những tác hại ít biết của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường: những thực phẩm tăng và giảm lượng đường trong máu
Novolog, insulin aspart, thuốc tiêm điều trị bệnh tiểu đường
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
- Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường type 2
- 5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
- Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
- Bệnh tiểu đường ở mèo: dấu hiệu điển hình, chi phí, nguyên nhân, điều trị
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- 13 cách giúp người mắc bệnh tiểu đường typ 2 thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt
- Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn đối với người mắc bệnh tiểu đường
- Phải làm sao kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng?
- Phát hiện mới: Người quan hệ xã hội rộng ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.