Ung thư cổ tử cung vì dùng giấy vệ sinh bẩn, kém chất lượng
Những thói quen dùng giấy vệ sinh cần bỏ ngay
Dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn:
Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người. Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli… Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu:
Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ bởi giấy vệ sinh dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng, kể cả đi vệ sinh. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường. Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.
Dùng giấy vệ sinh bẩn:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.
Tích trữ giấy vệ sinh trong túi để dùng dần:
Một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy. Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại – là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.
Tác hại khủng khiếp vì dùng giấy vệ sinh sai cách
Ung thư cổ tử cung:
Giấy vệ sinh tiếp xúc trực tiếp vào cơ quan sinh dục nên tạo điều kiện cho hóa chất ngấm vào “vùng kín” của người phụ nữ, từ đó có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Dùng giấy vệ sinh có màu sắc, mùi thơm sẽ càng làm cho lượng vi khuẩn trong “vùng kín” tăng lên, gây ra những triệu chứng phổ biến như ngứa ngáy, khó chịu, dịch âm đạo ra nhiều. Tình trạng này kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng nấm:
Có một sự thật là ngay cả giấy vệ sinh trắng cũng có thể không an toàn đối với sức khỏe. Rất nhiều nhà sản xuất giấy vệ sinh đã dùng clo để tẩy trắng giấy và hóa chất này giải phóng độc tố nguy hiểm (như dioxin và furan), có thể gây ra một loại các vấn đề về sức khỏe nếu ngấm vào cơ thể. Các thành phần nguy hiểm khác có thể có trong giấy vệ sinh được tẩy trắng là formaldehyde – hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy. Nó có thể gây kích ứng và là một tác nhân gây ung thư cho người sử dụng.
Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt:
Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, người sử dụng vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa:
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn. Khi dùng giấy vệ sinh để lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa đối và sức đề kháng yếu.
Nguy cơ mắc bệnh đường miệng:
Ngoài ra, giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều. Khi sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Những hạt bụi này sẽ thuận lợi đi vào phổi theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, chúng càng nguy hiểm hơn khi sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng để làm giấy ăn sẽ vô cùng nguy hiểm.
Suckhoecuocsong.vn (Theo Vietq)
Nguồn: TTOnline
Các tin liên quan
- Tránh những sai lầm khi sử dụng túi nilon phòng ngừa bệnh ung thư
- Những loại rau quả mùa hè phòng chống bệnh ung thư
- Đi nhuộm tóc, người phụ nữ bất ngờ phát hiện mình mắc phải bệnh ung thư chết người
- Cảnh giác với căn bệnh ung thư đầu, mặt, cổ gia tăng
- Kỷ nguyên y học mới: Nga tuyên bố tìm ra thuốc chữa mọi bệnh ung thư
- Mách bạn những căn bệnh ung thư liên quan đến béo phì
- Những con số giật mình về 7 bệnh ung thư do rượu bia mang đến
- Miễn dịch trị liệu & điều trị đích: Cứu cánh cho bệnh ung thư vòm họng
- Phát triển thành công hệ thống phát hiện sớm căn bệnh ung thư da
- Cảnh báo những căn bệnh ung thư thường gặp ở trẻ nhỏ
- Hoa hậu Thế giới Nicaragua 2014 qua đời vì căn bệnh ung thư não
- Những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày
- Thần dược 'khắc tinh' của bệnh ung thư
- Anh: Em bé 1 tuổi thoát khỏi bệnh ung thư máu nhờ chỉnh sửa gien
- Những tuyệt chiêu giúp phòng bệnh ung thư hiệu quả
- Những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư máu
- Cảm động cô gái bán cái ôm để cứu bạn trai bị bệnh ung thư
- Hầu hết các bệnh ung thư là do 'kém may mắn'?
- Phát minh mới điều trị tận gốc bệnh ung thư da
- Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên tại Việt Nam chữa bệnh ung thư vú
Các tin khác
-
Bổ sung những thực phẩm vàng giúp tử cung khỏe mạnh
Những thực phẩm vàng này không chỉ giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Khi bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày còn giúp tử cung khỏe mạnh theo thời gian. -
Tại sao phụ nữ lại cần ngủ nhiều hơn
Tại sao phụ nữ lại cần ngủ nhiều hơn nam giới, giấc ngủ tốt cho phụ nữ -
Phòng tránh nguy cơ suy buồng trứng sớm hãy ăn các món ăn bình dân này
Những món ăn bình dân dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà khi phụ nữ ăn thường xuyên những món ăn này còn giúp tránh nguy cơ suy buồng trứng sớm -
Vắc xin COVID-19 và phụ nữ mang thai, tiêm hay không tiêm?
Đạo đức và sự an toàn của vắc xin COVID cho phụ nữ mang thai, bài báo xuất hiện trên Trung tâm Tài nguyên Coronavirus của Đại học Johns Hopkins . -
Bệnh đa xơ cứng ở phụ nữ chậm khởi phát khi có thai
Nghiên cứu mới cho thấy việc mang thai có thể đẩy lùi sự khởi phát của bệnh đa xơ cứng ở phụ nữ lên đến 3 năm. -
Chăm sóc con bị thủy đậu Mẹ cũng lây bệnh
Lập xuân là thời điểm bệnh thủy đậu nở rộ. Đặc biệt đầu năm 2017, nhiều bệnh viện phía bắc đã tiếp nhận một số bệnh nhân lớn tuổi bị thủy đậu. Nguyên nhân gây bệnh do chăm sóc con bị thủy đậu gây ra. -
Ai có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung
Một số phụ nữ có nguy cơ cao ung thư tử cung khi có những tiền sử sau: -
Kỹ năng tuyệt vời cứu sống con gái 5 tuổi mà bà mẹ nào cũng cần biết
Tình mẫu tử khiến cho bất kỳ người mẹ nào cũng trở thành những chiến binh, bác sĩ che chở, hỗ trợ con mình vượt qua hạn nạn. -
Nguy cơ tử vong cao đối với những phụ nữ bị ung thư buồng trứng
Nếu nam giới thường mắc các bệnh ung thư phổi, tiền liệt tuyến thì đối với phái nữ, ung thư vú, ung thư buồng trứng, cổ tử cung là căn bệnh điển hình của chị em. -
Mang thai có nên ăn nhiều nội tạng động vật
Với hương vị thu hút và có khả năng chế biến đa dạng, các loại thực phẩm như tim, gan, thận, óc… đã trở thành món ăn khoái khẩu với nhiều người. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng trong nội tạng động vật không hề nhỏ.