Miễn dịch trị liệu & điều trị đích: Cứu cánh cho bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra phương pháp điều trị mới cực kỳ hữu ích đó là miễn dịch trị liệu và điều trị đích. Qua đó mở ra bước ngoặt trong việc điều trị một số căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng xuất hiện khá phổ biến ở châu Á nhưng lại rất hiếm xảy ra ở Mỹ và châu Âu. Theo thống kê, tại khu vực phía Nam Trung Quốc, cứ 100.000 người lại có trung bình 26,9 trường hợp mắc ung thư vòm họng; trong khi tỷ lệ mắc trên 100.000 dân ở Mỹ chỉ là 1 trường hợp và ở châu Âu, con số ấy chỉ rơi vào mức 0,1 – 2,2 trường hợp.
3 giai đoạn đánh giá kết quả nghiên cứu
Công trình nghiên cứu quốc tế tập hợp nhiều nhà khoa học uy tín tại Nhật Bản, Đài Loan, Ý… đã gặt hái được nhiều thành tựu sau hai giai đoạn đầu tiên, đem đến hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn 1 của nghiên cứu, nhóm đã tìm ra hướng tiếp cận điều trị ung thư mới phát huy hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với xạ trị và hóa trị, đó là miễn dịch trị liệu. Loại thuốc được khuyến khích sử dụng trong liệu pháp miễn dịch là Pembrolizumab (tên thương hiệu: Keytruda) khi mà những phương pháp truyền thống đã không còn tác dụng.
Qua đó, các cuộc thử nghiệm lâm sàng triển khai trong giai đoạn 1 đã hoàn thiện đánh giá về mức độ an toàn, khả năng dung nạp cũng như hiệu quả sơ bộ của Pembrolizumab trong quá trình điều trị ung thư vòm họng cho 27 trường hợp di căn. Thời gian trung bình phản ứng với thuốc của họ là 10,8 tháng. Trong đó, 2/3 số bệnh nhân cảm thấy bớt đau đớn hơn, trên 1/5 số người đáp ứng tốt với thuốc, số còn lại duy trì được tình trạng ổn định, nghĩa là không tiến cũng không lùi.
Sang giai đoạn 2, nhóm phát hiện thêm Gilotrif (Afatinib) – một loại thuốc điều trị đích đảm nhận tốt vai trò điều trị thay thế đối với các trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu cổ di căn hoặc tái phát nếu phương pháp trị liệu phối hợp bạch kim thất bại.
Đặc biệt, một số thử nghiệm diễn ra trong giai đoạn này đã chứng minh tỷ lệ bệnh nhân đạt được hiệu quả lâm sàng khi điều trị bằng Afatinib nhiều hơn gấp 4 lần các bệnh nhân khác, thắp lên hy vọng kéo dài sự sống cho các trường hợp ung thư nặng.
Tiến sĩ Lisa Licitra, Trưởng Khoa Ung thư Đầu và Cổ, Viện Istituto Nazionale Tumori (Ý), thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ “Giai đoạn 3 của nghiên cứu vẫn thử nghiệm trên các bệnh nhân ung thư vòm họng bởi mỗi phương pháp điều trị đều có thách thức riêng của nó. Biết đâu những gì chúng tôi nhìn thấy mới là bề mặt của một “tảng băng chìm” và bản thân các loại thuốc trên chỉ phát huy tác dụng ở một chừng mực nào đấy, trong một khoảng thời gian nào đấy mà thôi.”.
Được biết, kết quả nghiên cứu đầu tiên trong giai đoạn 3 được công bố đầu năm 2016 đã chỉ ra tác dụng trì hoãn sự phát triển khối u, giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối của thuốc Afatinib nhiều hơn 20% so với phương pháp hóa trị truyền thống. Tuy nhiên, do tỷ lệ mắc các loại ung thư vùng đầu cổ của từng châu lục không giống nhau, nguyên nhân mắc bệnh cũng không đồng nhất nên kết quả nghiên cứu trên chưa hẳn đã áp dụng trên diện rộng. Bởi vậy, vẫn cần những nghiên cứu tiếp sau để thấy rõ tính hiệu quả và thực tiễn của 2 phương pháp này.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.