Chó bị chân vòng kiềng: nguyên nhân, cách phòng tránh
Chó bị chân vòng kiềng: nguyên nhân, cách phòng tránh
Khi chó bị chân vòng kiềng khá nhiều người nuôi nhầm lẫn với chứng hạ bàn chân sau ở chó. Nhưng chó bị chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn chân sau ở chó là hoàn toàn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa khi chó bị chân vòng kiềng.
Chân vòng kiềng hay còn gọi với tên gọi khác là cong xương. Chứng bệnh này không không phải là bệnh yếu xương, còi xương suy dinh dưỡng ở chó, cũng không phải do thiếu canxi bởi do nhiều yếu tố khiến chó bị gặp tình trạng này.
Nguyên nhân khiến chó bị chân vòng kiềng?
+ Chó ít vận động không được cho đi tập thể dùng hàng ngày, không được phơi nắng vào buổi sáng sớm thường xuyên.
+ Chó thường xuyên phải tiếp xúc với các bề mặt trơn trượt như sàn gỗ, gạch men, nền bị ướt…Khi đó chó phải dần phải thích nghi để tránh bị trơn trượt, móng chân chú chó sẽ không thể bấu vào bề mặt trong lúc di chuyển từ đó bị chân vòng kiềng.
+ Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, không đượ cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của chó, bổ sung quá nhiều canxi, vitamin D cho chó.
+ Chó bị tăng cân quá nhanh, khung xương thay đổi, nhưng không được vận động đi tập thể dục thường xuyên khiến chân buộc phải chịu lực.
Cách phân biệt chó bị chân vòng kiềng với chứng hạ bàn chân ở chó
Chó bị chân vòng kiềng hay chó bị chứng hạ bàn chân đều có những đặc điểm nhận biết khác nhau. Dưới đây là cách nhận biết bệnh chân vòng kiềng ở chó với chứng hạ bàn chân để người nuôi có thể dễ dàng phân biệt từ đó có phương pháp chăm sóc, phòng ngừa phù hợp.
Dấu hiệu chó bị chân vòng kiềng
+ Chân chó bị đau do phần cơ thể nặng nền phía trên đè xuống, làm chúng thường có biểu hiện run chân mỗi khi đi lại và đứng lại khiến chúng đau đớn.
+ Chó cảm thấy khó khăn khi đi lại
+ Chó khá béo, hệ xương khớp của chó chưa chịu được trọng lượng của cơ thể đè nén khiến chó ít vận động, đôi chân lúc này vận động, đi lại hay chạy nhảy sẽ bị đau.
+ Nếu mọi người thường cho chó ăn nhiều hơn, bổ sung nhiều dinh dưỡng trong thực đơn mà thấy tình hình không hề cải thiện ngược lại tình hình càng nghiêm trọng hơn
+ Trường hợp nặng, chân của chó bị hư hoàn toàn, không đứng hay đi lại được.
Dấu hiệu khi chó bị hạ bàn chân
+ Chó cảm thấy khó khăn khi đứng dậy
+ Chó bị yếu hoặc khó đứng bằng chân sau như những con chó khác
+ Chó bị cứng khớp, cứng chân
+ Xuất hiện tình trạng đau, mỏi chân ở chó
+ Không tự chủ
+ Chó bị co giật
+ Mỗi khi hoạt động đứng lên, ngồi xuống hay đi lại vận động chó miễn cưỡng
+ Cơ thể của chó thiếu sự cân bằng
+ Chó đứng không vững, hai chân sau run, chỉ đứng được một lúc
+ Hai chân sau của chó có thể bị sưng
+ Suy nhược cơ
+ Chó thường xuyên liếm hai chân sau của mình, các khớ
+ Chó bỏ ăn, chán ăn
+ Khi đi lại hai chân sau của chó rất gần nhau không cách xa nhau như những con chó khác
+ Chó đi lại lảo đảo, dễ ngã
+ Có thể bị tê liệt
+ Sốt, hôn mê
Điều trị chó bị chân vòng kiềng
Khi phát hiện chó bị chân vòng kiềng hãy đem chó đến khám tại các phòng khám thú y gần nhất để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của chó. Nếu chó được chẩn đoán bị chân vòng kiềng các bác sĩ thú y sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng thể trạng của chó. Tại đây bác sĩ sẽ cho chó giảm cân, điều chỉnh lại lượng thức ăn, dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của chó. Nhằm giảm áp lực của cơ thể đè xuống chân tạo thời gian cho xương chân hồi phục bằng cách kìm hãm sự phát triển của một số bộ phận trên cơ thể.
Bên cạnh đó, trường hợp chó bị nặng bác sĩ có thể tiến hành nẹp chân, định hình xương cho chó. Tuyệt đối không nên ở nhà tự nẹp chân cho chó, nếu như nẹp chân lỏng lẻo sẽ không có tác dụng tốt, còn nếu như nẹp quá chặt thì máu sẽ khó lưu thông.
Cách phòng ngừa chó bị chân vòng kiềng
Đối với những chú chó con sau khi mới mua về người nuôi hãy tiến hành kiểm tra xem chó con có điều gì bất thường về đi lại hay dấu hiệu gì lạ không, kiểm tra đầu gối trước có thẳng không bằng cách nắm bóp chân của chó.
+ Hạn chế cho chó chơi đùa, đi lại nhiều trên các bề mặt trơn trợt, sàn nhà đá hoa bị ướt. Nên cho chó chơi đùa tại nơi có độ ma sát như sân cỏ, thảm.
+ Không nên cho chó ăn quá nhiều, ăn nhiều chất dinh dưỡng, nên có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày
+ Không nên cho ăn các thức ăn cố định nhiều, lượng thức ăn cần phải phong phú, đa dạng
+ Nên cho chó đi vận động, tập thể dục thường xuyên
+ Nên cho chó đi tắm nắng, thời gian tắm nắng tốt nhất trong ngày chính là vào khoảng 6h-9h sáng, chiều từ 16h-18h.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
+ Chó bị bại liệt chân phải điều trị như thế nào?
+ Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị
+ Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?
+ Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc
+ Tại sao chó tự cắn chân của mình, cách xử lý như thế nào?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
- Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
- Thoát vị đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
- Bệnh viêm đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?
- Những bệnh về chân chó thường mắc phải
- Chó bị hở hàm ếch: nguyên nhân, cách phòng ngừa
- Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh
- Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị
- Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
- Vì sao không nên cho chó mèo uống kháng sinh của người?
Các tin khác
-
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không? -
Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
Lắp đặt tổ giả trong nhà nuôi chim yến còn khá xa lạ với nhiều người nhưng đối với những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nuôi yến đã áp dụng từ lâu. Vậy lắp đặt tổ giả trong nhà nuôi yến có tác dụng gì?