Tiêm phòng vacxin cho chó con qua từng giai đoạn phát triển
Tiêm phòng vacxin cho chó con qua từng giai đoạn phát triển
Tiêm phòng vacxin cho chó con là một trong điều quan trọng các chủ nuôi cần phải thực hiện. Tiêm phòng không chỉ giúp chó con phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho chó con như: bệnh dại, bệnh pravo, bệnh care, nhiễm trùng đường hô hấp,… mà còn giúp chúng khỏe mạnh hơn sau này.
Khá nhiều người nuôi quan niệm rằng không cần phải tiêm phòng vacxin cho chó con cũng được bởi điều đó là không cần thiết. Nhưng để đảm bảo an toàn cho người xung quanh cũng như sức khỏe của chó chính phủ đã ra quy định xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm nghị định 119/2013 NĐ-CP, vào năm 2017 ban hành thêm nghị định bổ sung 41/2017/NĐ-CP sửa đổi về việc tiêm vacxin cho chó, nếu chủ nuôi không tiến hành tiêm phòng vacxin cho chó có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Chó hay các vật nuôi khác trong nhà cũng có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí có thể khiến chúng bị tử vong. Nếu không được tiêm phòng vacxin chúng rất dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh của chúng có thể lây truyền sang cho người.
Khi tiêm phòng vacxin cho chó, hệ thống miễn dịch của chó sẽ được kích thích tạo ta các kháng thể để chuẩn bị chống lại sự xâm nhiễm của các mầm bệnh nguy hiểm sau này hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch đối với các vi khuẩn, virus nguy hiểm.
Những vị trí tiêm phòng vacxin
Khi tiêm vacxin cho chó người nuôi có thể tiêm cho chó ở dưới da. Vị trí nầy tiêm dễ dàng nhất, có thể thực hiện tại nhà. Khi tiêm dưới da, người nuôi chỉ cần kéo kéo lớp da bên hông hoặc vị trí sống lưng và đâm kim vào và chỉ cần lỗ hở của kim xuyên qua lớp da là được. Khi tiêm nên tiêm từ từ vacxin vào da. Sau khi tiêm, vỗ vỗ nhẹ xung quanh khu vực tiêm để thuốc được tan ra dễ dàng hơn.
Có thể tiêm vacxin ở khu vực bắp chân của chó. Tuy nhiên đối với vị trí này khá khó, cần thực hiện chuẩn xác, nên cần một người giữ cơ thể chó tránh trường hợp chó giãy giụa khi tiêm gây nguy hiểm cho chó vầ người tiêm.
Một vị trí khác có thể tiêm phòng chính là ven, đường tiêm này cũng khó không kém khi tiêm ở bắp cho chó vì cần xác định được tĩnh mạch rồi mới tiến hành lấy ven. Vậy nên tốt nhất hãy mang chó đi trung tâm thú y uy tín để được tiêm vacxin cho chó đúng cách nhé, đảm bảo an toàn
Những loại vacxin cần thiết nên tiêm cho chó con
Thông thường chó chỉ cần tiêm các loại vacxin chính bao gồm: vacxin care, vacxin phòng bệnh pravo, vacxin phòng bệnh viêm gan và vacxin phòng bệnh dại. Nhưng tùy thuộc vào thói quen, môi trường sống xung quanh của chó người nuôi có thể tiêm phòng cho chó con thêm một số loại vacxin khác như:
+ Vacxin phòng bệnh ho cũi
+ Vacxin phòng bệnh sốt ve
+ Vacxi phòng bệnh cúm
Để thuận tiện cho việc tiêm phòng cho chó con, ngày nay có các loại tiêm phòng vacxin như:
+ Vacxin 2in1 (Vacxin 2 bệnh): 2 bệnh nguy hiểm nhất là Carre virus và Parvo virus
+ Vacxin 5in1 Pfrize (Vacxin 5 bệnh): 5 bệnh nguy hiểm nhất là bệnh Carre virut (Canine Distemper virus), bệnh Parvo virut (Canine Parvovirus), bệnh Viêm gan (Canine Adenovirus type 1), bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Canine Parainfluenza virus), bệnh trên hô hấp (Canine Adenovirus type 2),.
+ Vacxin 7in1 Recombitek của Merial (Vacxin 7 bệnh): 7 bệnh nguy hiểm bao gồm: bệnh Viêm gan (Canine Adenovirus type 1), bệnh Carre virus (Canine Distemper virus), bệnh Parvo virus (Canine Parvovirus), bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Canine Parainfluenza virus), bệnh trên hô hấp (Canine Adenovirus type 2), bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng canicola (Leptospira canicola), bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng icterohaemorrhagiae (Leptospira icterohaemorrhagiae).
Mặc dù những loại vacxin trên đều là không bắt buộc, nhưng vẫn rất cần thiết nếu người nuôi muốn chú chó của mình được bảo vệ tốt hơn, khỏe mạnh hơn, hạn chế sức khỏe bị gặp nguy hiểm.
Tại sao nên tiêm phòng vacxin cho chó con đúng ngày
Để vacxin phát huy được hết hiệu quả khi tiêm phòng vacxin cho chó con nên tiêm phòng cho đúng ngày, đúng liều lượng. Bởi nếu tiêm không đúng ngày, sai ngày tiêm chó con có thể gặp các vấn đề nguy hiểm như: thuốc không còn hiệu quả như ban đầu, các loại virus, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập và gây hại cho sức khỏe của chó con,…
+ Tiêm phòng mũi 1 trước 16 tuần tuổi
+ Khi chó con được 35 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 2 bệnh), 45 ngày tuổi (áp dụng cho mũi 5 bệnh) và 2 tháng tuổi trở lên (áp dụng cho mũi 7 bệnh).
+ Tiêm mũi 2 cách mũi đầu tiên 21 ngày.
+ Tiêm mũi 3 cách mũi thứ 2 là 21 ngày.
+ Hoàn thành tiêm phòng 3 mũi trước tuổi trưởng thành là 1 năm tuổi để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng tốt nhất.
Những việc cần chuẩn bị trước khi chó con được tiêm phòng vacxin
Nên cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chó con ăn từ 1 -2 ngày trước khi chuẩn bị tiêm phòng vacxin. Điều này có tác dụng tăng hệ thống miễn dịch của chú chó, giúp việc tiêm phòng hiệu quả hơn. Sau đó, người nuôi nên tắm cho chó sạch sẽ. Bởi sau khi tiêm những vị trí tiêm phòng có thể bị hiện tượng sưng, đau nhức, chảy máu do đó một bộ lông sạch sẽ, gọn gàng giúp ngăn ngừa kích ứng tại chỗ tiêm
Nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất trước khi tiêm phòng vacxin chó con cần được kiểm tra sức khỏe tổng quát và kiểm tra lại sổ theo dõi sức khỏe của chó để nắm được những loại vacxin mà chó cần tiêm tiếp theo.
Lịch tiêm phòng cho chó con theo từng giai đoạn phát triển
Khi tuân thủ lịch tiêm phòng vacxin sẽ giúp cho con hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng khả năng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, ngăn ngừa sự xâm nhập của các sinh vật, virus, vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình phát triển của chó con cần tuân thủ lịch tiêm phòng như sau:
Mũi tiêm 1:
+ Thời gian nên tiêm phòng cho chó con chính là từ 6-8 tuần tuổi, tiêm sau khi chó con dứt sữa mẹ.
+Mũi 5 bệnh: Pravo virus, Care virus, ho cũi chó, viêm gan truyền nhiễm, phổi cúm.
Mũi tiêm 2:
+ Thời gian nên tiêm phòng cho chó con chính là từ 10-12 tuần tuổi
+ Mũi 7 bệnh: Pravo virus, Care virus, ho cũi chó, viêm gan truyền nhiễm, phổi cúm, bệnh Lepto, Corona.
Lưu ý:
Lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1.
Mũi tiêm 3:
+ Thời gian nên tiêm phòng cho chó con chính là từ 14-16 tuần
+ Mũi 7 bệnh bao gồm: Pravo virus, Care virus, ho cũi chó, viêm gan truyền nhiễm, phổi cúm, bệnh Lepto, Corona.
Lưu ý:
Lịch tiêm phòng cho chó không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2.
Tiêm phòng bệnh dại cho chó
+ Thời gian 13 tháng.
+ Tiêm phòng dại không liên quan tới các mũi tiêm phòng trước đó.
+ Nhắc lại mũi tiêm phòng dại mỗi năm.
Lưu ý:
Người nuôi cần tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh bao gồm Pravo virus, Care virus, ho cũi chó, viêm gan truyền nhiễm, phổi cúm, bệnh Lepto, Corona trong vòng 1 năm. Tốt nhất nên tiêm theo mốc thời gian để dễ nhớ lịch tiêm phòng.
Tiêm mũi 7 bệnh rất cần thiết vì vi khuẩn xoắn Lepto và Corona đều rất nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Nhắc lại tiêm cả mũi 7 bệnh và mũi phòng dại khi trong khoảng thời gian 2 năm để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm này.
Lịch tiêm phòng vacxin chó con mua từ nơi khác về:
+ Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vacxin.
+ Nếu như chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.
+ Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.
+ Với chó truởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.
+ Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.
+ Khi chó được khoảng 7-8 tháng tuổi thì tiêm phòng bệnh dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chó.
Lịch tiêm phòng cho chó con sinh tại nhà:
+ Nên tiến hành tiêm vacxin cho chó con sau khi sinh 30 ngày.
+ Sau khi chó con được 7-8 tuần tiêm vacxin 6 mũi kết hợp lần thứ nhất.
+ Sau khi chó con được 11-12 tuần tiêm nhắc lại lần thứ 2.
+ Tiêm mũi phòng 5 bệnh khi chúng được 25, 45 và 70 ngày tuổi.
+ Khi chó con được 3 tháng trở lên, cho chúng tiêm vacxin phòng bệnh dại, mỗi năm 1 lần để phòng ngừa.
Những điều lưu ý quan trọng cần nhớ khi tiêm phòng vacxin cho chó con
+ Nên đưa chó tới phòng khám để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý kịp thời nếu chó có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ sau khi tiêm vacxin
+ Không tiến hành tiêm phòng khi chó đang gặp vấn đề về sức khỏe, ốm yếu, mệt mỏi hoặc chúng bị nhiễm bệnh, nội ký sinh trùng, suy giảm hệ miễn dịch, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Chỉ nên tiến hành tiêm phòng vacxin khi chó con khỏe mạnh
+ Sau khi tiêm phòng, tuyệt đối kiêng tắm cho chó con trong 1 tuần.
+ Tăng cường dinh dưỡng bổ sung cho chó con, trong thức ăn nên kiêng mỡ, sữa, đồ tanh trong 1 tuần.
+ Tiến hành tẩy giun sau khi tiêm phòng vacxin 1 tuần.
+ Trong quá trình vận chuyển vacxin cần bảo quản vacxin đúng quy định, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào vacxin, va đập mạnh nên để vacxin trong dụng cụ chuyên dụng chứa vacxin.
+ Trước khi tiêm phòng cho chó cần kiểm tra thân nhiệt và tình trạng sức khỏe của chó trong 3 ngày rồi mới tiến hành tiêm
+ Nếu tự tiêm cho chó tại nhà thì cần mua vacxin tại các cơ sở thú y uy tín, được cấp phép đầy đủ
+ Nếu có bất kỳ vấn đề nào khác lạ hay chó có dấu hiệu nôn mửa sau tiêm cần mang chó đi bệnh viện thú y để được kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh Pravo ở chó nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị
+ Dấu hiệu nhận biết nhất của chó dại, phòng bệnh dại
+ Bệnh Lepto ở chó: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.