Bệnh Lepto ở chó: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

6/10/2021 11:24:00 AM
Bệnh Lepto ở chó hay còn được gọi với tên gọi khác là Leptospirosis hay bệnh trùng xoắn móc câu, bệnh xoắn khuẩn. Bệnh Lepto xảy ra ở chó do một loại vi khuẩn hình xoắn lò xo gây ra dịch rất nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của chó.  

 

Bệnh Lepto ở chó là gì, nguyên nhân gây bệnh Lepto, cách điều trị hiệu quả

Bệnh Lepto là một trong những bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng của chó nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh Lepto ở chó là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây bệnh Lepto ở chó? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả.

Bệnh Lepto ở chó là gì?

Bệnh Lepto ở chó hay còn được gọi với tên gọi khác là Leptospirosis hay bệnh trùng xoắn móc câu, bệnh xoắn khuẩn. Bệnh Lepto xảy ra ở chó do một loại vi khuẩn hình xoắn lò xo gây ra dịch rất nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của chó. Bệnh Lepto không lây lan mạnh làm chó mèo chết nhiều như bệnh Care, bệnh Pravo ở chó. Nhưng nếu bệnh xâm nhập vào mạch máu sẽ dẫn đến hiện tượng sốt, đau khớp, mệt mỏi, gây ra các bệnh viêm gan, suy thận, vàng da, rối loạn toàn thân và tử vong.

Bệnh Lepto thường xảy ra phổ biến vào mùa thu, nhất là các môi trường cận nhiệt đới, nhiệt đới, khu vực ẩm ướt, các khu cực sình lầy, vũng nước tù đọng và có động vật hoang dã thường xuyên sống và sinh hoạt gần đó.

Một số giống chó có nguy cơ cao mắc bệnh Lepto bao gồm: giống chó săn, chó thể thao, chó sinh sống ở gần các khu vực nhiều cây cối, trang trại, sống thời gian dài trong chuồng, cũi.

Ngoài ra, bệnh Lepto ở chó có khả năng lây truyền sang cho con người, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh từ vật nuôi cao nhất. Do đó, công tác phòng ngừa bệnh Lepto cực kỳ quan trọng.

Bệnh Lepto ở chó tấn công sức khỏe của chó như thế nào?

Khi tiếp xúc với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc với đất hoặc bùn bị nhiễm khuẩn Leptospira interrogans. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và lan khắp toàn bộ cơ thể của chó bao gồm: gan, thận, hệ thần kinh trung ương, mắt,… Sau khi chó bị nhiễm trùng chó sẽ bị sốt, nhiễm trùng máu nhưng các triệu chứng này sẽ sớm biến mất khi các kháng thể được sản xuất ra.

Mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn Leptospira interrogans gây ra cho các cơ quan trong cơ thể chó phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch, sức khỏe và khả năng  kháng bệnh của chó. Bên cạnh đó, ngay cả khi cơ thể của chó chó đang chống lại bệnh xoắn khuẩn Leptospira vẫn có thể tồn tại trong thận, sinh sản ở đó và lây lan qua nước tiểu của chó.

Chó có thể bị tử vong nếu tình trạng nhiễm trùng gan, thận diễn biến nặng và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận của chó.

Bệnh Lepto ở chó: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh Lepto ở chó

+ Do vi khuẩn Leptospira interrogans gây nên

+ Chó mắc bệnh Lepto khi tiếp xúc với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc với đất hoặc bùn bị nhiễm khuẩn hoặc các vết loét xuất hiện trên da của chó có thể gia tăng khả năng mắc bệnh.

+ Chó bị nhiễm bệnh Lepto do tiếp xúc các bề mặt bị nhiễm khuẩn

+ Hay chó bị nhiễm bệnh do uống phải nước có chứa vi khuẩn Leptospira interrogans

Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm bệnh Lepto

Do chó tiếp xúc với vi khuẩn Leptospira interrogans hay tiếp xúc với nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh,… Do thời gian ủ bệnh từ 10-20 ngày do đó rất khó nhận biết triệu chứng ban đầu của bệnh Lepto ở chó vì không có các triệu chứng đặc trưng. Do đó, có thể chó sẽ có những triệu chứng bệnh điển hình như sau:

+ Chó bị nóng trong người

+ Đau cơ bắp và miễn cưỡng khi di chuyển, muốn nằm một chỗ

+ Bốn chân và cơ của chó cứng lại, dáng đi có phần cứng nhắc

+ Chó hay bị rùng mình

+ Yếu ớt, Buồn chán

+ Chó chán ăn, biếng ăn

+ Chó uống nước nhiều hơn, đitiểu nhiều hơn, nhanh mất nước

+ Chó bị nôn mửa hoặc trong dịch nôn có thể xuất hiện máu

+ Chó bị tiêu chảy, trong phân có thể có máu

+ Dịch âm đạo có máu

+ Quan sát nướu có đốm đỏ sẫm

+ Da của chó vầng, xung huyết kết mạc

+ Chó có thể xuất hiện những cơn ho

+ Chó khó thở, thở nhanh, mạch đâp không đều

+ Sổ mũi

+ Sưng màng nhầy, sưng nhẹ các hạch bạch huyết

+ Hơi thở của chó bị hôi

Chẩn đoán bệnh Lepto ở chó

Khi phát hiện những triệu chứng ở trên hãy đem chó đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt. Hãy cung cấp thông tin cần thiết cho các bác sĩ thú y như: bệnh sử của chó, triệu chứng, các hoạt động gần đây và các sự kiện đã xảy ra,…Dựa vào các thông tin chủ nuôi cung cấp các bác sĩ sẽ xác định được giai đoạn nhiễm trùng của chó cũng như cơ quan nào của chó bị ảnh hưởng nặng nhất.

Để chẩn đoán tình trạng bệnh của chó, các bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm gồm: công thức máu, hồ sơ hóa học, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nước tiểu kháng thể huỳnh quang, bảng điện giải

Hướng dẫn cách điều trị bệnh Lepto ở chó hiệu quả

Điều trị bệnh Lepto các bác sĩ thú y sẽ tiến hành truyền dịch để cơ thể không bị mất nước. Nếu chó đang bị nôn, có thể sử dụng thuốc chống nên, dùng ống thông dạ dày để cho chó ăn nếu chó không ăn được hoặc ăn vào là nôn. Thậm chí, nếu chó bị xuất huyết nặng chó có thể được chỉ định truyền máu.

Bên cạnh thực hiện các bước điều trị bệnh, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ dựa vào giai đoạn nhiễm trùng của chó.

Nếu chó mới bị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh penicillin sẽ được chỉ định. Nhưng loại thuốc này sẽ không còn hiệu quả khi chó tới giai đoạn mang mầm bệnh. Một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline, fluoroquinolones hoặc các loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định dùng để điều trị. Thuốc kháng sinh sẽ được kê ít nhất bốn tuần trong mỗi đợt để trị bệnh Lepto ở chó.

Bên cạnh đó, bệnh Lepto có khả năng lây sang cho người, trong quá trình điều trị bệnh Lepto hãy để chó tránh xa trẻ em và những vật nuôi khác, đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với chó hay khi xử lý chất lỏng và chất thải của chó.

Những khu vực chó đã đi tiểu, nôn mửa hoặc để lại bất kỳ chất dịch cơ thể nào hãy làm sạch và khử trùng hoặc dung dịch tẩy rửa có chứa I ốt. Trong quá trình dọn dẹp nên đeo găng tay và khẩu trang khi dọn dẹp. Khi dọn dẹp xong, hãy vứt găng tay đúng cách để không lây lan vi khuẩn.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn có thể cho cả gia đình đi xét nghiệm để xem có ai bị mắc bệnh hay không

Phòng ngừa bệnh Lepto ở chó

+ Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh Lepto ở chó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi cho chó tiêm

+ Hạn chế cho chó tiếp xúc các nguồn nước, nước tiểu của động vật hoang dã, 

+ Tránh chó chó uống nước tại các vũng nước, đầm lầy, nên mang theo nước sạch bên mình mỗi khi cho chó đi dạo bên ngoài

+ Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, đề kháng cho chó

+ Cho chó đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh Carê ở chó

Bệnh Pravo ở chó nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị

+ Những bệnh nguy hiểm có thể khiến chó bị tử vong nhanh

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác