Dấu hiệu nhận biết nhất của chó dại, phòng bệnh dại

5/13/2016 9:29:00 PM
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chó dại là miệng sùi bọt

 

Triệu chứng nhận biết ở các thể:

Chó dại ở thể điên:

Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn điên dữ dội: mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người kể cả chủ nó và các con vật khác để cắn xé. Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt tất cả vật gì mà nó gặp trên đường đi. Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường. Vài ngày sau đó chó bỏ nhà đi hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, kiệt sức, bại liệt vơí những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé. Bệnh tiến triển trong vòng 2- 5 ngày chó suy kiệt rồi chết.

Dấu hiệu nhận biết nhất của chó dại, phòng bệnh dại

Chó dại ở thể bại liệt:

Đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường: ngơ ngác, bồn chồn, gầy mòn, mắt lõm sâu đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn. Sau đó chó lặng lẽ chui vào một xó tối nằm im, do đó gọi là thể dại im lặng hoặc thể dại câm, khác hẳn với thể điên cuồng. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Con vật bị bại liệt bộ phận sau khiến dáng đi xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, Sau khi phát bệnh từ 3 - 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

Chó mắc bệnh dại ở thể này: còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Bệnh biểu hiện bằng bại liệt không nhất định ở chỗ nào. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ  2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết.

Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 - 30% số chó bị bệnh dại.

Dấu hiệu nhận biết nhất của chó dại, phòng bệnh dại

Chó dại ở thể ruột.

Triệu chứng chính của thể ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết.

Bạn nên nhốt nó lại để nó không thể gây thương tích cho ai và đưa đến trạm thú y để được các bác sĩ thú y chỉ định.

Phòng bệnh dại:

Bệnh dại rất nguy hiểm vì hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Ở nước ta việc phòng chống bệnh dại đã đưa thành chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại. Trong đó qui định tất cả chó, mèo nuôi đều phải được tiêm phòng dại và lập lại định kỳ hằng năm.

Điều trị bệnh dại:

Nhằm tránh sự lây truyền bệnh dại, khi bị chó mèo cắn cần thực hiện các biện pháp sau:

Rửa sạch vết thương bằng xà bông, sau đó sát trùng lại bằng cồn. Không dùng các phương pháp phòng bệnh dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam...

Đến ngay trạm Vệ sinh phòng dịch gần nhất tiêm vaccin phòng chống bệnh dại. Trường hợp vết cắn gần vùng đầu hoặc vết thương quá sâu phải tiêm phòng bằng kháng huyết thanh dại trước khi tiêm phòng bằng vaccine. Trường hợp cần thiết có thể tiêm thêm vaccine phòng uốn ván theo chỉ định của cơ quan y tế.

Chó, mèo cắn người phải được đem đến cơ quan thú y để chẩn đoán theo dõi xem có bị dại hay không. Tuyệt đối không được giết chết chó, mèo cắn người- khi chưa xác định là có mắc bệnh dại hay không.

Suckhoecuocsong.vn

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Dấu hiệu nhận biết mèo mắc bệnh dại, cách điều trị

Các tin liên quan

Các tin khác