Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê
Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê
Dê là một trong những loài gia súc được nuôi nhiều ở nước ta, dê được nuôi để lấy sữa, lấy thịt hoặc nuôi sinh sản. Dê sinh sống ở khắp mọi nơi từ những vùng nóng như châu Phi đến những vùng lạnh như châu Âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi, đây là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ Bovidae.
Đặc điểm sinh trưởng của dê
Cũng giống như các loài gia súc khác như trâu, bò, lợn,…sự sinh trưởng, phát triển của dê tuân theo quy luật giai đoạn. Được chia thành các giai đoạn khác nhau bao gồm: giai đoạn bào thai, giai đoạn sơ sinh, giai đoạn dê non và giai đoạn trưởng thành. Mỗi một giai đoạn trưởng thành của dê yêu cầu chăm sóc, dinh dưỡng khác nhau.
Sự sinh trưởng và phát triển từng giai đoạn của dê phụ thuộc vào giống dê, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng, quản lý và môi trường sinh sống của dê. Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất, tiếp đến là giai đoạn từ 3 đến 12 tháng. Từ sau 12 tháng tuổi, cường độ sinh trưởng của dê sẽ giảm dần cho đến giai đoạn trưởng thành. Những con dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái.
Trọng lượng của dê thay đôi theo từng giống và tuổi của dê, điển hình như:
+ Trọng lượng dê sơ sinh sẽ từ khoảng 1,6 – 3,5 kg
+ Trọng lượng dê từ 3 tháng tuổi sẽ đạt khoảng 6 – 1 2 kg
+ Trọng lượng dê 6 tháng tuổi sẽ đạt khoảng 15 – 2 1 kg
+ Trọng lượng dê 12 tháng tuổi đạt khoảng 22 – 30 kg
+ Trọng lượng dê 18 tháng tuổi đạt khoảng 30 – 40 kg
Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê sẽ đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất 90 – 120 g/con/ngày
Giai đoạn 3 – 6 và 6 – 12 tháng 70 – 110 g/con/ngày, giai đoạn 18 – 24 tháng cường độ sinh trưởng của dê giảm xuống 20 – 30 g/con/ngày.
Giai đoạn 24 – 30 và 30 – 36 tháng tuổi lúc này khả năng sinh trưởng thấp hẳn, rồi sau đó giảm dần và đến tuổi trưởng thành khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa.
Đặc điểm tiêu hóa thức ăn của dê
Dê là loài gia súc nhai lại, có dạ dày 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
Những con dê trưởng thành, dạ dày cỏ phát triển mạnh chiếm tới 80% dung tích của toàn bộ dạ dày của dê
Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê rất lớn, phong phú về chủng loại và có sự khác biệt so với trâu, bò do dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Dê có thể ăn được nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác như trâu, bò không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keo tai tượng, cỏ bướm, lá liễu, một số loại cây mọc trong rừng, núi đá...
Dạ cỏ của dê được ví như một thùng lên men lớn, tiêu hóa ở dạ cỏ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của gia súc nhai lại. Bạn có biết có tới 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ nhờ quá trình lên men của vi sinh vật. Các vi sinh vật trong dạ cỏ sinh sôi và phát triển mạnh nhờ có các điều kiện thuận lợi: môi trường hiếm khí (nồng độ ô-xy nhỏ hơn 1%); nhiệt độ 38-410C; độ ẩm 80-90%; nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại ở dạ cỏ lâu, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho vi sinh vật
Môi trường dạ cỏ trung tính (pH = 6,5-7,4) và tương đối ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển.Việc giữ môi trường trung tính và ổn định là nhờ tác dụng trung hoà axit của nước bọt. Các muối phốt phát và bi-cácbonat trong nước bọt cũng có tác dụng như là các chất đệm.Cũng như đối với các loài gia súc nhai lại như trâu, bò nuôi dưỡng, chăm sóc dê thực chất là cung cấp và tạo các điều kiện thuận lợi nhất để cho hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển.
Tập tính ăn uống, chạy nhảy, bầy đàn
Để dê sinh trưởng, phát triển tốt người nuôi cần hiểu rõ về tập tính ăn uống, chạy nhảy cũng như bầy đàn vì điều này sẽ giúp cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê hợp lý, phù hợp để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi.
Như đã thông tin ở trên, dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ, dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộng với các mùi vị của cây lá, một số loại lá cây trauam bò không ăn được nhưng như vẫn có thể ăn được, chúng rất phàm ăn, thường tìm thức ăn mới.
Bên cạnh đó, dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu, bò. Dê có khả năng chịu khát rất giỏi nên nhiều vùng có khí hậu khô hạn thường hay nuôi dê thay vì nuôi trâu, bò.
Nhờ cấu tạo môi dê mỏng, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu, bò..., dê còn có khả năng đứng bằng hai chân, bứt các loại lá cây, hoa trên cao, thậm chí trèo hẳn lên cây để chọn, bứt các phần ngon trên cây cao.
Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m bởi những loại thức ăn để sát mặt đất hoặc mọc dưới đất dê thường khó ăn và phải quỳ hai chân trước xuống để ăn. Khi để tự do chăm thả tự nhiên, dê có khả năng tự tìm chọn loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn bùn đất dê thường bỏ lại không ăn.
Dê là loài vật có tính khí ưa chạy nhảy và hiếu động, rất nhanh nhẹn và di chuyển rất nhanh trong khi kiếm ăn, mỗi ngày chúng có thể chạy nhảy, di chuyển khoảng 15km. Ngoài ra, dê có khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động.
Dê có tập tính bầy đàn cao, dê có khả năng chịu đựng, dấu bệnh khi bị nhiễm bệnh nào đó.Ngay cả khi dê bị ốm bị bệnh chúng vẫn sẽ cố đi theo bầy đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới thôi. Do vậy trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng dê người nuôi cần chú ý quan sát, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để kịp thời chăm sóc cũng như có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi gặp nguy hiểm dê có vẻ hung hăng và liều mạng nhưng đôi khi tỏ ra rất nhát và hoảng sợ trước một vật lạ. Trước một thú dữ dê rất sợ, xô đẩy nhau ầm ĩ, trèo và rút đầu bừa vào khe chuồng.
Tập tính nhai lại của dê
Ban ngày dê thành nhiều thời gian để kiếm ăn, vào ban đêm chúng nhai lại thức ăn, thời gian nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghĩ ngơi xen kẻ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm
Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại từ 6 đến 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn 15 đến 16 đợ, mỗi lần nhai lại từ 20 đến 60 giây.
Những loại thức ăn cứng như rơm khô thì thời gian nhai lại gấp hai lần cỏ tươi. Trời nóng, thời tiết oi nóng thì sự nhai lại chậm hơn trời mát, thức ăn cỏ ẩm và mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Môi trường cũng ảnh hưởng đến sự nhai lại của dê như: yên tĩnh thì sự nhai lại tốt nếu ồn ào thì sự nhai lại kém và bị ức chế.
Các yếu tố stress như hưng phấn quá dê bị say nắng hoặc ăn thức ăn ẩm mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Trong quá trình nhai lại nước bọt được tiết ra từ 6-10 lít trong một ngày đêm. Khi ăn tuyến nước bọt của dê chỉ tiết ra một lít trong khi sự nhai lại tiết ra gấp 3 lần.
Hiện tượng nhai lại có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa nhờ đó mà thức ăn được thấm nước bọt nghiền nát tạo nên pH dạ cỏ 5,5 đến 6,5 tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động.
Đặc điểm sinh sản của dê
Khác với trâu bò, dê là loài gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều, dê động dục lần đầu lúc 6 - 8 tháng tuổi, phối giống lần đầu lúc 8 - 10 tháng và đẻ lứa đầu lúc 14 tháng.
Chu kỳ động dục của dê kéo dài 19 - 21 ngày. Thời gian động dục kéo dài 36 - 40 giờ nhưng đôi khi kéo dài trên 02 ngày tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, môi trường nuôi dưỡng dê cũng như chế độ dinh dưỡng. Khi dê cái động dục, âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác. Nếu dê đang tiết sữa thì năng suất sữa giảm đột ngột.Thời gian mang thai của dê kéo dài150 ngày (5 tháng). Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê thay đổi theo giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng
+ Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống
+ Kỹ thuật làm ao nuôi ba ba phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
+ Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi cá sấu phát triển khỏe mạnh
+ Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu sinh sản
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Chăn nuôi dê cần nhớ những điều quan trọng này
- Những điều cần lưu ý khi nuôi dê vào mùa đông
- Nuôi dê trong mùa nắng nóng cần quan tâm điều gì?
- Bật mí kinh nghiệm vỗ béo dê lấy thịt đạt sản lượng thịt cao
- Phòng và điều trị các bệnh dê thường mắc phải
- Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh
- Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản, kỹ thuật phối giống cho dê
- Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
- Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt
- Món ăn ngon từ dê, cách chọn thịt dê ngon, mẹo khử mùi hôi thịt dê
- Vì sao dê lại leo trèo trên vách đá mà không bị ngã?
- Dê bị thu hút bởi những ai thân thiện với chúng
- Dê nướng sa tế hương vị mới lạ cho bữa cơm tối
- 1,2 tấn nầm dê, nầm heo hôi thối được nhập lậu vừa bị phát hiện
- Thụy Sỹ: Người đàn ông có sở thích sống cùng dê núi
- Dê thiến
- Tiền lạ in hình dê gây sốt Tết Ất Mùi
- Con dê đực
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.