Những điều cần lưu ý khi nuôi dê vào mùa đông
Những điều cần lưu ý khi nuôi dê vào mùa đông
Khi nuôi và chăm sóc dê vào mùa đông dê có thể nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm lạnh do nhiệt độ lạnh giá. Vào mùa đông nuôi dê theo mô hình nuôi nhốt chuồng được nhiều người chọn lựa hơn là hình thức chăn thả ngoài tự nhiên.
Những điều cần nắm rõ khi chăm sóc dê vào mùa đông
Để đàn dê khỏe mạnh, phát triển tốt phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp trước khi mùa đông bắt đầu người nuôi cần chuẩn bị tốt chuồng nuôi, thức ăn, nước uống cũng như có chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất, hợp lý để cho dê có sức khỏe tốt chống trọi với thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt.
+ Sử dụng bạt che phủ quanh quanh chuồng nuôi dê để tránh gió lạnh lùa vào chuồng nuôi dê, chỉ nên chừa lại lối đi có ánh sáng, không khí vào trong chuồng nuôi dê
+Những ngày lạnh giá, nhất là các khu vực miền núi cao nhiệt độ xuống thấp chỉ 2-8 độ C cần đốt củi để có hơi ấm chuồng trại, giúp dê khỏi bị lạnh
+ Những ngày lạnh giá không chăn thả dê ngoài tự nhiên hãy cung cấp thức ăn, nước uống cho dê trong những ngày này.
+ Nếu muốn thả dê ra ngoài vận động trong mùa đông, chỉ nên cho dê ra khỏi chuồng trong khoảng thời gian 10h sáng đến 3h chiều. Thời điểm này, mặt trời đã lên nền nhiệt bớt lạnh giá, sương giá cũng đã tan hết
+ Trước khi mùa đông đến cần dự trữ thức ăn kịp thời, dự trữ nguồn thức ăn thô xanh, thức ăn thô khô, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp lẫn các loại trái cây rau củ.
+ Hãy chuẩn bị thêm đá liếm bổ sung muối khoáng cho dê trong mùa đông
Chuẩn bị nguồn thức ăn nuôi dê vào mùa đông
Vào mùa đông, cỏ xanh thường mọc chậm lại không sinh trưởng phát triển tốt như các mùa xuân, mùa hè, do vậy người nuôi cần chuẩn bị tốt nguồn thức ăn thô xanh cho dê ăn trong thời điểm này. Người nuôi có thể trồng một số loại cỏ phát triển tốt vào mùa đông hoặc sử dụng một số các loại lá cây để làm thức ăn cho dê như: cây chuối, lá chuối, cây so đũa, cây keo đậu, cây bông gòn, lá cây sấu,….
Cũng cần chuẩn bị thêm các loại cây dự trữ trong mùa đông để làm thức ăn cho dê như: cây chuối tiêu, cây chuối tây, bèo, thân cây ngô non,…sử dụng máy thái để thái nhỏ thân cây chuối trộn lẫn với các thức ăn như cám ngô, cám gạo, cám đậu tương,…Do thân cây chuối chủ yếu là nước và chất xơ không có nhiều dinh dưỡng nên cần phối trộn với thức ăn cám gạo, cám ngô, cám đậu tương để dê có đủ năng lượng phát triển, sức khỏe tốt trong mùa đông, hạn chế bị nhiễm bệnh. Một số loại trái cây củ quả như cà rốt, bí đỏ, sắn, khoai lang, củ cải, bầu bí…cũng là một trong những loại thức ăn mà dê yêu thích, đem lại nhiều dinh dưỡng mà có sẵn trong mùa đông.
Bên cạnh đó, thức ăn bổ sung dinh dưỡng như bột cá, bột xương, bột sò, bột cacbonat canxi (bổ sung chất khoáng), đạm urê (bổ sung hàm lượng đạm)…được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng còn thiếu cho dê.
Thức ăn thô khô của dê chủ yếu là các các loại cỏ tươi xanh đem phơi khô hay rơm rạ lúa khô sau khi thu hoạch được phơi khô. Thức ăn thô khô cũng là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng cho dê khi thời tiết thay đổi bất thường, thời tiết mùa đông cỏ tươi khan hiếm,…Bên cạnh đó, một số thức ăn được phơi khô như lá kẹp dâu, cỏ khô… còn góp phần giảm thiểu ký sinh trùng lây nhiễm, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho dê.
Nước uống cho dê vào mùa đông
Vào mùa đông dê cần được cung cấp đầy đủ muối khoáng để có thể có đủ sức khỏe chống trọi với thời tiết lạnh giá, người nuôi hãy chuẩn bị viên đá liếm tổng hợp cho dê, những viên đá liếm này có thể đặt xung quanh chuồng nuôi, khu vực ăn uống của dê. Trong thành phần của đá liếm có muối rất là nhiều, muối khoáng rất có lợi cho dê chống lại cái lạnh hiệu quả.
Người nuôi có thể bổ sung thêm muối pha loãng ở trong nước uống của dê, bởi chất mặn có thể giúp dê chống lại cái rét hiệu quả.
Chuồng nuôi dê vào mùa đông
Mùa đông ở các tỉnh miền Bắc nhất là khu vực miền núi biện pháp chống rét cho dê không có gì quá phức tạp. Để chống rét cho dê vào ban ngày người nuôi chỉ cần hạn chế chăn thả, che chắn kỹ chuồng nuôi, vào ban đêm hãy đốt củi, che chắn chuồng nuôi. Như vậy hơi ấm từ củi có thể lan tỏa khắp chuồng nuôi, giúp đẩy nhanh hơi lạnh đi. Nền chuồng nên rải thêm cỏ khô, trấu,....đã được khử khuẩn dưới nền chuồng
Đối với các tỉnh miền Nam, miền Trung nhiệt độ ôn hòa không lạnh giá như miền Bắc nên việc bảo vệ dê trong mùa đông dễ dàng hơn. Người nuôi chỉ cần đảm bảo chuồng nuôi được che chắn cẩn thận, hệ thống thoát nước tốt nếu có mưa nhiều.
Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ ngoài trời xuống cực kỳ thấp người nuôi đã sử dụng tất cả các biện pháp chống rét cho dê nhưng dê vẫn bị rét, lạnh người nuôi có thể bổ sung thêm một số loại cám công nghiệp cho dê ăn, loại cám công nghiệp khi dê ăn sẽ có tác dụng giúp dê chống chọi qua mùa đông.
Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp người nuôi chăm sóc và nuôi dưỡng dê trong mùa đông được khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Nuôi dê trong mùa nắng nóng cần quan tâm điều gì?
+ Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh
+ Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt
+ Món ăn ngon từ dê, cách chọn thịt dê ngon, mẹo khử mùi hôi thịt dê
+ Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Chăn nuôi dê cần nhớ những điều quan trọng này
- Nuôi dê trong mùa nắng nóng cần quan tâm điều gì?
- Bật mí kinh nghiệm vỗ béo dê lấy thịt đạt sản lượng thịt cao
- Phòng và điều trị các bệnh dê thường mắc phải
- Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh
- Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản, kỹ thuật phối giống cho dê
- Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
- Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt
- Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê
- Món ăn ngon từ dê, cách chọn thịt dê ngon, mẹo khử mùi hôi thịt dê
- Vì sao dê lại leo trèo trên vách đá mà không bị ngã?
- Dê bị thu hút bởi những ai thân thiện với chúng
- Dê nướng sa tế hương vị mới lạ cho bữa cơm tối
- 1,2 tấn nầm dê, nầm heo hôi thối được nhập lậu vừa bị phát hiện
- Thụy Sỹ: Người đàn ông có sở thích sống cùng dê núi
- Dê thiến
- Tiền lạ in hình dê gây sốt Tết Ất Mùi
- Con dê đực
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.