Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh

9/1/2021 4:56:00 PM
Để dê con sau này phát triển tốt, khỏe mạnh, ít bị nhiễm bệnh thì ngay từ những ngày đầu mới sinh dê còn cần được chăm sóc cẩn thận, chu đáo. Bài viết dưới đây hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc dê con khỏe mạnh.

 

Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh

Sau khi dê bố mẹ phối giống thành công, chu kỳ mang thai của dê mẹ trung bình từ 150 ngày là sinh, tùy vào từng giống, thườn từ 147 – 157 ngày. Sau phi phối giống, theo dõi đến chu kỳ động dục tiếp theo (21 ngày) nếu không thấy dê cái có biểu hiện động dục thì có thể chúng đã mang thai. Sau khi phối giống thành công, dê cái sẽ tăng cân, lông mềm mượt hơn, trọng lượng dê cái có thể tăng khoảng 5kg trong suốt giai đoạn mang thai. Với dê cái cho năng suất sữa cao, nên giảm lượng thức ăn tinh để tránh dê cái bị sốt sữa.

Trong quá trình mang thai của dê mẹ ngươi nuôi nên bổ sung thức ăn giàu sinh dưỡng, hợp vệ sinh, thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi tránh để hạn chế mầm bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm độc huyết từ thai và bại liệt sau khi sinh.

Hàng ngày nên cho dê cái vận động và tắm nắng 1 – 2 tiếng/ngày, hạn chế để những yếu tố khiến dê cái giật mình, sợ hãi, ảnh hưởng tới quá trình mang thai của dê cái. Tuyệt đối không nhốt chung dê cái đang mang thai với dê đực, giai đoạn từ 7 – 10 ngày cuối sắp đẻ.

Nếu dê cái chửa lần đầu, hàng ngày nên xoa bóp nhẹ nhàng bầu vú để kích thích bầu vú tiết sữa và tập cho chúng quen với việc vắt sữa sau này. Khoảng 50 ngày trước khi dê cái đẻ nên cạn sữa cho dê để kích thích bào thai phát triển, tránh việc sữa bị giảm vào lần đẻ tiếp theo.

Khi dê cái sắp đến ngày đẻ, nên bố trí người trực dê đẻ, bên cạnh đó nếu dê để đúng mùa lạnh cần có củi hoặc đốt rơm để sởi ấm cho dê, lót ổ nằm bằng rơm đã khử trùng. Nếu dê đẻ vào những nằng nóng nực nên để chuồng nuôi thoáng đãng, trang bị thêm quạt mát cho dê cái, nền chuồng đẻ nên lót ổ nằm bằng rơm đã khử trùng để dê không bị nhiễm virus, vi trùng, vi khuẩn từ môi trường xung quanh

Khi dê mẹ sắp đẻ chúng có biểu hiện như đi vệ sinh liên tục, khó chịu, kêu nhỏ, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bầu vú căng tròn,bụng xa dần, chân trước cào cào xuống nền, tỏ ra sợ hãi, sụt mông do mềm hóa các dây chằng xương chậu, âm hộ thấy có dịch chảy thành dòng, nếu thấy xuất hiện bọc nước ối là dê chuẩn bị đẻ, lúc này dê mẹ bồn chồn, khó chịu, nằm xuống đứng lên liên tục.

Người trực đẻ bên ngoài cần phải quan sát kỹ, không làm ồn ào, gây tiếng động lớn làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của dê. Khi nước ối bị vỡ là dê đẻ, tính từ thời điểm vỡ ối thì sau 30 phút, dê con được sinh.

Trường hợp thai thuận: Sau khi đẻ, tử cung tiếp tục co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, thông thường mất khoảng 4 – 6 giờ, tối đa 12 giờ.

Trường hợp khó đẻ, ngôi thai ngược, mắc kẹt: Lúc này dê mẹ sẽ kêu la, người trực cần can thiệp hỗ trợ dê mẹ đẻ để tránh hậu quả đáng tiếc khiến chết dê con lẫn dê mẹ. Người trực dê đẻ tiến hành đeo găng tay, sát trùng đưa tay vào đường sinh dục của dê để kiểm tra vị trí ngôi thai sau đó chỉnh lại thành ngôi thuận cho dê mẹ. Nếu trong quá trình rặn đẻ dê mẹ mất sức, dùng tay kéo nhẹ ra ngoài theo nhịp dặn của dê mẹ.

Một số trường hợp dê mẹ đẻ khó do khung xương chậu nhỏ, dê con quá to, ngôi thai ngược, đầu dê con chúi xuống hoặc ngược sang một bên…cần người trực đẻ có kinh nghiệm để can thiệp, giúp đỡ dê mẹ. Một số trường hợp đẻ khó, dê mẹ sẽ chết.

Sau khi đẻ dê con thành công, dê mẹ sẽ tự liếm những chất nhờn, bụi bẩn, chất dịch bám trên cơ thể dê con, nhưng người nuôi cần dùng vải mềm, khăn sạch để lau miệng, mũi, tai, thân, 4 chân dê con. Vuốt sạch phần máu còn sót lại ở cuống rốn sau đó dùng chỉ buộc chặt lại, cách rốn 3 – 4cm.

Dùng dao hoặc kéo sắc đã được khử trùng bằng cồn Iod 5% hoặc oxy già để cắt rốn cho dê con. Bọc lớp móng non ở dưới bàn chân bằng vải mỏng để không làm tổn thương móng của dê con.

Tiến hành pha nước ấm với 0,5% muối loãng hoặc 5 – 10% đường cho dê mẹ uống lấy lại sức sau khi sinh. Rửa sạch âm hộ và bầu vú của dê mẹ bằng cồn Iod 5%, vệ sinh sạch sẽ nơi đẻ, loại bỏ nhau thai, chất bẩn xung quanh khu vực sinh của dê. Nếu thấy nầm vú của dê mẹ bị cương sưng thì chườm nước nóng và vắt bớt sữa.

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc dê con qua từng giai đoạn

Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh

Giai đoạn dê con sau khi đẻ đến 10 ngày tuổi:

Sau khi sinh, dê con còn rất yếu nên cần sự chăm sóc của dê mẹ, nên để dê con nằm chung chuồng với dê mẹ, nền chuồng nên lót bằng rơm hoặc cỏ sạch đã được khử khuẩn, hàng ngày dọn sạch nền chuồng, chất thải của dê để hạn chế tối đa bệnh tật lây sang cho dê con.

Trong 30 sau khi đẻ, dê con cần được bú sữa đầu vì lúc này sữa mẹ rất tốt, có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn, có sức đề kháng chống được tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hoá. Dê con có thể sẽ chết sau 4 giờ nếu không được bú sữa mẹ.

Nếu như thời điểm này dê con quá yếu, không tự bú được thì người nuôi tập cho nó bú hoặc vắt sữa vào bình rồi cho nó bú 3-4 lần/ngày. Hoặc nếu dê mẹ không chịu cho dê con bú thì bạn giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi đưa núm vú vào miệng dê con, tập cho nó bú. Chỉ khi nào nhận thấy dê con đã bú no bạn mới cho nó rời vú mẹ. Tập cho sê bú vài ngày như thế thì dê mẹ sẽ cho con bú trực tiếp. Khi cho dê con bú sữa mẹ nên tập cho dê con bú đều hai vú mẹ bởi nếu dê con bú không đều, vú còn lại của dê mẹ sẽ cương sữa làm dê mẹ đau, không chịu cho con bú nữa.

Từ 3 – 4 ngày đầu, cho dê con bú 3 – 4 lần. lượng sữa mẹ sẽ thỏa mãn 10 – 15% khối lượng cơ thể dê con. Nếu dê mẹ bị chết sau khi sinh cần cho dê con uống sữa theo công thức: 0,25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột

Từ ngày thứ 5 trở đi, bắt đầu tập cho dê con ăn cỏ non, lá non, bột đậu tương hoặc ngô rang. Cỏ non nên cắt nhỏ để dê con có thể dễ dàng ăn, thức ăn cũng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Giai đoạn dê con từ 11-45 ngày tuổi:

Giai đoạn này, dê mẹ bắt đầu được khai thác sữa. Sau khi vắt sữa, người nuôi cho dê con vào bú, chia làm 2 – 3 lần/ngày, cần đảm bảo đủ 450 – 600ml/con/ngày. Sau khi vắt sữa dê mẹ xong người nuôi cho dê con bú phần sữa còn lại trong bầu vú của dê mẹ.

Nếu thấy dê con bú chưa no thì bạn cho nó bú thêm khoảng 300-350 ml sữa (bằng bình, 2-3 lần/ngày).

Để xác định được lượng sữa dê con đã bú, người nuôi có thể cân trọng lượng của nó trước và sau khi cho bú.

Nếu dê mẹ tiết sữa dưới 1lít/ngày, bạn chỉ vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng và cần tách dê con khỏi mẹ từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ 30 phút sáng hôm sau. Trong thời gian còn lại trong ngày nên cho dê con theo dê mẹ, không cần cho bú thêm bằng bình. Do dê con vẫn còn nhỏ cần sự chăm sóc, bảo vệ của dê mẹ khỏi các con khác trong đàn, bảo vệ khỏi sự nguy hiểm từ môi trường xung quanh

Khi dê con được 11 ngày tuổi trở đi, người nuôi có thể cho nó ăn thêm các loại thức ăn dễ tiêu như các loại cỏ lá non sạch, chuối chín, bột bắp, bột đậu nành rang…Lượng thức ăn tăng dần từ 28 đến 45 ngày tuổi cho ăn khoảng 30-35 g thức ăn tinh; từ 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh.

Giai đoạn dê con từ 46-90 ngày tuổi:

Khi dê được 46-90 ngày tuổi, người nuôi chỉ cho dê con bú 2 lần/ngầy và giảm lượng sữa cho bú xuống (từ 600ml còn 400ml). Cho dê con ăn dặm thêm thức ăn dinh dưỡng (nên hâm nóng ở 38-40oC) để tránh dê bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Đối với bình sữa cần được khử tiệt trùng trước và sau khi cho bú, lau sạch nền chuồng khi dê con đã bú xong. Thả dê con đi lại tự do trong sân chơi hoặc chăn thả nơi gần chuồng để tập cho nó vận động, thư giãn, tăng sức đề kháng, làm quen với môi trường bên ngoài,…

Thời điểm này dê con dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy, viêm loét miệng, do đó bạn nên giữ ấm cho nó khi trời trở gió, những ngày nhiệt độ xuống thấp, ngày mưa gió to (lót ổ rơm sạch, che chắn chuồng và vệ sinh chuồng trại thường xuyên…).

 Nếu thấy dê con gầy yếu, suy dinh dưỡng, phát triển chậm hơn so với những con dê con khác cùng lứa, người nuôi cần cho ăn thêm những chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và premix khoáng,….

Giai đoạn dê con được 1 – 6 tháng tuổi:

Giai đoạn này dê con tăng trên 160g là tốt còn dưới 140g là kém, hàng ngày bổ sung nhiều cỏ non xanh cùng với nhiều loại trái cây cho dê ăn, cung cấp nước uống cho dê con đầy đủ, đối với những con còi cọc, cần bổ sung thêm vitamin, premix khoáng trong thực đơn hàng ngày.

Thời điểm này dê con có thể tách mẹ nuôi dưỡng riêng biệt, tùy từng nhu cầu nuôi dê để bán lấy thịt hoặc nuôi bán lấy giống, lấy sữa.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh

Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt

Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản, kỹ thuật phối giống cho dê

Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê

+ Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác