Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt

8/31/2021 5:16:00 PM
Nuôi dê mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người nuôi trong thời gian gần đây. Nhưng khi nuôi dê để đàn dê khỏe mạnh, phát triển tốt ít nhiễm bệnh tật cần phải biết cách chọn được dê giống đạt chuẩn.

 

Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt

Nuôi dê mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người nuôi trong thời gian gần đây. Nhưng khi nuôi dê để đàn dê khỏe mạnh, phát triển tốt ít nhiễm bệnh tật cần phải biết cách chọn được dê giống đạt chuẩn. Bài viết dướ đây sẽ cung cấp đến người nuôi một số giống dê phổ biến được nhiều người chọn nuôi, những điều lưu ý quan trọng khi chọn dê.

Nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trinh nuôi và chăm sóc dê, bước chọn giống là kỹ thuật quan trọng nhất mà bà con cần nắm rõ để đưa ra hướng chăn nuôi, cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cũng như phòng ngừa bệnh tật cho dê để đàn dê phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh.

Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt

Cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn

Dê cỏ (dê địa phương)

Dê cỏ hay còn được gọi với tên gọi khác là dê địa phương, dê nội, dê ta, đây là giống dê nhà nội địa có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là loài dê thịt phổ biến nhất ở Việt Nam. Mặc dù có trọng lượng cơ thể nhỏ khối lượng cơ thể sơ sinh chỉ khoảng 1,7-1,9 kg, khi trưởng thành chỉ đạt từ 30-35kg/con, ít thịt dê, nuôi không lợi hơn so với hai giống dê Bách Thảo, dê Boer nhưng nhiều vùng ở nước ta nuôi giống dê này vì chúng sinh sản nhanh, nuôi con giỏi, thịt của chúng lại ngon, ít bệnh tật vì thích nghi tốt với thổ nhưỡng, khí hậu tại nước ta.

Đặc điểm nhận dạng dê cỏ:

Dê cỏ có đầu tom đôi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng lên, sắc lông màu trắng hoặc đen, cặp sừng cũng ngắn, có con khoang trắng đen, cổ ngắn có bờm và có râu cằm. Dê không đồng nhất về màu lông

Dê địa phương có vóc dáng nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 40 - 44%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 28 - 30%.

Dê cỏ ăn nhiều loại cỏ, lá và cành non của nhiều loại cây đặc biệt là cây họ đậu, các loại củ quả và hạt ngũ cốc, các phụ phẩm nông nghiệp như: các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt, rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng.

Dê Boer (chuyên lấy thịt)

Dê Boer là giống dê được du nhập vào Việt Nam nuôi dưỡng từ năm 2002. Dê Boer sinh trưởng, phát triển mạnh ở Nam Phi, nguồn gốc tên gọi của chúng bắt nguồn từ Hà Lan, Boer có nghĩa là “người nông dân”.

Đây là giống dê được nuôi để chuyên lấy thịt, nên có trọng lượng cơ thể cao. Những con dê đực trưởng thành được chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất có thể đạt tới trọng lượng từ 100 - 160kg/ con, con cái trưởng thành có thể đạt từ 90 - 100kg/con.

Dê Boer được đánh giá là giống dê mắn đẻ có thể phối giống lần đầu vào 5 - 7 tháng tuổi, chu kỳ động đực sẽ kéo dài từ 18  - 21 ngày. Trung bình một con cái có thể đẻ được từ 2 - 3 con/ lứa

Đặc điểm nhận dạng giống dê Boer:

Dê Boer có lưng màu trắng hoặc màu hơi đậm, vàng nhạt. Phía cổ, lưng và hai bên hông, phần đuôi của dê có màu đen. Một số con dê có lông trắng chạy sọc trên mặt. Cơ bắp đầy đặn, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tốt.

Chúng là giống ăn tạp khá dễ nuôi thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt, rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng. Có khả năng kháng sinh cao, sinh sản nhanh, có đặc tính dễ dãi trong ăn uống, thuận lợi cho việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, dễ nhân đàn.

Dê Boer ít bị ốm sức đề kháng cao chăn thả tự kiếm cỏ ngoài đồng không cần thức ăn tinh bổ sung nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém, nhưng chúng cũng khá nhạy cảm, dễ bị bệnh nên khi nuôi và chăm sóc dê Boer cần phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, cách ly những con bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị, tránh lây lan bệnh cho cả đàn.

Dê Boer lai

Dê Boer thuần chủng có trọng lượng cơ thể cao, trong khi dê Bách Thảo lại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, tỷ lệ thịt xẻ nhiều. Chính vì điều đó, ngày nay 2 giống này được lai tạo nhằm mang lại năng suất cao trong chăn nuôi, đem lại kinh tế cao hơn cho người nuôi.

Dê Bách Thảo

Dê Bách Thảo là giống dê lai giữa dê cỏ địa phương và một số giống dê nhập. Do đó, chúng có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt đặc biệt là những vùng có khí hậu nắng nóng, nhiệt độ cao.

Khi được chăm sóc tốt, những con dê đực trưởng thành có thể đạt 75 - 80kg/ con, con cái trưởng thành đạt từ 40 - 45kg/ con. Giống dê này có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 40 - 45%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 30 - 35% nên được nhiều vùng trên nước ta nuôi dưỡng.

Đặc điểm nhận dạng giống dê Bách Thảo:

Dê Bách Thảo có lông màu đen chiếm khoảng 60% cơ thể còn lại là đen đốm trắng hoặc đốm đen chiếm khoảng 40%. Ngoài ra, màu đen đốm trắng, trắng nâu, vàng các màu khác ít thấy ở giống dê này.

Chúng có bộ lông mượt sáng, phần lớn có hai dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở bốn chân của dê. Điển hình của dê Bách Thảo chính là sống mũi thô, dầu dài, trán lồi, tai to cụp xuống có hoặc không có sừng, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, nhiều con có hai mấu thịt ở cổ hay còn gọi là hoa tai

Dê Bách Thảo có thể nhốt chuồng nuôi hoặc chăn thả ngoài tự nhiên để chúng tự kiếm lá cây, cỏ. Thức ăn chủ yếu của dê các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt, rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng,…

Những điều cần lưu ý khi chọn dê giống

Sau khi quyết định giống dê phù hợp để chăn nuôi, chăm sóc người nuôi cần phải chọn lựa được những con dê khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ít nhiễm bệnh tật. Để chọn được dê đúng chuẩn hãy chọn theo các tiêu chí sau đây:

+  Nên chọn dê có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ thì càng tốt.

+ Không chọn nuôi những con dê c cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.

+ Khi chọn những con dê cái hướng thịt phải chọn những con dê cái có thân hình chữ nhật

+ Khi chọn dê đực phải chọn những con dê đực có thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển, chọn dê đực trong lứa sinh đôi.

+ Khi chọn những con dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài từ 4 - 6cm

+ Nên lựa chọn những con có đầu rộng hơi dài, hàm khỏe, vẻ mặt linh hoạt

+ Không chọn những con ốm yếu, kém hoạt bát, gầy gò hoặc bị dị tật bẩm sinh

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Nuôi ba ba cảnh những điều cần nhớ

+ Cách nuôi và chăm sóc ngựa thịt, cách vỗ béo ngựa

Bí quyết chăm sóc thỏ sống lâu khỏe mạnh

 Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác