Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

9/21/2021 11:18:00 AM
Ngựa bạch mang lại nhiều giá trị kinh tế cao nên nhiều vùng trên cả nước nuôi ngựa bạch sinh sản, bán con ngựa bạch con cho các hộ nuôi ngựa bạch lấy cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc ngựa bạch sinh sản, cách chọn ngựa giống.

 

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Ngựa bạch mang lại nhiều giá trị kinh tế cao nên nhiều vùng trên cả nước nuôi ngựa bạch sinh sản, bán con ngựa bạch con cho các hộ nuôi ngựa bạch lấy cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc ngựa bạch sinh sản, cách chọn ngựa giống.

Tại nhiều vùng nuôi ngựa bạch sinh sản người nuôi thường thả tự do trong mùa sinh sản từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau hoặc thả tự do theo bầy đàn, đến tối được nhốt vào trong chuồng. Nhưng chính vì điều này khiến đàn ngựa sinh sản không được theo dõi, quản lý, chăm sóc cẩn thận dẫn đến chất lượng con non không tốt, phát triển chậm. Do đó, để đạt được chất lượng con giống cao, khỏe mạnh nhiều hộ gia đình đã xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn thả, theo dõi, quản lý cộng với chế độ chăm sóc riêng,…

Thông thường, thời gian động dục lần đầu của ngựa cái từ 20-22 tháng tuổi nhưng để ngựa bạch có khả năng sinh sản lâu dài, chất lượng ngựa con cao nên tiến hành phối giống cho ngựa cái ở giai đoạn 36 tháng tuổi.

Ngựa cái sẽ động dục tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 nhưng tập trung cao độ tỏng khoảng tháng 2, 4. Chu kỳ động dục của ngựa kéo dài từ 22-24 ngày, do đó, chủ nuôi cần theo dõi, xác định thời điểm phối giống thích hợp, nâng cao tỷ lệ thụ thai cho ngựa cái được phối giống. Sau khi phối giống, thời gian mang thai của ngựa cái có thể kéo dài từ 325 đến 335 ngày.

Ngựa cái sau sinh con từ 7-13 ngày có chu kỳ động dục lại, lúc này ngựa cái đang nuôi con, ngựa mẹ sẽ giữ con khi ngựa đực đến gần không có biểu hiện động dục rõ ràng nên người nuôi cần chú ý. Do đó, cần theo dõi những biểu hiện của ngựa cái, kết hợp dắt ngựa đực thí tình để xác định ngựa cái động dục. Trong chu kỳ này ngựa cần được phối giống ngay vì ngựa vẫn có khả năng sinh sản bình thường, nếu không được phối giống trong khoảng thời gian này, ngựa cái nuôi con tiết sữa nhiều gây cho ngựa mẹ gầy, lại bị thời tiết nắng nóng khiến ngựa không động dục lại

Đối với ngựa đực, tuổi phát dục từ giai đoạn 36 đến 40 tháng, nhưng theo kinh nghiệm của những người chuyên nuôi ngựa sinh sản, ngựa đực được đưa vào phối giống sau 48 tháng tuổi sẽ có con ngựa con khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh tật.

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Hướng dẫn cách lựa chọn ngựa bạch bố mẹ giống

Để chọn được những con ngựa bạch khỏe mạnh để phối giống, khi chọn ngựa bạch nên lưu ý các đặc điểm sau đây:

+ Chọn những con ngựa bạch bố mẹ có mắt to tròn, tinh anh với hai tai ve vẩy, linh hoạt

+ Khi nhìn cổ chân của ngựa bạch bố mẹ nếu cổ chân chúng thẳng, móng tròn và có màu lông đồng nhất thì nên chọn để làm giống

+ Quan sát xem bộ phận sinh dục của ngựa bố mẹ có bình thường không.

+ Nên chọn những con ngựa bố mẹ khỏe mạnh, thân hình cân đối, không bị dị tật bẩm sinh

+ Ngựa bố mẹ làm giống phải đảm bảo không bị bệnh hay mắc các bệnh ngoài da, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng ngoài da,…

Hướng dẫn kỹ thuật phối giống cho ngựa bạch

Trong quá trình chăm sóc, nuôi ngựa bạch sinh sản người nuôi cần xác định thời điểm chính xác để phối giống cho ngựa, đây là bước cực kỳ quan trọng. Quan sát dấu hiệu ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất), phối giống cho ngựa cái từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi bắt đầu động dục. Khi ngựa cái bắt đầu có dấu hiệu động dục thường có biểu hiện như sau:

+ Khi thả tự do tại sân chơi, bãi chăn ngựa cái sẽ ngơ ngác tìm ngựa đực, theo đến dần con ngựa đực

+ Ngựa cái có biểu hiện như cong đuôi, đái rắt, ngựa đực lại gần con cái quay mông lại gần ngựa đực

+ Khi ngựa cái đến khi chịu đực sẽ cho ngựa đực ngửi, cắn phần sau, hai chân sau nhún xuống, muốn cho ngựa đực giao phối.

+ Vào thời điểm gần rụng nang trứng đã tăng trưởng tích dịch căng tròn cứng, khi nang trứng đang xẹp có phần nang mềm hoặc lùng nhùng.

+ Khi kiểm tra cơ quan sinh dục của ngựa cái thấy cổ tử cung mềm, hai sừng tử cung mềm và chùng, buồng trứng phát triển.

Xác định thời điểm phối giống cho ngựa bạch:

Tiến hành theo dõi được ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất) sẽ cho ngựa cái phối giống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 từ khi chịu đực, hoặc phối giống ngày 4-7 từ khi chịu đực. Có thể tiến hành phối giống cho ngựa theo hai cách là phối tự nhiên hoặc phối nhân tạo.

Phối giống tự nhiên:

Cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái, khi thấy dương vật của đực đã đủ độ cương, đảm bảo sạch sẽ trước khi giao phối.

Phối giống nhân tạo:

Bác sĩ thú y thụ tinh nhân tạo cho ngựa bạch bằng ống và nguồn tinh giống sẵn có.

Sau khi phối giống cần phải ghi chép ngày phối, để kiểm tra thời gian đậu thai và dự kiến ngày ngựa bạch đẻ, lên khẩu phần ăn cho phù hợp trong thời gian ngựa mang thai.

Hướng dẫn chăm sóc ngựa bạch mang thai

Thiết kế chuồng nuôi ngựa bạch sinh sản:

Khi xây dựng chuồng nuôi ngựa bạch sinh sản, thiết kế cửa sổ cách nền chuồng 1,5-1,8m để đảm bảo ngựa bạch không thể nhảy ra ngoài, không khí từ bên ngoài có thể dễ dàng đi vào bên trong chuồng nuôi, mát mẻ vào mùa hè.

Nền chuồng nuôi ngựa phải nên lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa không nên để nền đất trần hoặc nền chuồng quá trơn trượt sẽ dễ dàng làm hỏng móng của ngựa bạch, dọn phân sạch sẽ hàng ngày. Nền chuồng xây phải có độ đốc, rãnh thoát nước thải để tiện cho việc vệ sinh chuồng nuôi ngựa. Bên trong chuồng nuôi trang bị thêm máng ăn, máng đựng nước uống riêng cho ngựa. Bên ngoài xây dựng khu vực chứa chất thải của ngựa, khu vực chứa chất thải có lắp đậy cẩn thận.

Vào mùa đông, những ngày giá lạnh, có mưa to lên quây bạt kín xung quanh chuồng ngựa tránh ngựa bị lạnh, mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nên trang bị thêm quạt cho ngựa mát. Phần mái của chuồng nuôi ngựa lên lợp thêm lớp rơm, cỏ hoặc lợp mái tôn chống nóng để tránh nóng vào mùa hè, xung quanh chuồng ngựa nên trồng cây xanh để mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông

Tùy từng điều kiện của từng người nuôi, khi thiết kế chuồng nuôi ngựa bạch phải đảm bảo ngựa được nuôi với mật độ vừa phải, có không gian rộng rãi cho ngựa sinh hoạt, nghỉ ngơi. Ngựa bạch cái mang thang nên nhốt mỗi ngựa một ô chuồng, diện tích 4,5-5m2 cho 1 ngựa là phù hợp cho chúng nghỉ ngơi.

Lựa chọn thức ăn cho ngựa bạch sinh sản:

Sử dụng thức ăn thô xanh cho ngựa bạch chủ yếu bao gồm: cỏ, sử dụng cỏ mọc trong tự nhiên tại các bờ mương, ruộng bỏ hoang, loại cỏ không phun thuốc trừ sâu, hóa chất, loại cỏ sạch hoặc loại cỏ trồng như cỏ voi, pangola, ghinê….Tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây ngô, cây đậu, thân cây chuối, ngọn mía, dây khoai lang, rau xanh, củ quả,…cho ngựa bạch sinh sản ăn.

Không chỉ cung cấp thức ăn thô xanh cho ngựa bạch tronng thời gianmang thai người nuôi cần chuẩn bị thức ăn tinh trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Thức ăn tinh người nuôi cung cấp cho ngựa bạch bao gồm: các loại cám từ thóc, cám ngô, đậu nành, cao lương… đã được xay nhỏ trộn với thức ăn thô xanh.

Bên cạnh đó, để ngựa bạch sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh người nuôi nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, vitamin, chất béo và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa. Các loại thức ăn người nuôi nên bổ sung bao gồm: một số loại khô bánh dầu, bã đậu, bã rượu, bột cá, bột thịt, bột xương,…hay các loại thức ăn được chế biến từ cua, ốc, cá nghiền nhuyễn

Để thuận tiện cho ngựa bạch ăn các loại thức ăn thô xanh người nuôi có thể sử dụng máy băm cỏ, việc băm cỏ giúp bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu một cách đồng đều, qua đó giúp ngựa dễ ăn và đủ chất dinh dưỡng hơn.

Hàng ngày, cho ngựa cái mang thai ăn từ 1-1,5 kg/ngày, lượng thức ăn thô cần bằng 12-15% khối lượng cơ thể, ngựa chăn thả 4 giờ trong ngày có thể thu nhặt được 35-40% nhu cầu thức ăn thô còn lại phải được bổ sung cho đủ và cho ăn làm nhiều bữa, ngựa chửa cần được ăn thêm bữa buổi tối để có thêm chất dinh dưỡng nuôi ngựa con trong bụng.

Trong thời gian mang thai, nên tắm rửa, chải lông cho ngựa. Chỉ nên tắm cho ngựa những ngày nắng ấm, vào những ngày lạnh giá chỉ cần chải lông loại bỏ bụi bẩn bám trên lông ngựa là được. Bên cạnh đó, thời gian này ngựa cái mang thai khiêng làm việc nặng thồ, kéo cần được nghỉ ngơi, hạn chế chăn thả ngoài đồng, tránh cho ngựa ăn thức ăn ủ chua, tránh để ngựa mang thai chạy nhảy, hoạt động mạnh, mang vác, kéo đồ nặng, bị giật mình,… khiến động thai, hư thai.

Dấu hiệu ngựa bạch sinh:

Gần đến ngày sinh ngựa bạch bắt đầu có dấu hiệu ăn uống ít đi, không yên tĩnh, thường ngó nhìn bụng của mình, đường sinh dục lúc nầy mở to, bầu vú phát triển nhanh hơn.

Trước khi kẻ 2 ngày quan sát sẽ thấy núm vú của ngựa bạch sẽ có đầy sữa đầu, núm vú to lên, núm vú vểnh ra 2 bên, vắt có sữa non trắng, sút hông, âm hộ sệ, thường xuyên cong đuôi, đái rắt. Khi thấy sữa đã chảy ra từng giọt thì trong ngày hoặc sang ngày sau ngựa sẽ đẻ.

Khi phát hiện ngựa có dấu hiệu sắp đẻ trong chuồng nuôi hãy rải rơm hoặc rác độn, chắn xung quanh để không cho ngựa con ra ngoài. Ngựa thường đẻ vào đêm lúc 8-10 giờ đêm và 3-4 giờ sáng. Tư thế ngựa đẻ nằm và nhổm mông lên; khi thai ra, ngựa mẹ đứng dậy liếm con. Trong khi trực đỡ đẻ cần chú ý nhau ra, sau đẻ 1-2 giờ, ngựa ít sát nhau hơn các gia súc khác.

Nếu trường hợp khi bọc ối lòi ra, ngựa mẹ đứng lên ngay tức thì hoặc nếu thai giãy yếu bọc ối không vỡ ra được thì cần phải giúp chúng xé rách bọc ối ngay, nếu để chậm ngựa con dễ bị ngạt.

Nếu thai suôn sẻ, ngựa đẻ bình thường thì thời gian đẻ chỉ kéo dài 20-30 phút. Ngựa con lúc sinh khỏe mạnh thông thường tự nó đạp rách và giải phóng khỏi màng thai một cách dễ dàng.

Người nuôi chỉ cần cắt rốn cách bụng 2cm, sát trùng bằng cồn iot để tránh nhiễm trùng cho ngựa. Sau đó dùng rơm hoặc cỏ khô mềm, khăn lau sạch để lau toàn thân cho ngựa con. Tiến hành móc hết nhớt ở mồm, mũi và tai cho ngựa con. Trong khoảng 30-60 phút sau khi sinh, ngựa con sẽ tự đứng dậy được và tìm vú mẹ.

Nếu ngựa con yếu, người nuôi cần hỗ trợ ngựa con bằng cách nâng nó đứng lên. Hỗ trợ chúng tìm đến vú mẹ và đỡ phần thân lên để nó bú được sữa đầu càng sớm càng tốt. Việc này giúp ngựa bạch con có kháng thể miễn dịch có lợi chống lại được nhiều bệnh tật.

Chăm sóc ngựa con sau sinh

Trong khoảng thời gian đầu sau sinh, cứ 1 đồng hồ ngựa con bú một lần, từ khoảng 30 ngày tuổi thức ăn chủ yếu của ngựa con là sữa mẹ. Ngựa con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên ngựa con phải có toang chắn trong ô chơi ít nhất 10 ngày

Tthời gian này, ngựa mẹ được chăm sóc tại chuồng và sân chơi, đặc biệt chu kỳ động dục sau đẻ của ngựa mẹ phải khống chế ngựa con khi phối giống cho ngựa mẹ.

Khi ngựa con được 35 ngày tuổi chúng đã bắt đầu thức ăn tinh và cỏ từ bãi chăn. Khi ngựa con được 40 ngày tuổi bổ sung thức ăn tinh từ lúc ngựa, lượng thức ăn cho ăn tăng dần từ 0,1 kg ngày đầu bổ sung đến 0,3 kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi.

Thức ăn thô cho ngựa con phải được cắt ngắn 5-7 cm, cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng ăn bằng 10% khối lượng cơ thể. Thức ăn tinh nên bổ sung cho ngựa con ăn vào buổi trưa.

Phòng ngừa bệnh ở ngựa sinh sản

Tiêm phòng bệnh tiên mao trùng cho ngựa mẹ 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9. Sử dụng thuốc Trypanydum liều tiêm 0,02 g/100 kg P, pha d2 0,2% có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tẩy ký sinh trùng tiêu hoá cho ngựa con ở 21 ngày tuổi bằng Levamysol 7% tiêm bắp với liều 1 ml/ 15 kg

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác