Chăn nuôi dê cần nhớ những điều quan trọng này
Chăn nuôi dê cần nhớ những điều quan trọng này
Chăn nuôi dê người nuôi không chỉ cần quan tâm đến cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, chuồng nuôi, phòng trừ các bệnh thường gặp ở dê mà người nuôi cần chuẩn bị một môi trường sống cho dê sao cho thoải mái, để từ đó dê phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Để dê phát triển khỏe mạnh khi nuôi dê người nuôi cần chú ý những điều quan trọng dưới đây.
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng dê, yếu tố môi trường, môi trường ngoại cảnh có mối quan hệ trao đổi chất, năng lượng nhiệt sản sinh, do đó là tăng lượng tiêu hao trong chăn nuôi. Khi người nuôi không cung cấp đủ các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho dê sẽ xuất hiện tình trạng giảm lượng mỡ, chất lượng sữa hay chất lượng thịt vì thế cũng có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, dù dê có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt nhưng nhiệt độ thích hợp nhất đối với dê là từ 3 – 23 độ C, dê núi từ 0 – 26 độ C. Nếu như nhiệt độ xuống thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ chuẩn thì tốc độ sinh trưởng của dê giảm, khả năng sinh sản giảm, lợi nhuận kinh thế giảm cũng vì thế mà bị giảm theo.
Ánh sáng
Ánh sáng là một trong những điều người nuôi cần lưu ý khi chăn nuôi dê. Bởi ánh sáng có thể ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh sản của dê núi. Chất lượng tinh dịch của dê đực trong thời gian nắng trong ngày ngắn nhất trong mùa thu là cao nhất. Hoạt động của dê cái cũng có quan hệ mật thiết với thời gian nắng trong ngày, số lượng tinh trùng, trúng cũng ra cao nhất căn cứ vào thời gian nắng trong ngày trong mùa thu.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng lớp lông trên cơ thể dê, nhất là lớp lông tơ của dê. Sự sinh trưởng, phát triển của lớp lông tơ bắt đầu vào thời gian nắng trong ngày thay đổi từ dài đến ngắn, giảm theo mức độ thời gian nắng trong ngày từ ngắn đến dài, lông dê mọc chậm và ngừng mọc
Độ ẩm
Độ ẩm trong không khí cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản sinh nhiệt độ trong cơ thể của dê nói. Nếu như trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, ảnh hưởng của độ ẩm trong không khí đến sự điều tiết nhiệt độ của cơ thể dê núi không lớn. Khi độ ẩm môi trường tăng dê núi chủ yếu sản sinh nhiệt độ nhờ bốc hơi.
Nếu độ ẩm không khí cao lượng nhiệt độ cơ thể dê sản sinh giảm, khi dê chỉ sản sinh nhiệt độ bị hãm hại làm cho nhiệt độ cơ thể của dê bị tăng cao, da tụ máu, hô hấp khó khăn, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm cao, do quá lạnh ẩm ướt nên dê núi dễ bị cảm cúm do phong thấp, viêm khớp và viêm cơ…
Khi nhiệt độ môi trường cao, không khí quá khô hanh khiến cơ thể dê mất nhiều nước sẽ gây ra khát nước, tác động của quá trình trao đổi chất yếu. Nhưng đối với dê núi thì cần tránh môi trường độ ẩm cao, vào mùa hè thu lượng nước giảm độ ẩm trong không khí tương đối lớn khi chăn thả dê dưới trời mưa ẩm ướt sẽ khiến dê dễ mắc các bệnh ký sinh trùng. Do đó, trong mùa hè nên tránh chăn thả dê ở những nơi ẩm ướt, chỗ trũng có đọng nước.
Đất đai và địa hình
Nếu như người nuôi áp dụng mô hình chăn thả đối với dê núi thì đất đai, địa hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như chăn thả dê núi nên chọn những khu vực có địa hình núi, bán đồi núi sẽ có lợi cho sự phát triển của dê, chất lượng thịt hay sữa cũng tốt hơn.
Nước nuôi dê
Vào mùa hè, dê cần được cung cấp đầy đủ nước uống để có thể có đủ sức khỏe chống trọi lại với thời tiết nắng nóng, người nuôi hãy chuẩn nước uống đầy đủ cho dê.
Nước uống cho dê phải đảm bảo sạch sẽ, lựa chọn nước giếng khoan hoặc nước máy để cung cấp cho ngựa uống. Không sử dụng nước lấy từ sông hồ, nước gần các khu sinh hoạt, gần các khu vực nhà máy chế biến. Hàng ngày, thay nước uống, dọn dẹp sạch máng nước uống cho dê,…
Vào mùa đông, dê cần được cung cấp đầy đủ muối khoáng để có thể có đủ sức khỏe chống trọi với thời tiết lạnh giá, người nuôi hãy chuẩn bị viên đá liếm tổng hợp cho dê, những viên đá liếm này có thể đặt xung quanh chuồng nuôi, khu vực ăn uống của dê. Trong thành phần của đá liếm có muối rất là nhiều, muối khoáng rất có lợi cho dê chống lại cái lạnh hiệu quả.
Người nuôi có thể bổ sung thêm muối pha loãng ở trong nước uống của dê, bởi chất mặn có thể giúp dê chống lại cái rét hiệu quả.
Đối với dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày, dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày. Nước uống sau một ngày dê không uống hết cần thay nước mới, tránh để nước qua đêm sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe của dê.
Bên cạnh đó, nước rửa chăn nuôi, thiết bị và nước tắm đều cần dùng lượng nước rất lớn do đó cần sử dụng nguồn nước đáng tin cậy, sạch, không bị nhiễm bẩn, hóa chất độc hại
Chuồng nuôi dê
Mặc dù dê là một trong những loài gia súc dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh nhưng khả năng sản xuất của chúng phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống, trong đó có yếu tố chuồng trại, nhất là giống dê cao sản.
Khi xây dựng chuồng nuôi dê nên chọn hướng đông nam hoặc hướng nam đây là hai hướng thông thoáng, mát mẻ không bị quá nóng trong mùa hè hay quá lạnh trong mùa đông. Chuồng nuôi phải cao ráo, không bị ẩm ướt, đọng nước khi có mưa lớn, trũng nước.
Vị trí làm chuồng phải cách xa khu sinh hoạt, khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt nhưng chuồng nuôi phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh. Nên sử dụng xi măng để láng nền chuồng bằng phẳng, giúp cho việc vệ sinh chuồng nuôi dê được dễ dàng. Kết hợp với các rãnh thoát nước tiểu, phân dê được hợp lý. Khu vực chứa chất thải của dê cần được xây dựng cẩn thận, có lắp đậy tránh ruồi muỗi sinh trưởng hay mùi hôi thối bốc ra khu vực xung quanh.
Trong trường hợp chuồng nuôi xây dựng không thông thoáng người nuôi dùng quạt để điều hòa không khí trong chuồng nuôi. Khi sử dụng quạt để làm mát cho dê trong mùa hè không nên thổi trực tiếp cho dê khiến cho dê không đủ khí lưu thông sẽ gây bệnh đau mắt bởi dê rất dị ứng với gió mạnh. Cũng không nên chiếu quạt thẳng vào nền chồng khi đó nền chuồng có phân, lông bay lên không khí làm ảnh hưởng đến mắt, mũi của dê rất nhiều.
Bên cạnh đó, để khắc phục cái nóng của mùa hè, giúp chuồng nuôi mát mẻ hơn người nuôi có thể sử dụng hệ thống quạt thông gió ở trên máu, lắp đặt hệ thống tưới nước ở trên mái để giảm nhiệt độ từ trên mái chuồng phản chiếu xuống chuồng nuôi. Thỉnh thoảng người nuôi bật phun nước để có hơi nước làm giảm hơi nóng ở mái chuồng nuôi
Xung quanh chuồng nuôi nên trồng nhiều các loại cây xanh bóng mát vừa có lá để cung cấp thức ăn cho dê mà lại giảm nóng.
Vào mùa đông lạnh giá, sử dụng bạt che phủ quanh quanh chuồng nuôi dê để tránh gió lạnh lùa vào chuồng nuôi dê, chỉ nên chừa lại lối đi có ánh sáng, không khí vào trong chuồng nuôi dê
Khi làm chuồng nuôi dê hạn chế tình trạng de bị bắt trộm, dê lẻn ra ngoài đi mất, dê không tự do phá hoại mùa màng, hoa màu khi xây dựng chuồng nuôi dê phải chắc chắn, có khóa của cẩn thận, có thể nuôi thêm có để trông giữ chuồng nuôi dê.
Bên cạnh đó, khi xây dựng chuồng trại nuôi dê sẽ giúp người nuôi theo dõi được sự phát triển của dê, quản lý được dê trong giai đoạn động dục, phối giống, dê chửa, đẻ, phát hiện sớm được một số triệu chứng bệnh mà dê thường gặp phải như: bệnh tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng,…
Khi có chuồng nuôi người chăn nuôi có thể theo dõi từng quá trình phát triển của cá thể dê từ đó có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp
Địa điểm trang trại nuôi dê
Việc chọn địa điểm để nuôi dê cũng là vấn đề hàng đầu cần quan tâm khi xây dựng trang trại dê. Khi lựa chọn địa điểm trang trại dê cần xem xét toàn bộ các điều kiện cung ứng vật tư về điện, giao thông của cư dân và nguồn nước, chất đất, địa thế, nguồn thức ăn, nước uống, khu vực chăn thả, khu vực sân chơi,…
Khi xây dựng chuồng nuôi dê chọn những nơi có địa thế tương đối cao, thoát nước tốt, nguồn nước tốt, mực nước nguồn nên dưới 2m. Những khu vực giá lạnh, vùng núi thì nên chọn xây dựng ở những nơi dốc thoải có diện tích rộng, tránh gió, quay về phía mặt trời.
Địa thế như vậy có thể tránh được ẩm ướt mặt đất do mao mạch nước trong đất tăng. Mặt đất khu vực nuôi dê nên bằng phẳng và có độ dốc vừa phải để tiện cho việc thải nước, chống tích nước, lầy lội.
Độ dốc lý tưởng khoảng 1 – 3%, độ dốc quá cao không tiện cho việc thi công xây dựng hơn nữa cũng làm cho khu vực trang trại gập ghềnh, không bằng phẳng do lượng nước mưa hàng năm bào mòn.
Nên chọn đất thông khí, thông nước tốt, mạch nước yếu, hút ẩm và sinh nhiệt kém, chất đất đều đặn, chịu áp lực.
Sử dụng đất cát là tốt nhất vì đất cát thông nước, khí khá tốt, giữ nước ít do đó sau khi mưa không bị bùn lầy, dễ duy trì môi trường khô ráo phù hợp, phòng ngừa sự phát sinh và sinh sôi của các bệnh do vi khuẩn, ruồi muỗi, trứng ký sinh trùng , virus gây ra.
Không khí
Nếu như luồng gió trong điều kiện bình thường không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản, trưởng thành của dê núi mà tăng nhanh sự bốc hơi trong cơ thể dê và sự mất nhiệt lượng gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự trao đổi nước và trao đổi nhiệt năng của dê núi.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy khi sức gió dưới cấp 3 (3,4 – 5,4m/s) có lợi cho việc chăn thả dê theo đàn, nhiệt độ về mùa hè cao, nắng nóng dê đàn thích hợp với sức gió cấp 4 – 5 (5,5 – 7.9m/s đến 8,0 – 10,7m/s). Trong thời gian mùa đông lạnh giá có gió bắc từ cấp 4 trở lên không có lợi cho việc chăn thả, nếu có gió to cấp 6 – 7 (10,8 – 17,1m/s) dê đàn không thể chăn thả bình thường được cần cho dê ăn uống nghỉ ngơi tại chuồng nuôi.
Nếu như nhiệt độ môi trường sinh sống của dê bị giảm, có mưa kèm theo gió to hoặc tuyết lạnh khi chăn thả dê ở ngoài trời có thể gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi nhất là trong thời điểm dê cái đang mang thai, dê cái sinh con, thời kỳ cắt lông của dê.
Do đó, cần chú ý đến sự thay đổi của khí hậu, có những biện pháp phòng tránh phù hợp, giảm tổn thất cho đàn dê, hạn chế cho dê ăn cỏ ngoài bãi mà nên nuôi nhốt dê trong chuồng nuôi, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho dê trong những ngày này.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
+ Những điều cần lưu ý khi nuôi dê vào mùa đông
+ Nuôi dê trong mùa nắng nóng cần quan tâm điều gì?
+ Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt
+ Bật mí kinh nghiệm vỗ béo dê lấy thịt đạt sản lượng thịt cao
+ Phòng và điều trị các bệnh dê thường mắc phải
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những điều cần lưu ý khi nuôi dê vào mùa đông
- Nuôi dê trong mùa nắng nóng cần quan tâm điều gì?
- Bật mí kinh nghiệm vỗ béo dê lấy thịt đạt sản lượng thịt cao
- Phòng và điều trị các bệnh dê thường mắc phải
- Kỹ thuật nuôi dê con phát triển tốt, khỏe mạnh
- Kinh nghiệm nuôi dê sinh sản, kỹ thuật phối giống cho dê
- Kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
- Hướng dẫn cách chọn dê giống đạt tiêu chuẩn, phát triển tốt
- Chăn nuôi dê: tập tính, đặc điểm sinh trưởng của dê
- Món ăn ngon từ dê, cách chọn thịt dê ngon, mẹo khử mùi hôi thịt dê
- Vì sao dê lại leo trèo trên vách đá mà không bị ngã?
- Dê bị thu hút bởi những ai thân thiện với chúng
- Dê nướng sa tế hương vị mới lạ cho bữa cơm tối
- 1,2 tấn nầm dê, nầm heo hôi thối được nhập lậu vừa bị phát hiện
- Thụy Sỹ: Người đàn ông có sở thích sống cùng dê núi
- Dê thiến
- Tiền lạ in hình dê gây sốt Tết Ất Mùi
- Con dê đực
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.