Cải thiện vi sinh vật đường ruột giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)
Rối loạn sinh lý đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể góp phần vào cơ chế gây hội chứng ruột kích thích (IBS). Để giúp kiểm soát tốt IBS chúng ta cần có chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt, cân bằng hệ vi sinh đường ruột….
Hội chứng ruột kích thích hay IBS được đặc trưng bởi tình trạng khó chịu ở bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đi tiêu khó khăn hoặc cảm thấy đi không hết phân, thay đổi độ đặc của phân… Sự mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột có thể dẫn đến một quá trình gọi là rối loạn sinh học, có thể xảy ra do mất đi hoặc phát triển quá mức của một sinh vật cụ thể, giảm sự đa dạng của vi sinh vật hoặc đột biến gen. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy, rối loạn sinh lý đường ruột có thể góp phần vào cơ chế bệnh sinh của IBS.
Triệu chứng ở người bị mắc hội chứng IBS có xu hướng lặp đi lặp lại, xuất hiện không theo chu kỳ cụ thể. Tuy nhiên, nếu để ý sự thay đổi của cơ thể, chúng ta vẫn có thể nhận ra như:
+ Đau bụng: Các cơn đau bụng không cố định tại vị trí cụ thể. Người mắc hội chứng ruột kích thích hay bị đau bụng khi ăn phải đồ ăn lạ, sau khi đi đại tiện. Các cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn, xuất hiện ít nhất 1 lần/tuần, kéo dài liên tục trong khoảng 3 tháng.
+Táo bón/tiêu chảy: Hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện khoảng 3 lần/tuần.
+ Bụng đầy hơi, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, đau mỏi cơ, mỗi lần đi đại tiện thường có cảm giác phân chưa hết,... Trường hợp hội chứng IBS nghiêm trọng, người bệnh đôi khi còn sờ thấy u nổi lên ở bụng, phân dính máu, cân nặng giảm bất thường, cơ thể sốt cao, báng bụng, mệt mỏi do thiếu máu.
Để xác định người bệnh có bị mắc hội chứng IBS hay không các bác sĩ tiêu hóa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, thăm hỏi các triệu chứng, tiền sử bệnh. Tuy nhiên, nhằm chắc chắn kết quả các bác sĩ có thể thực hiện một vài xét nghiệm, chỉ định khác như: nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm không dung nạp Lactose, test thở hydro,…
Kiểm soát hội chứng ruột kích thích như nào?
Để cải thiện hội chứng ruột kích thích chúng ta nên tập trung vào chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt, kết hợp dùng thuốc nhằm hỗ trợ phục hồi, cải thiện chức năng của đại tràng.
Các loại thuốc sẽ được bác sĩ kê dựa theo triệu chứng cụ thể của từng người bệnh. Phổ biến nhất là thuốc chống co thắt, điều trị tiêu chảy, điều trị táo bón, an thần,... Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ, lợi khuẩn theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung chất xơ tự nhiên từ rau củ
Người mắc hội chứng ruột kích thích khi ăn chất xơ từ rau xanh, trái cây tự nhiên sẽ giúp các loại vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh đường ruột phát triển. Khi vi khuẩn đường ruột tiêu thụ chất xơ đã lên men trong đường tiêu hóa, chúng sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm tình trạng viêm toàn thân, có liên quan đến nhiều bệnh, trong đó có vấn đề sức khỏe mạn tính. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích.
Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh (probiotic) đóng vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tổng hợp các loại vitamin khác nhau, tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy nhu động ruột, ức chế sự phát triển của hệ thực vật gây bệnh và phân hủy các chất có hại. Probiotic có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh bằng cách sản xuất bacteriocin, axit béo chuỗi ngắn, ức chế sự nhân lên và xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh.
Hạn chế thực phẩm giàu Gluten
Những người mắc IBS nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu Gluten như ngũ cốc, bột lúa mì, lúa mạch, bánh mì thông thường, mì ống, bánh ngọt, bánh quy và hầu hết các loại ngũ cốc,… Thay vào đó nên lựa chọn các thực phẩm như trái cây tươi, rau quả đều an toàn để tiêu thụ theo chế độ ăn không có gluten. Trong phần thịt, hãy chọn thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn, hải sản không chứa nước xốt hoặc các thành phần bổ sung khác. Gạo là những lựa chọn tốt để thêm vào chế độ ăn uống.
Áp dụng chế độ ăn FODMAP
Chế độ ăn FODMAP là chế độ ăn tập trung vào nhóm thực phẩm carbohydrate chuỗi ngắn, giúp ổn định hoạt động ruột già từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Luyện tập thể thao
Tập thể dục thường xuyên với cường độ, các bài tập phù hợp với từng độ tuổi, thể trạng sẽ mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng IBS. Trong quá trình tập luyện thể dục vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột sẽ thay đổi tương ứng. Việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng lợi khuẩn Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... phát triển, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại E. Coli, Enterobacter, Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Lactobacillus, B. cereus, Enterococcus, Candida spp,... tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu. Tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người có thể lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đi bộ nhanh, chơi cầu lông, đá bóng, tennis, đá cầu, yoga,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
Men vi sinh cải thiện bệnh viêm ruột (IBD) như thế nào?
Xét nghiệm hơi thở hydro và hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh đại tràng chức năng
5 dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích IBS
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên bổ sung chất xơ như nào?
- Bổ sung prebiotic có giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích (IBS)?
- Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên uống gì, kiêng gì?
- Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
- Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào
- Người mắc hội chứng ruột kích thích IBS nên ăn gì, kiêng gì hiệu quả?
- Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
- Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
- Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
- Giải đáp thắc mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo
- Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo
- Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo như thế nào
- Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo, dấu hiệu nhận biết chuẩn xác
Các tin khác
-
Cách hạ nhiệt cơ thể gây hại cho sức khỏe
Nắng nóng trong mùa hè khiến nhiều người tìm đến nhiều cách hạ nhiệt để giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng nếu duy trì những cách hạ nhiệt dưới đây trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng do hạ nhiệt sai cách. -
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt mũi nguy hiểm như nào
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh được lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cần bỏ ngay. -
Những loại rau giảm nóng gan, đào thải độc tố hiệu quả
Muốn gan khỏe mạnh, giảm nóng gan, đào thải độc tố trong mùa hè nắng nóng nên ăn thường xuyên những loại rau dưới đây. -
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe. -
Những loại nấm rất tốt cho não nên ăn nhiều
Những loại nấm dưới đây không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất kích thích tế bào thần kinh phát triển, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não. -
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Ăn rau củ quả trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ đó tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa.