Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

5/29/2024 8:25:00 AM
Mặc dù hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý.

 

Mặc dù hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý. Để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hãy áp dụng những phương pháp an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.

Nguyên nhân chính xác gây hội chứng ruột kích thích hiện nay vẫn chưa được xác định do đó chúng ta cần giữ cho hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái ổn định, cân bằng, hạn chế các yếu tố gây ảnh hưởng cho đường ruột.

Nếu muốn tránh khỏi các nguy cơ gây bệnh hay giảm các triệu chứng của IBS chúng ta hãy áp dụng các cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích như sau:

Ăn uống đảm bảo vệ sinh

Lựa chọn các thực phẩm sạch, an toàn, nấu chín kỹ thức ăn, không nên uống nước chưa qua đun sôi để nguội hoặc nước chưa được làm sạch để bảo vệ hệ tiêu hóa. Những thực phẩm  phẩm tái sống như thịt tái, gỏi, sushi, rau sống,… nên hạn chế trong khẩu phần ăn vì chứa nhiều vi khuẩn có hại, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa thậm chí bị ngộ độc nếu không sơ chế, bảo quản các thực phẩm tái sống này đúng cách.

Vận động thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên với cường độ, các bài tập phù hợp với từng độ tuổi, thể trạng sẽ mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh viêm ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột. Trong quá trình tập luyện thể dục vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột sẽ thay đổi tương ứng. Việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng lợi khuẩn Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... phát triển, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại E. Coli, Enterobacter, Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Lactobacillus, B. cereus, Enterococcus, Candida spp,...

Tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

Khám sức khỏe định kỳ đường tiêu hóa 6 tháng/lần giúp chúng ta nắm rõ tình trạng sức khỏe đường ruột của bản thân. Phát hiện các yếu tố gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời, hạn chế nguy cơ tái phát các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích có nguy cơ phát triển. Chúng ta nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm nhuận tràng giúp ngăn ngừa táo bón, chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Thay đổi chế độ ăn uống với thực đơn nhiều chất xơ từ các loại trái cây, rau củ, các loại hạt. Chất xơ từ các loại rau củ, trái cây có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột như: quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, giữ nước khối thực phẩm khi di chuyển, tăng khả năng lên men của vi khuẩn ở ruột già, đồng thời ngăn cản sự hấp thu các độc chất có trong thức ăn, hạn chế sự tăng đường huyết sau khi ăn, tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, chống táo bón,…

Sự phân hủy chất xơ của vi sinh vật đường ruột có thể góp phần tăng lợi khuẩn, giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, chất xơ prebiotic có trong một số thực phẩm giàu chất xơ rất hữu ích cho hệ vi sinh vật đường ruột.

Một số thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp, trà kombucha,… cung cấp nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột từ đó tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa hội chứng ruột kích thích. Tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm chứa probiotic, prebiotic sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp phòng ngừa IBS.

Tránh căng thẳng kéo dài

Hội chứng ruột kích thích thường hay gặp ở những đối tượng bị stress, căng thẳng kéo dài trong công việc và cuộc sống. Nếu tình trạng stress, căng thẳng kéo dài rất dễ gây những ảnh hưởng xấu cho tâm lý, thể chất, tinh thần, hệ vi sinh đường ruột, các cơ quan khác trong cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, thay đổi có thể bị ảnh hưởng như: kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, phá vỡ hàng rào ruột từ đó góp phần gây ra hội chứng ruột kích thích, gây viêm trong ruột, đau dạ dày, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… Nên thiết lập chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, hạn chế hút thuốc, tập luyện thể thao, nhai kẹo cao su, chơi với thú nuôi, luyện tập tư duy tích cực, hít thở sâu, chơi với thú cưng, đi dạo, kết bạn,…

Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn

Ăn chậm nhai kỹ giúp làm vỡ, giảm kích thước thức ăn và kích hoạt các tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn từ đó giúp cho đường ruột dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Thói quen tốt này còn giúp chúng ta hạn chế chế cảm giác khó chịu cho đường tiêu hóa và đảm bảo duy trì đường ruột khỏe mạnh, phòng ngừa hội chứng ruột kích thích.

Uống đủ nước

Uống đủ nước còn giúp ngăn ngừa táo bón và là cách đơn giản để thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Chúng ta nên uống loại nước điện giải ion kiềm bởi chúng giàu tính kiềm tự nhiên giúp cân bằng độ pH trong đường ruột, trung hòa axit từ thức ăn, hỗ trợ phòng ngừa IBS, trào ngược, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,…

Hạn chế rượu bia, đồ uống có gas

Lượng rượu bia, đồ uống có gas được tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do ruột sản sinh quá mức vi khuẩn gram âm để hấp thu cồn dẫn đến tự tích tụ endotoxin. Khi số lượng vi sinh vật có hại tăng lên có thể tiêu diệt một số loài sinh vật có lợi trong đường ruột từ đó khiến chúng ta gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, IBS, bệnh viêm ruột. Do đó để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích chúng ta nên hạn chế rượu bia, đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào

Cải thiện vi sinh vật đường ruột giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)

Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?

Người mắc hội chứng ruột kích thích IBS nên ăn gì, kiêng gì hiểu quả?

Hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh đại tràng chức năng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác