Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên uống gì, kiêng gì?

5/29/2024 1:21:00 PM
Một số loại đồ uống có thể mang lại nhiều lợi ích cho người mắc IBS nhưng cũng có nhiều loại đồng uống gây kích thích tiêu hóa, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

 

Một số loại đồ uống có thể mang lại nhiều lợi ích cho người mắc IBS nhưng cũng có nhiều loại đồng uống gây kích thích tiêu hóa, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Vậy những loại đồ uống nào người mắc IBS nên uống và không nên uống?

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) bao gồm: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, xì hơi, táo bón, tiêu chảy, đi tiêu khó khăn hoặc cảm thấy đi không hết phân, thay đổi độ đặc của phân,… gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, cuộc sống của người mắc bệnh.

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích. Người mắc hội chứng ruột kích thích, cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản. Tăng cường bổ sung các món ăn, chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ) bột bắp, cám gạo vào chế độ ăn.

Nước ép, sinh tố từ quả mọng, rau bina, trà thảo mộc, nước lọc…, ít chất làm ngọt nhân tạo, không caffein; là những thức uống tốt cho người bị ruột kích thích. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa, vì ăn nhiều thực phẩm trong một bữa, có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ, để hạn chế nuốt khí vào, làm giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa. Nhờ đó, giúp hạn chế kích kích co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm triệu chứng đau. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate.

Ngoài ra, một số loại đồ uống có thể kích thích tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS. Do đó, những một số loại đồ uống nên lựa chọn và cần hạn chế cho người mắc hội chứng ruột kích thích.

Những loại đồ uống người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên kiêng

Tránh nước ngọt có gas

Đồ uống có gas được tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do ruột sản sinh quá mức vi khuẩn gram âm để hấp thu cồn dẫn đến tự tích tụ endotoxin. Khi số lượng vi sinh vật có hại tăng lên có thể tiêu diệt một số loài sinh vật có lợi trong đường ruột từ đó khiến chúng ta gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, IBS, bệnh viêm ruột, SIBO,… Bên cạnh đó, các loại nước ngọt đồ uống có gas thường chứa nhiều đường có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc béo phì, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, các bệnh tim mạch, gây đầy bụng, khó tiêu, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS. Tốt nhất những người mắc IBS nên tránh uống các loại đồ uống có nhiều đường, có gas do hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Hạn chế sữa

Một số người mắc hội chứng IBS không dung nạp được sữa, nhất là sữa bò, trong khi đó sữa bò là một trong những loại thực phẩm thuộc nhóm FODMAP, chúng chứa các loại carbohydrate gây khó tiêu, lactose cao. Khi người mắc hội chứng ruột kích thích uống có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần,… Để thay thế người mắc hội chứng ruột kích thích có thể chọn sữa gạo, sữa hạnh nhân…

Rượu, bia

Uống quá nhiều rượu bia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi sinh vật có hại phát triển từ đó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn nên hệ vi sinh đường ruột, góp phần khiến cho các triệu chứng của IBS trở nên nghiêm trọng hơn, kích thích tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột. Để giảm thiểu tác hại tiêu cực của rượu, bia với IBS, IDB, hệ vi sinh vật đường ruột chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe đường ruột bằng cách: uống rượu bia ở mức vừa phải, tránh uống rượu bia mất kiểm soát, uống quá nhiều, nên ăn trước khi uống rượu giúp cồn không bị hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn tự nhiên cho đường ruột,…

Những loại đồ uống người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên uống

Các loại trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc người mắc hội chứng ruột kích thích nên uống giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như: bạc hà, hoa cúc, thì là… Người mắc có thể dùng trà đã khử caffein nếu nhận thấy caffein gây kích ứng hệ tiêu hóa.

Dùng đồ uống chứa lợi khuẩn probiotic

Đồ uống lên men có thể giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, giảm các triệu chứng IBS. Kombucha là một loại trà lên men mà người bị ruột kích thích có thể sử dụng nhưng nên lưu ý cho ít đường. Loại đồ uống này có thể làm giảm sự mất cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột và có thể có lợi cho việc điều trị bệnh.

Kefir là thức uống lên men từ sữa, chứa loại men vi sinh mạnh mẽ có thể giúp đưa hệ vi sinh vật đường ruột trở lại trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, quá trình lên men đã loại bỏ phần lớn đường lactose nên không ảnh hưởng đến những người không dung nạp được sữa. Các loại đồ uống làm từ sữa chua cũng tốt cho sức khỏe người mắc hội chứng ruột kích thích nếu chúng không chứa nhiều đường.

Uống sinh tố và nước ép rau củ quả

Uống sinh tố và nước ép rau củ quả có hàm lượng FODMAP thấp như rau bina, chuối, các loại quả mọng (trừ mâm xôi đen vì lượng FODMAP cao) giúp cải thiện các triệu chứng của người mắc IBS.

Hạt chia, hạt lanh xay cũng giúp giảm các triệu chứng ruột kích thích.. Khi thường xuyên uống nước ép rau củ quả giúp cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và chất xơ hòa tan nhanh hơn, tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích.

Uống đủ nước lọc

Nước lọc rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi uống đủ nước mỗi ngày cũng ngăn ngừa táo bón mạn tính, đặc biệt ở những người mắc hội chứng ruột kích thích. Mỗi ngày đối với người trưởng thành cần cung cấp 35g nước cho 1kg thể trọng, trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít). Chỉ nên uống lượng nước vừa đủ với cơ thể, uống nước đúng cách, uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng, không nên uống một lượng lớn nước vào cơ thể cùng một lúc. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh, nước đá bởi nếu uống các loại nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi,...

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?

Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào

Xét nghiệm hơi thở hydro và hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh đại tràng chức năng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác