5 món ăn trong ngày Tết gây viêm, đau khớp cần hạn chế ăn
Vào ngày Tết những thực phẩm dưới đây có thể làm tình trạng viêm khớp, đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh đau nhức xương khớp cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau.
Đau nhức xương khớp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Để giảm tình trạng đau nhức khớp ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn, tập luyện các bài tập tốt cho xương khớp thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng đau nhức, viêm khớp. Tuy nhiên, vào những ngày Tết người mắc bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau để tránh tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều đường
Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt, trái cây sấy khô, bánh kem, khoai tây chiên, nước ngọt chứa nhiều đường,… bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường không chỉ làm tăng đường huyết, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến phản ứng viêm. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường còn gia tăng các cơn đau nhức khớp.
Để tránh bị đau nhức khớp trong những ngày Tết người bệnh nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm ít đường và giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả từ đó giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, góp phần giảm tình trạng viêm khớp, kiểm soát lượng đường trong máu, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có lợi cho sức khỏe tổng thể. Đồng thời, khi mua các sản phẩm nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác sản phẩm để kiểm soát lượng đường tiêu thụ một cách hiệu quả.
Thịt chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, chất phụ gia, hàm lượng muối cao nếu tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng viêm, từ đó gây đau nhức khớp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, sức khỏe tổng thể. Các loại thịt đỏ, thịt qua chế biến sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Vào những ngày nghỉ lễ Tết thay vì ăn các loại thịt chế biến sẵn người gặp các vấn đề viêm khớp, đau nhức khớp, viêm khớp dạng thấp,… nên ăn các loại thực phẩm như ức gà, cá, đậu và trứng, rau xanh, trái cây chứa nhiều chất xơ, các lại hạt,…
Thực phẩm có chứa AGE
Các loại thực phẩm có chứa AGE như thịt xông khói, bít tết chiên hoặc nướng, gà nướng hoặc chiên, xúc xích nướng, khoai tây chiên, bơ thực vật... người bị viêm khớp, đau nhức khớp nên hạn chế ăn để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
AGE còn gọi là sản phẩm glycat hóa bền vững, đây là các phân tử được hình thành do phản ứng giữa đường (glucose) với protein hoặc chất béo. AGE tồn tại tự nhiên trong thực phẩm động vật chưa nấu chín và được sản sinh nhiều hơn trong quá trình chế biến thực phẩm đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
Thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu protein và chất béo, đặc biệt là khi được chế biến bằng phương pháp chiên, nướng, áp chảo hoặc nướng trên vỉ, là nguồn cung cấp AGE dồi dào nhất. Tuy nhiên, nếu AGE tích tụ quá mức trong cơ thể, nó có thể gây ra stress oxy hóa và viêm. Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tổn thương tế bào. Cả stress oxy hóa, sự gia tăng AGE đều có liên quan đến quá trình lão hóa và tiến triển của nhiều bệnh lý, trong đó có viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức khớp,…
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của các thực phẩm AGE người bệnh viêm khớp nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm, ưu tiên ăn các loại thực phẩm tươi, thịt nạc, thịt gia cầm, rau xanh, trái cây tươi,…
Thực phẩm có hàm lượng purin cao
Viêm khớp, đau nhức khớp nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như hải sản và nội tạng động vật. Bởi nếu tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể tăng axit uric máu, từ đó xuất hiện các cơn đau khớp, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng sưng to tại đầu gối, sưng mắt cá chân, đi lại vận động khó khăn, ảnh hưởng đến các hoạt động đi lại vận động hàng ngày
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một nhóm các protein có trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen) khi người bệnh viêm khớp, đau khớp ăn nhiều có thể khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
- Cách giảm căng thẳng ở người bị bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cách sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Điều người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý trước khi tập thể dục
- Các bài tập rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Chế độ ăn Địa Trung Hải với bệnh viêm khớp dạng thấp
- Thực phẩm chứa prebiotic giúp ích cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bổ sung probiotic giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
- Mối liên hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)
Các tin khác
-
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.