Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?

5/28/2024 8:15:00 AM
Bổ sung men vi sinh hay ăn thường xuyên các thực phẩm có chứa probiotic có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích cũng như các bệnh đường tiêu hóa khác.

 

Bổ sung men vi sinh hay ăn thường xuyên các thực phẩm có chứa probiotic có tác dụng cải thiện hội chứng ruột kích thích cũng như các bệnh đường tiêu hóa khác.

Men vi sinh (probiotic) đường tiêu hóa là các chủng vi khuẩn sống có lợi, hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể của cơ thể. Probiotic có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, hệ vi sinh đường ruột bằng cách xử lý các chất gây độc hại trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm, làm chậm nhu động ruột, giảm sản xuất khí bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm độ nhạy cảm của ruột với sự tích tụ khí, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể.

Probiotic có thể được hấp thụ dưới dạng thực phẩm bổ sung như men vi sinh, hoặc tiêu thụ thực phẩm có chứa men vi sinh tự nhiên như: sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, kefir và yakult. Trà Kombucha là một loại đồ uống lên men khác có chứa các vi sinh vật có lợi này. Hay một số loại rau muối chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt, chẳng hạn như dưa cải bắp và kim chi. Tiêu thụ các sản phẩm đậu nành lên men như miso, natto và tempeh là một cách khác để kết hợp thực phẩm chứa probiotic.

Môi trường đường ruột bị thay đổi

Sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến cơ chế sinh hội chứng ruột kích thích. Sự mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột có thể dẫn đến một quá trình gọi là rối loạn sinh học, có thể xảy ra do mất đi hoặc phát triển quá mức của một sinh vật cụ thể, giảm sự đa dạng của vi sinh vật hoặc đột biến gen. Do vậy việc bổ sung men vi sinh hay các thực phẩm chứa probiotic có thể làm thay đổi môi trường trong đường ruột hoặc thay đổi thành phần các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Probiotic có thể bảo vệ cân bằng nội môi đường ruột, phục hồi tình trạng rối loạn sinh lý bằng cách duy trì độ axit ở lòng ruột, ức chế sự bám dính của vi khuẩn, sản xuất các chất kháng khuẩn như bacterocin và defensin.

Chức năng hàng rào niêm mạc ruột

Hàng rào ruột không chỉ có vai trò cần thiết nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, độc tố và kháng nguyên lạ từ thức ăn, mà còn giúp duy trì nồng độ của ion trong tế bào biểu mô, kích hoạt sự hấp thu chủ động các dưỡng chất như glucose. Tuy nhiên, sự gián đoạn chức năng rào cản có thể dẫn đến mất khả năng miễn dịch của hệ vi sinh vật trong ruột, phản ứng miễn dịch bất thường từ đó có thể đóng vai trò góp phần vào việc phát triển các triệu chứng IBS.

Khi sử dụng các thực phẩm, sữa lên men chứa probiotic (Streptococcus thermophilus, Lactobacillus bulagaris, Lactobacillus acidophilus và Bifidobacteria longum) tỷ lệ bệnh nhân tăng tính thấm ruột non đã giảm đáng kể, các triệu chứng IBS dần được cải thiện.

Điều chế miễn dịch

Probiotic và các chất chuyển hóa của chúng có thể kích hoạt khả năng miễn dịch bẩm sinh và tạo ra khả năng miễn dịch thích nghi để điều chỉnh các tế bào miễn dịch.

Hệ thống thần kinh ruột cảm giác

Probiotic có thể điều tiết nhu động ruột bằng cách tác động trực tiếp lên hệ thần kinh ruột hoặc thông qua các tế bào biểu mô.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hội chứng ruột kích thích IBS và hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ như nào

Cải thiện vi sinh vật đường ruột giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)

Người mắc hội chứng ruột kích thích IBS nên ăn gì, kiêng gì hiệu quả?

Thực phẩm nên ăn khi mắc Hội chứng ruột kích thích IBS

Hội chứng ruột kích thích IBS và bệnh viêm ruột IBD

Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo ncbi.nlm.nih.gov)

Các tin liên quan

Các tin khác