Những loại trái cây nào chó nên ăn và không nên ăn
Những loại trái cây nào chó nên ăn và không nên ăn
Trái cây rất tốt cho sức khỏe của chó nhưng không phải bất cứ loại trái cây nào chó cũng có thể ăn. Dưới đây là một số loại trái cây chó có thể ăn và một số loại trái cây chó không nên ăn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây,
Mặc dù chó không nhất thiết phải ăn nhiều trái cây mới khỏe mạnh nhưng nếu thêm trái cây trong khẩu phần ăn của chó với lượng thích hợp sẽ cung cấp thêm cho chó nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B6 cùng với nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, bổ sung chất xơ, nước cho chó. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào chó cũng có thể ăn được mà vẫn có một số loại trái cây chó không nên ăn.
Những loại trái cây chó nên ăn
Táo
Táo là một trong những loại trái cây chó nên ăn. Bởi táo giúp chó làm sạch răng, mang lại hơi thở thơm mát, phòng ngừa các bệnh về răng miệng ở chó . Bên cạnh đó, táo còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất xơ nên rất có lợi cho sức khỏe của chó. Táo còn bổ sung phytochemical cho chó, chất phytochemical có thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư ở chó.
Kiwi
Kiwi chứa nhiều vitamin k, vitamin C và vitamin E, hoàn toàn vô hại với chó nên chó hoàn toàn có thể ăn được. Tuy nhiên, chỉ nên cho chó ăn 1 quả mỗi ngày vì độ chua của kiwi có thể gây đau bao tử.
Chuối
Chuối là một trong những loại trái cây yêu thích của chó. Chuối có chứa nhiều vitamin C,vitamin B6, chất xơ, chất chống oxy hóa, kali và magie,…Chuối có lợi cho hệ tiêu hóa của chó cũng như tim, các cơ của chó. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong chuối cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón.
Mâm xôi đen
Chó có thể ăn được quả mâm xôi đen. Mâm xôi đen sở hữu vị ngọt có tác dụng kháng khuẩn và hỗ trợ tốt cho sức khỏe của răng miệng, chứa nhiều vitamin C và K, mangan và chất xơ rất tốt cho sức khỏe của chó.
Dứa
Dứa chứ nhiều khoáng chất và vitamin C, vitamin B tuy nhiên chỉ nên cho ăn phần thịt và phải bỏ lõi cứng ở giữa quả ra cho chó.
Quả việt quất
Như đã biết, quả việt quất có hàm lượng đường thấp, vì thế việt quất là một sự lựa chọn tốt cho những chú chó bị tiểu đường. Hay việt quất còn chứa vitamin C, vitamin K, cũng như canxi, magie, kẽm, sắt và chất chống oxy hóa.
Dưa lưới
Dưa lưới là một trong những loại trái cây chó có thể ăn được, nhưng ăn với liều lượng vừa phải, thích hợp. Dưa lưới vitamin A, B-6 và C, cũng như chất xơ, kali, folic và niacin, hàm lượng Beta-carotene cao, tốt cho thị lực và hệ thống miễn dịch của chó. Tuy nhiên, khi cho chó ăn dưa lưới nên tránh cho chó ăn phần vỏ dưa, bởi vì kết cấu thô của phần vỏ có thể gây tổn thương đường ruột.
Nam việt quất
Nam việt quất chứa nhiều vitamin C, vitamin E, cũng như một loạt các vitamin B, bao gồm thiamin, niacin, riboflavin và B-6. Nam việt quất còn rất tốt cho bàng quang, nướu răng và hệ miễn dịch của chó.
Đu đủ
Đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, E và K, cũng như folate, chất xơ, canxi và kali ngoài ra, đu đủ còn có tác dụng hỗ trợ mọi thứ cho chó từ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch cho đến sức khỏe của mắt và hệ tiêu hóa của chó.
Phúc bồn tử
Phúc bồn tử là một trong những loại trái cây nên ăn. Bởi phúc bồn tử có chứa nhiều vitamin C, axit folic, đồng, magie, chất xơ và chất chống oxy hóa. Khi chó được ăn phúc bồn tử với số lượng vừa phải có tác dụng giúp chống lại ung thư, các bệnh về tuần hoàn và sự suy giảm liên quan đến vấn đề tuổi tác, nhất là đối với những con chó già.
Dâu tây
Dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của chó. Dâu tây còn có tác dụng hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên. Hàm lượng vitamin C, B-6, K và E, cũng như folate, kali và mangan cao giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chó.
Dưa chuột
Dưa chuột rất tốt cho những chú chó đang gặp phải vấn đề thừa cân, béo phì. Dưa chuột giữ ít carbohydrate, chất béo hoặc dầu và thậm chí có thể tăng mức năng lượng. Chúng được nạp với vitamin K, C, và B1, cũng như kali, đồng, magiê, và biotin.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa vitamin A, B-6 và C, cũng như thiamin, giúp chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate thành năng lượng cho chó. Khi cho chó ăn dưa dấu nhất là vào mùa hè sẽ bổ sung nước cho chó cực kỳ tốt. Ngoài ra, trong dưa hấu có chứa nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa có thể chống lại sự phá hủy tế bào.
Những loại trái cây chó không nên ăn
Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào chó cũng có thể ăn được mà một số loại trái cây sau chó không nên ăn:
+ Trái nho, nho khô
+ Bưởi
+ Quả anh đào
+ Chanh vàng
+ Chanh xanh
+ Mận
+ Quả bơ
Cho chó ăn trái cây như thế nào?
Để giúp chó có thể hấp thụ được hết các vitamin, khoáng chất trong dâu tây mà vẫn đảm bảo cho sức khỏe. Hãy đông lạnh trái cây hoặc làm sinh tố trái cây cho chó uống. Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi bữa ăn truyền thống bằng cách, cắt trái cây thành từng miếng để chó chơi. Điều này giúp chúng tập luyện tinh thần, cảm thấy thoải mái
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những loại hoa nào gây nguy hiểm cho chó
+ Nên cho chó ăn rau củ gì, loại rau chó cần hạn chế ăn
+ Có nên cho chó ăn hải sản, những loại hải sản nào chó nên tránh
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.