Làm gì khi chó mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu?
Nguyên nhân nào khiến chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu? Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu? Cách điều trị khi chó mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó
Đường tiết niệu của chó gồm nhiều các bộ phận như: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Thận tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa qua các ống nhỏ hay còn gọi là niệu quản dẫn đến bàng quang. Niệu đạo là ống nhỏ cho phép nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang và cơ thể. Tuy nhiên, do vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus và Escherichia coli hay các bệnh nội tiết, chấn thương khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết chó mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niêu
Nhiễm trùng đường tiếu niệu thường xảy ra phổ biến ở giống chó cái hơn là chó đực, chó bị mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận,…Khi chó bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu chó sẽ có những triệu chứng như:
+ Cơn khát tăng dần, chó thường xuyên uống nhiều nước
+ Chó đi tiểu nhiều, thường xuyên, đi tiểu lung tung khắp mọi nơi, không đúng nơi quy định chó được huấn luyện
+ Đi tiểu không kiểm soát
+ Nước tiểu của chó sẫm màu, màu đục, có lẫn máu
+ Nước tiểu có mùi mạnh
+ Chó cảm thấy đau đớn khi đi tiểu
+ Thường xuyên liếm bộ phận sinh dùng nhiều hơn bình thường
+ Chó bị đau bụng, đau đớn khi bạn chạm tay vào bụng dưới
+ Chán ăn, lười ăn thậm chí bỏ ăn
+ Chó bị nôn mửa
+ Thờ ơ, không quan tâm đến chủ nhân, không thích đi lại, vận động như thường ngày
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó có thể xảy ra ngay cả với những chú chó được thường xuyên tắm sạch sẽ. Có thể chó của bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu bởi một trong các nguyên nhân dưới đây:
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus và Escherichia coli.
+ Một số chó bị bất thường về giải phẫu, cấu trúc ở đường tiết niệu khiến chúng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
+ Chó bị bệnh tiểu đường
+ Chó bị chấn thương do va đập, xe kẹp, ngã khiến nhiễm trùng đường tiết niệu
+ Sỏi tiết niệu, phát triển trong bàng quang, niệu đạo không được phát hiện và điều trị gây nhiễm trùng
+ Khối u
+ Chó bị bệnh thận
+ Chó mắc các bệnh nội tiết
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó
Khi nghi ngờ chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu hãy đem chó đi đến các cơ sở thú y để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.
Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu các bác sĩ thú y sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu chó bị viêm bàng quang, chó có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau để giúp giảm bớt sự khó chịu, đau đớn cho chó. Điều quan trọng trong quá trình điều trị cho chó, bạn hãy sử dụng các loại thuốc, liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống trị liệu thú y được khuyến nghị để giúp điều trị các vấn đề về đường tiết niệu của chó nhất là khi xuất hiện tinh thể hoặc sỏi trong đường tiết niệu.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho chó
+ Tạo môi trường sống xung quanh của chó sạch sẽ, dọn dẹp lau chùi thường xuyên khu vực ngủ, ăn uống, vệ sinh
+ Vệ sinh sạch sẽ cho chó, giữ phần đuôi, bộ phận sinh dục của chó càng sạch càng tốt để ngăn phân hoặc vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục
+ Nếu chó nghịch bẩn đất cát bám vào lông cần tắm rửa sạch sẽ, đảm bảo lông xung quanh bộ phận sinh dục của chó phải sạch
+ Cho chó đi tiểu thường xuyên để đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng
+ Cho chó uống nhiều nước sạch, rửa sạch bát nước và thay nước mới hằng ngày.
+ Không chó chó uống nước cam ép
+ Nếu thức ăn của chó ở dạng khô, hãy chó uống nhiều nước bằng cách để sẵn nhiều bát nước sạch khắp nơi trong nhà. Nên chó chó ăn thực phẩm ướt, pate
+ Những con chó già, chó lớn tuổi nên cho đi khám sức khỏe định kỳ
+ Nếu chó có tiền sử bị nhiễm trùng hãy cho chó đi xét nghiệm nước tiểu khoảng 3-6 tháng/lần.
+ Tránh những thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của gia đình
+Giảm bớt căng thẳng cho chó, bởi đôi khi sự căng thẳng của chúng đôi khi là biểu hiện của bệnh tật
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Suy thận ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Chó đi tiểu ra máu: nguyên nhân, cách phòng tránh
+ Làm gì khi mèo mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
- Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
- Thoát vị đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
- Bệnh viêm đĩa đệm ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
- Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?
- Những bệnh về chân chó thường mắc phải
- Chó bị hở hàm ếch: nguyên nhân, cách phòng ngừa
- Chó bị bong gân mắt cá chân: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh
- Viêm da kẽ chân ở chó: triệu chứng, cách điều trị
- Trật xương bánh chè ở chó: nguyên nhân, điều trị
- Chó bị chân vòng kiềng: nguyên nhân, cách phòng tránh
- Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?