Làm gì khi mèo mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Làm gì khi mèo mắc bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo có thể gây đau đớn, dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc các vấn đề về thận khác. Nhận biết các dấu hiệu để có giải pháp điều trị, giảm bớt khó chịu cho mèo
Khi mèo gặp khó khăn hoặc đau khi đi tiểu, đó là một nỗi đau cho cả hai bạn. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) khiến những việc bình thường hàng ngày của mèo trở nên khó khăn. Mèo đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần có thể kéo dài nhưng lại không đi được nhiều. Nhiều tiếng meo hơn bình thường khi chúng đi vệ sinh, có thể bẩn nhà khi mèo bắt đầu trốn tránh khay vệ sinh kèm theo sự bực bội, đau đớn báo hiệu một vấn đề thực sự.
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu ở mèo cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc thận. Dưới đây là cách bạn, bác sĩ thú y có thể trao đổi cách điều trị, phòng ngừa để giải quyết nguyên nhân đằng sau việc mèo khó đi tiểu.
Nguyên nhân của các vấn đề về đường tiết niệu ở mèo
Mèo khó đi tiểu có thể do một số nguyên nhân. Các nguyên nhân này có thể chặn dòng chảy của nước tiểu hoặc làm viêm các bộ phận của đường tiết niệu. Một số thủ phạm có thể kể tên như sau:
+ Sỏi tiết niệu, phát triển trong bàng quang, niệu đạo
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo
+ Tắc niệu đạo, có thể do chấn thương, khối u hoặc bất thường mà mèo mắc phải từ khi sinh
+ Viêm bàng quang vô căn ở mèo (FIC) là một thuật ngữ phức tạp để chỉ tình trạng viêm bàng quang ở mèo mà nguyên nhân vẫn chưa được biết đến. Đây là chẩn đoán phổ biến ở mèo dưới 10 tuổi. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán tình trạng bệnh sau khi loại trừ các tình trạng khác.
Một số con mèo có thể dễ mắc các vấn đề về đường tiết niệu dưới, đặc biệt là những con mèo trên 10 tuổi, những con bị bệnh thận hoặc tiểu đường. Bác sĩ thú y có thể giúp bạn xác định xem UTI là nhiễm trùng thận hay nhiễm trùng bàng quang. Xét nghiệm, chẩn đoán thích hợp là rất quan trọng vì nó thực sự phù hợp với cả hai cách với FLUTD. Sỏi thận hoặc bàng quang có thể gây ra vấn đề cho mèo khi chúng tìm đường đến niệu đạo vi khuẩn từ nhiễm trùng tiểu, nếu không được điều trị, có thể di chuyển từ niệu đạo đến bàng quang, có thể gây viêm thận.
Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu
Các dấu hiệu có thể có khi mèo bị nhiễm trùng tiểu bao gồm:
+ Thường xuyên đi vào khay vệ sinh hơn và / hoặc cố gắng đi tiểu thường xuyên hơn
+ Căng thẳng kkhi đi tiểu
+ Khóc to, rên rỉ hoặc kêu meo meo (vì đi tiểu thấy đau)
+ Những thay đổi trong việc sử dụng hộp vệ sinh
+ Có máu trong nước tiểu
+ Thường xuyên liếm bộ phận sinh dục hơn
+ Đặc biệt mùi nước tiểu nồng nặc
Các vấn đề về tiết niệu ở mỗi con mèo phức tạp khác nhau. Cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.
Điều trị các vấn đề về đường tiết niệu
Nếu nhiễm trùng tiểu ở mèo được bác sĩ thú y chẩn đoán chính thức. Bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh thông thường ngay cả trước khi nhận được kết quả xét nghiệm nước tiểu của mèo.
Dù là bác sĩ thú y đã khám, chẩn đoán thì bạn vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị cho mèo tại nhà. Nếu bác sĩ thú y kê đơn thuốc kháng sinh, bạn cần đảm bảo cho mèo uống thuốc đúng chỉ định, đủ liều cho tất cả các loại thuốc trong thời gian được khuyến cáo.
Nếu bạn gặp khó khăn khi cho mèo uống thuốc, hãy cho bác sĩ thú y biết. Thuốc viên hoặc chất lỏng là những lựa chọn, nhưng một đợt kháng sinh chưa hoàn thành có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn quay trở lại, vi khuẩn mạnh hơn cũng có thể dẫn đến các chủng kháng thuốc mới gây hại cho con người và vật nuôi.
Kathryn Primm, DVM tại Bệnh viện Động vật Applebrook ở Ooltewah, Tennessee cho biết: “Nếu mèo được chẩn đoán mắc bệnh do vi khuẩn, bạn bắt buộc phải cho thuốc đúng như hướng dẫn. “Nếu không, bạn có nguy cơ chỉ giết phần vi khuẩn nhạy cảm với thuốc nhất, để những phần khác sinh sản”.
Nếu thuốc kháng sinh điều trị UTI của mèo không có tác dụng, bác sĩ thú y có thể kê một loại thuốc kháng sinh khác hoặc đề nghị xét nghiệm thêm để xem có nguyên nhân nào khác gây ra vấn đề hay không. Chi phí điều trị UTI khác nhau tùy thuộc vào xét nghiệm và thuốc cần thiết để giúp mèo khỏe mạnh, cảm thấy tốt hơn.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo luôn nhiều khả năng xảy ra, đôi khi là một cơ hội tốt khiến bệnh nhiễm trùng tiểu ở mèo hoặc các vấn đề về đường tiết niệu dưới ở mèo tái phát. Một số khuyến nghị giúp ngăn ngừa sự tái phát nhiễm trùng tiểu như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn của mèo. Cho mèo ăn các bữa nhỏ thường xuyên (không ăn quá nhiều), giữ cho mèo có cân nặng hợp lý. Với khuyến nghị của bác sĩ thú y, hãy cân nhắc thay đổi chế độ ăn kiêng chuyên biệt cho các bệnh tiết niệu hoặc chuyển sang thực phẩm đóng hộp. Dưới đây là lời khuyên từ Hiệp hội các nhà thực hành nuôi mèo Hoa Kỳ về các phương pháp hay nhất để nuôi dưỡng lành mạnh.
- Quản lý nguồn nước. Luôn giữ cho bát ăn luôn sạch sẽ. Nước uống luôn đảm bảo vệ sinh
- Cải thiện vệ sinh vệ sinh của mèo. Cung cấp đủ hộp vệ sinh (một hộp cho mỗi con mèo). Primm nói: “Đừng giấu chúng đi nơi khó tìm. Thay cát vệ sinh hàng tuần. Lưu ý sở thích của mèo. Primm cho biết một số con mèo thích những chiếc hộp có mái che, một số con thì không, những con khác sẽ bị hấp dẫn khi sử dụng hộp hộp vệ sinh khác nhau.
- Tránh những thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của gia đình
- Giảm bớt căng thẳng cho mèo. Sự căng thẳng của chúng đôi khi là biểu hiện của bệnh tật.
Suckhoecuocsong.vn (Lược dịch theo dailypaws)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?