Chó con bị tiêu chảy: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả
Chó con bị tiêu chảy: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả
Chó con bị tiêu chảy là một trong những vấn đề khá thường gặp ở chó con. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó con. Nguyên nhân nào khiến chó con bị tiêu chảy, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tình trạng tiêu chảy ở chó con là một trong những vấn đề khá thường gặp trong quá trình chăm sóc chó con. Mặc dù đây không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không xác định rõ nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả thì có thể để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng sức khỏe của chó con, khả năng phát triển.
Nguyên nhân chó con bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân khiến chó con bị tiêu chảy. Có thể chó con bị tiêu chảy do một trong các nguyên nhân dưới đây:
Ngộ độc sữa mẹ
Chó con bị tiêu chảy do ngộ độc bởi sữa mẹ. Khi bị ngộ độc sữa mẹ chó con sẽ bỏ bú, kêu nhiều, tiêu chảy, người lạnh.
Yếu tố tâm lý
Do một số chó con khi bị tách đàn nên chúng có tâm lý sợ hãi, cô đơn, nằm cuộn một góc, không thích giao du. Sẽ gây nên một phản ứng căng thẳng nhẹ làm chó con bị tiêu chảy.
Chế độ ăn uống thay đổi
Do không bú sữa mẹ nên chó con chuyển dần sang ăn các loại thức ăn như: cháo, cơm, đồ ăn khô. Những khẩu phần chế độ dinh dưỡng khác đi rất có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó con.
Ăn phải đồ lạ
Một số con con ăn, liếm thử, cắn hoặc nuốt phải đồ lạ không đảm bảo vệ sinh khiến chúng bị tiêu chảy.
Lây truyền
Tiêu chảy có thể liên quan đến các loại virus như parvovirus và distemper. Tiêu chảy ở chó con có thể do ký sinh trùng đường ruột như giun và giun móc, động vật nguyên sinh như giardia và vi khuẩn như salmonella và E.coli
Miễn dịch
Do hệ thống miễn dịch của chó con chưa phát triển đầy đủ, chưa được tiêm phòng vắc xin nên chúng dễ mắc các bệnh, hệ miễn dịch kém có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó con.
Ăn phải thức ăn bị ôi thiu, đồ ăn chứa nhiều mỡ
Các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay các loại thức ăn quá nhiều mỡ cũng là một nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy.
Chó mắc phải bệnh lý nghiêm trọng
Chó mắc phải bệnh lý nghiêm trọng như: Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis)
Dấu hiệu nhận biết chó con bị tiêu chảy
Khi chó bị tiêu chảy sẽ có một số dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:
+ Chó con đi ngoài phân lỏng
+ Chó con bỏ bú sữa mẹ
+ Kêu nhiều
+ Người lạnh, nhất là 4 chân, tai, miệng
+ Sốt xuất huyết
+ Tiêu chảy kết hợp với nôn mửa
+ Bỏ ăn
+ Hôn mê
+ Người phờ phạc, mệt mỏi, nằm im một chỗ
+ Đi ngoài ra máu, phân đen
Cách xử lý khi cho con bị tiêu chảy
Nếu chó con bị tiêu chảy nhẹ
Khi chó bị tiêu chảy nhẹ nhưng mắt vẫn sáng, chơi, ngủ bình thường. Khi đó bạn hãy để chó con nhịn ăn từ 12-24 tiếng,cho uống nước sạch để đường ruột của chó phục hồi. nếu cún có biểu hiện suy yếu hay quá mệt mỏi thì có thể cung cấp dung dịch đường Glucose hay mật ong.
Sau thời gian nhịn ăn, hãy cho chó con ăn trở lại với chế độ ăn nhạt, tránh cho ăn đồ có dầu mỡ, tránh sữa, trứng, thịt đỏ hay nêm gia vị vào thức ăn. Có thể cho chó ăn thịt gà xé nhỏ trộn lẫn với cháo trắng hoặc cơm trắng. Nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa phụ, tránh cho chó con ăn nhiều cùng một lúc. Hãy duy trì chế độ ăn uống này trong 2-3 ngày để ổn định đường ruột cho chó con.
Người nuôi có thể bổ sung Probiotic dành riêng cho chó, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, trộn vào thức ăn 1 lần/ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy.
Nếu chó con bị tiêu chảy nặng
Nếu chó con bị tiêu chảy nặng, kèm theo phân nhầy, nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, mắt lờ đờ, người lạnh. Hãy đem chó đến phòng khám thú y gần nhất để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy nặng từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Người nuôi không được tự được ý điều trị cho chó tại nhà, hay cho chó con uống bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ
Các biện pháp phòng tránh chó con bị tiêu chảy
+ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đồ ăn thức uống cũng như nơi ở của chó con
+ Tránh đột đột thay đổi đồ ăn, nên thay đổi từ từ để chó kịp thời thích nghi đồ ăn mới
+ Hạn chế cho chó ăn các đồ ăn chứa nhiều mỡ, nhiều dầu
+ Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông
+ Hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo
+ Nên thường xuyên dọn dẹp và khử độc định kỳ 1-2 tháng/lần tại các khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi
+ Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ cho chó con
+ Cho chó con thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất
+ Cẩn trọng đồ ăn cho chó mẹ tránh trường hợp chó con bị ngộ độc sữa mẹ
Hi vọng rằng với những thông tin hưu ích ở trên dây sẽ giúp các chủ nuôi biết cách nhận biết, xử lý khi chó chó con bị tiêu chảy và giúp chó con phát triển khỏe mạnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị mất nước nguyên nhân do đâu, cách điều trị
+ Lưu ý bảo vệ đường tiêu hóa cho chó con
+ Mèo bị tiêu chảy do ăn cá: nguyên nhân, cách xử lý, phòng ngừa
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.