Chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột: triệu chứng, cách xử lý
Chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột phải làm sao, cách phòng ngừa
Ngộc độc thuốc diệt chuột là một trong những tai nạn nguy hiểm gây tử vong ở chó trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời. Khi chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột sẽ có những triệu chứng như thế nào? Cách xử lý khi phát hiện chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột.
Các loại thuốc diệt chuột
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc diệt chuột khác nhau, mỗi một loại thuốc diệt chuột có mức ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào thành phần hoạt tính.
Thường các loại thuốc diệt chuột có hình dáng giống hạt cơm, bột đường nhìn rất bắt mắt nên với bản tính tò mò chó thường hay ăn. Các loại thuốc này được chiết từ mọi viên thuốc, khối thuốc, dung dịch độc nên đa dạng về màu sắc, kiểu dáng nhưng phổ biến nhất hiện nay là màu xanh dương, màu lá, màu tím, màu mòng két.
Các loại thuốc diệt chuột được sử dụng để diệt các loài gặm nhấm gây hại cho cây trồng, thực phẩm, lương thực dự trữ như chuột cống, chuột nhắt, các loài động vậy gây hại. Để tiêu diệt được các loài động vật gây hại nhiều người thường tẩm thuốc diệt chuột thức ăn, cám, gạo, thịt,… Khi đó, do chó ăn phải chuột bị nhiễm thuốc diệt chuột hay vô tình ăn phải thức ăn có chứa thuốc diệt chuột khiến chó bị ngộ độc. Tùy thuộc vào liều lượng, loại thuốc diệt chuột chỉ trong vòng từ 10 phút đến 2 giờ sau khi chó ăn phải các triệu chứng lâm sàng của ngộ độc strychnine dần xuất hiện và trở nên cấp tính. Nếu không được cấp cứu kịp thời chó có thể bị chết bởi chất độc trong thuốc diệt chuột phát tác.
Nguyên nhân khiến chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột
Có 3 nguyên nhân chủ yếu khiến chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột bao gồm:
+ Chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột do có người cố ý trộn thuốc diệt chuột vào thức ăn của chó
+ Do chó tiếp xúc ngẫu nhiên với bả chuột
+ Chó ăn thịt phải các loài gặm nhấm, chuột, chim bị nhiễm độc do bả chuột.
+ Chất độc dính trên lông da và con vật chải chuốt vô tình nhiễm độc
Triệu chứng chó ngộ độc thuốc diệt chuột
Khi chó ngẫu nhiên tiếp xúc với thuốc diệt chuột hay vô tình ăn phải các loài gặm nhấm bị nhiễm độc do thuốc diệt chuột hay có người cố ý trộn thuốc diệt chuột vào thức ăn của chó khiến chó bị ngộ độc. Khi chó bị ngộ độc mèo sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
+ Nôn mửa, sùi bọt mép, nước dãi tiết ra nhiều
+ Chó chán ăn
+ Nôn ra máu
+ Thở gấp/khó thở
+ Hơi thở của chó hôi bất thường
+ Các chi co cứng, khiến chó di chuyển khó khăn
+ Toàn thân chó rung lên, co giật toàn thân
+ Chó bị chứng suy nhược thần kinh
+ Xuất hiện các nốt bầm tìm hoặc xuất huyết ở nướu hoặc tai trong
+ Nướu chó nhạt
+ Chó bịt sốt cao
+ Có thể ho ra máu
+ Chó bị sùi bọt mép
+ Nhịp tim nhanh
+ Chó bị chảy máu mũi
+ Nước tiểu thường đổi màu
Hướng dẫn cách xử lý chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột
Khi chó ăn phải thuốc diệt chuột, bả chuột hãy ngay lập tức có biện pháp xử lý kịp thời để giúp chó nôn ra chất độc khỏi cơ thể, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của chó. Khi phát hiện chó có những triệu chứng bị ngộ độc hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vạch miệng chó ra và đổ nước vào thật nhiều, hãy cố gắng làm càng nhanh càng tốt
Bước 2: Sử dụng oxy già với liều lượng 1 muỗng cà phê oxy già tương đương với chó có thể trọng 5kg.
Bước 3: Sau khi chó nôn ra được hãy bổ sung nước cho chó bằng Oresol hoặc nước muối và đường theo tỉ lệ 9:1 để bù lại lượng nước chó nôn ra.
Bước 4: Mang chó đến bệnh viện thú y gần nhất để được kiểm tra, truyền dịch và điều trị thêm.
Lưu ý:
+ Nếu chó bị bất tỉnh, khó thở, đau đớn hoặc sốt không sử dụng thuốc nôn mửa cho chó.
+ Khi mang chó đi phòng khám thú y hãy mang theo loại bả mà chó ăn phải hoặc ước chừng lượng thuốc diệt chuột mà chó nạp vào cơ thể, thời gian chó bị trúng độc để bác sĩ thú y có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, chính xác.
Phòng ngừa chó ngộ độc thuốc diệt chuột
+ Hạn chế cho chó đi lang thang
+ Khi chó đi ra ngoài hãy đem theo rọ mõn
+ Hãy để mắt đến chó khi chó ở ngoài trơi, khu vực công viên
+ Cung cấp thức ăn đầy đủ cho chó, giàu dinh dưỡng, tránh để chó bị đói mà phải đi bắt chuột để ăn
+ Hạn chế cho chó đến những nơi đang đánh bả chuột, diệt chuột
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị ngộ độc socola: triệu chứng, cách sơ cứu
+ Mèo bị ngộ độc thuốc diệt chuột: nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý
+ Chó bị sùi bọt mép nguyên nhân do đâu, cách xử lý
+ Mèo bị ngộ độc tinh dầu bạc hà: triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.