Đánh răng cho chó: Cách đáng răng đúng chuẩn
Khá nhiều chủ nuôi chó thắc mắc có nên đáng răng cho chó hay không? Nếu phải đánh răng nên chọn loại kem đánh răng nào tốt? Cách đánh răng như nào mới tốt cho hàm răng của cún cưng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây
Có nên đánh răng cho chó hay không?
Các chủ nuôi trong quá trình nuôi và chăm sóc chó không chỉ quan tâm đến việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, tạo môi trường sống cho cún cưng cảm thấy thoải mái, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở chó mà cần quan tâm đến vấn đề răng miệng của cún cưng của mình.
Có một điêu thú vị chính là chó không bị sâu răng như chúng ta nhưng chúng vẫn dễ mắc các bệnh về răng miệng khiến chúng cảm thấy khó chịu. Do đó, việc đánh răng cho chúng là cần thiết để ngăn ngừa một số bệnh về răng miệng như: hôi miệng, răng lung lay, chảy nước dãi, đen răng, viêm nướu, chảy máu rắng,…Ngoài ra, đánh răng cho chó còn ngăn ngừa vi khuẩn từ răng miệng tránh lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể của cún cưng.
Dấu hiệu nhận biết răng của chó đang gặp vấn đề
Do không được chăm sóc răng miệng đúng cách nên chó dễ dàng mắc một số bệnh về răng như hôi miệng, răng lung lay, viêm nướu,…Để nhận biết răng của chó đang gặp vấn đề bạn hãy để ý và quan sát một số dấu hiệu sau đây:
+ Kiểm tra hơi thở của cún cưng. Nếu hơi thở của cún cưng nặng mùi kèm theo các biểu hiện như chán ăn, uống quá nhiều nước, đi tiểu nhiều làn thì cún cưng đang gặp vấn đề về răng miệng.
+ Khi bạn kéo vành môi để xem răng và nướu của cún cưng nếu răng ngả màu vàng nâu hoặc nướu răng phải có màu hồng nhạt hoặc nướu có bị sưng hay không.
+ Cún cưng chảy nước dãi nhiều, răng lung lay.
Cách chọn bàn chải đánh răng cho chó
Nhiều người khi đánh răng cho chó thường mắc phải sai lầm chính là sử dụng bàn chải đánh răng cho người đánh răng cho chó cưng của mình. Nhưng theo các bác sĩ thú y thì đây là cách làm cực kỳ sai lầm. Bởi cấu trúc răng của chó không giống với cấu trúc răng của người nên khi đánh răng cho chó nên sử dụng bàn chải được thiết kế đặc biệt dành riêng cho cún cưng.
Trên thị trường có khá nhiều bàn chải dành cho thú cưng với mẫu mã, chủng loại, giá cả khác nhau bạn có thể lựa chọn. Nhưng theo các bác sĩ thú y nên chọn loại bàn chải dài và bàn chải lồng khi đánh răng cho chó.
+ Bàn chải dài nhìn khá giống với bàn chải dành cho người nhưng mềm hơn. Nên sử dụng bàn chải dài với những chú cún trên 5 tháng tuổi, chó trưởng thành.
+ Bàn chải lồng có thể giúp chủ nuôi xỏ vào ngón tay và đưa vào miệng cún cưng giúp chải kỹ rằng vị trí, ngóc ngách trong khoang miệng. Loại bàn chải lồng nên sử dụng với những chú cún con dưới 5 tháng tuổi.
Cách lựa chọn kem đáng răng cho chó
Tại các shop thú cưng, các trang thương mại điện tử như Tiki, shope, sendo, lazada,…đều có bán những sản phẩm kem đánh răng cho chó với vô số chủng loại, xuất xứ, giá cả, thành phần khác nhau bạn có thể tùy ý lựa chọn cho phù hợp với tình hình tài chính và sức khỏe răng miệng của cún cưng.
Nhưng khi lựa chọn kem đánh răng cho chó con dưới 6 tháng tuổi không nên dùng kem có flo vì sẽ làm tổn thương đến men răng. Tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng của người để đánh răng cho cún cưng vì có thể kích ứng dạ dày của chó cưng.
Một số loại kem đánh răng được các bác sĩ thú y, người nuôi chó lâu năm khuyên dùng như: Bludle’Budle, Pet Toothpaste, Cera Pet, Procare Dental Gel, kem đánh răng cho chó mèo ArquiFresh, kem đánh răng cho chó TRIXIE Zahnpflege-Set, kem đánh răng cho thú cưng Forcans….với mức giá từ 100.000-200.000đ.
Bên cạnh kem đánh răng các chủ nuôi có thể mua thêm nước súc miệng để đảm bảo vệ sinh hiệu quả hơn, hoặc chuẩn bị một khúc xương giả cho chó gặm
Nên đánh răng cho chó vào thời điểm nào?
Chó sẽ không thể tự hiệu được tầm quan trọng của việc đánh răng nên mới đầu chúng sẽ không ngoan ngoãn hợp tác. Do vậy bạn cần biết chọn thời điểm đánh răng để chó cảm thấy thoái mái nhất và làm quen dần với việc đánh răng. Theo các chuyên gia động vật cho biết thời điểm thực hiện chải răng cho chó là lúc chúng vừa vui đùa xong và đã thấm mệt, lúc này chúng sẽ ít phản kháng hơn.
Việc đánh răng cho cún cưng nên thực hiện từ khi cún cưng khoảng 3 tháng tuổi, đánh răng định kỳ 2 – 3 lần/ tuần theo khung giờ cố định để tạo cho chúng thói quen đánh răng.
Lưu ý, không đánh răng vào các thời điểm mà chúng tỏ ra không thoải mái, đang khó chịu. Nếu chúng tỏ vẻ không hợp tác, khó chịu, cáu giận, vùng vẫy muốn thoát khỏi bạn hãy dừng ngay vì rất có thể chúng sẽ cắn vào tay bạn.
Hướng dẫn cách đánh răng cho chó đúng chuẩn
Bước 1: Bước đầu hãy giúp chúng làm quen dần với việc đánh răng bằng việc trước vài tuần hãy massage môi và xung quanh vùng miệng để cún cưng quen với việc tay bạn đụng vào mõm, sau đó chuyển qua răng và nướu.
Bước 2: Khi chúng quen dần với việc tay bạn đụng vào mõm, bạn có thể bôi một chút kem đánh răng dành cho chó hay hỗn hợp baking soda lên miệng, để chúng nếm thử mùi vị cho quen dần.
Bước 3: Sau khi chúng quen với mùi vị của kem đánh răng, không cảm thấy khó chịu với kem đáng răng hãy tập cho chúng làm quen với bàn chải đánh răng. Hãy đưa bàn chải đánh răng di chuyển nhẹ nhàng trong miệng cún cưng cho chúng quen dần với bàn chải.
Bước 4: Khi cún cưng quen dần với bàn chải đánh răng hãy đặt bàn chải đánh răng một góc 45 độ và chải răng theo vòng tròn. Nâng môi cún lên khi cần thiết, và chỉ chải răng lần lượt từng bên. Phần răng bên trong nơi có nhiều cao răng nhất cần chú ý đánh kĩ khu vực này. Khi thực hiện chải răng nên dùng lực nhẹ nhàng không dùng lực quá mạnh sẽ khiến chó cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Nếu chúng cảm thấy khó chịu hãy nhẹ nhàng vỗ về chúng trong khi chải răng. Nếu chúng chúng tỏ ra hung dữ thì tốt nhất nên dừng lại và thực hiện vào lần kế tiếp.
Mỗi một lần chải răng nên được thực hiện trong vòng 2 – 3 phút.
Bên cạnh đó, bạn nên mua một vài món đồ chơi để nhai cho cún cưng thỏa mãn bản năng gặm, cắn và cũng giúp cho răng thêm chắc khỏe, loại bỏ những mảng bám, làm sạch răng hơn, cũng như giúp cún cưng giảm stress, tránh buồn chán và có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cún cưng.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết và chuẩn xác về cách đánh răng, lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng,… cho chó để bạn áp dụng trong việc vệ sinh răng miệng cho chú cún cưng của mình.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.