Chăm sóc chó con bị mất mẹ: những điều cần biết
Chăm sóc chó con bị mất mẹ: những điều cần biết
Làm thế nào để chăm sóc chó con bị mất mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt là điều không dễ bởi mẹ chúng với bản năng tự nhiên, sẽ chăm sóc chúng tốt nhất.
Không ai muốn đàn chó con của mình sinh ra đời mà bị mất mẹ, không có sự chăm sóc của chó mẹ. Việc chó con bị mất mẹ ngay sau khi mới chào đời, sẽ khiến chúng gặp nhiều rủi ro, thậm chí có thể bị tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách.
Những điều cần biết khi chăm sóc chó con bị mất mẹ
Chó mẹ bị mất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau do: bệnh tật, trong quá trình sinh nở gặp vấn đề, sức khỏe không đảm bảo, chó mẹ bỏ con,…Dù là lý do nào người nuôi cần chuyển chó con đến phòng khám trong vòng 48h sau khi sinh. Khi di chuyển nên đặt chó con trong thùng carton hoặc hộp giấy bên trong có đặt sẵn vải bông để chó con không bị lạnh trong quá trình di chuyển. Sau khi đến phòng khám các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát và dị tật nếu có của chó con để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Chủ nuôi cần hỏi bác sĩ thú các thông tin như: cách chăm sóc, loại sữa sử dụng cho chó con, cách cho chó con bú sữa,…
Chủ nuôi hãy nhớ, trong vòng 24-48h sau sinh là khoảng thời gian chó con cần được bú sữa đầu, sữa chứa dinh dưỡng và kháng thể cần thiết, nếu chó mẹ không thể cung cấp được loại sữa này, hãy thông báo cho bác sỹ thú y. Bác sĩ có thể cung cấp một loại huyết tương hoặc huyết thanh từ một chú chó khỏe mạnh để lấy tác dụng tương tự.
Cách cho cho chó con ăn
Nên lựa chọn loại sữa dành riêng cho chó sơ sinh, tùy thuộc vào độ tuổi của chó con người nuôi sẽ chọn lựa loại sữa cũng như liều lượng sữa để chăm sóc chúng phù hợp.Chủ nuôi có thể mua sản phẩm sữa công thức dành cho chó con như Just Born, Nurturalle, Ilsaac,Esbilac PetAg, sữa PetLac,…
Về số lần ăn
Bên cạnh đó, chó con cần được cho ăn sau 2-3 giờ, trung bình một ngày từ 5 - 6 lần. Mỗi lần uống khoảng 15 đến 25ml, trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 3 tuần tuổi tần suất ăn sẽ giảm xuống còn 4 lần trong 1 ngày. Nếu không có thời gian, bạn có thể pha sẵn sữa để vào tủ lạnh sau đó hâm nóng dùng dần.Đối với chó con yếu ớt nên cho chó con ăn nhiều lần, mỗi lần lượng sữa ăn ít hơn các con khác trong đàn.Nếu phát hiện chó con kêu khóc chính là lúc chúng cần bú, chủ nuôi cần cung cấp sữa cho chó con.Chó con nặng dưới 230gr cần phải cho ăn 1cc sữa cho mỗi 30gram trọng lượng, lớn hơn thì cần phải tăng thành 1.5cc sữa cho số cân tương ứng.
Công thức sữa
Công thức để pha sữa cho chó con là: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng. Sau đó, bạn hãy cho sữa đã pha vào bình sữa của trẻ con để chó con uống từ từ.
Do miệng chó con còn nhỏ nên lựa chọn loại sữa đặc biệt có núm vú, sữa công thức thay thế sữa dành cho chó con. Tuyệt đối không cho chó con ăn sữa bò vì có thể làm rối loạn đường tiêu hóa của chó con có thể khiến chó con bị tử vong.
Khi cho chó con ăn nên làm ấmsữa công thức bằng nhiệt độ cơ thể, thử chạm bình sữa vào phần bên trong cổ tay để đảm bảo rằng nó không được quá nóng, nếu có nhiệt kế là tốt nhất. Nếu chó con không uống hết sữa hãy đổ bỏ, tránh để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của chó con.
Khi chó con được 3 tuần tuổi, thời gian nàychó con đã đủ lớn để ăn các thức ăn thay thế sữa, như cháo chẳng hạn. Tuy nhiên, chủ nuôi không nên thay thế hoàn toàn cháo trong khẩu phần ăn của chúng mà hãy xen kẽ sữa với cháo để chó con dần thích nghi. Trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa vẫn pha cho chó, trộn đều cho sền sệt như cháo và cho chó con ăn. Duy trì cho chó con ăn cháo đến khi được 6 tuần tuổi sau đó tăng số lần cho ăn cháo trong ngày và bỏ sữa.Khi cho chó ăn cháo nên phải theo dõi thường xuyên việc tiêu tiểu của chó con. Khi chó con 2 tháng trở lên thì đã coi như đủ lớn và bắt đầu ăn được thịt cá xay nhuyễn, nấu chung với cháo hoặc cơm xay nhuyễn.
Chăm sóc chó con hàng ngày
Khi chó con còn nhỏ, mới sinh chúng không dùng thị giác mà sử dụng xúc giác và khướu giác để tìm đến vú mẹ. Nên khoảng thời gian này chính là khoảng thời gian cần đặc biệt quan tâm đến chúng.
Chó con cũng giống như trẻ em mới sinh, sau khi chúng uống sữa xong hãy đặt chúng nằm ngửa lên lòng bàn tay hoặc nằm úp trên vai bạn và nhẹ nhàng massage cho chúng ợ hơi.
Lưu ý, trong quá trình uống sữa hãy thật cẩn trọng,nhẹ nhàng, đặc biệt là cho ăn bằng xi lanh
Bên cạnh đó, vấn đề an toàn cho chó con cần được quan tâm hàng đầu, nên để chó con ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, yên tĩnh, giữ ấm cho chó con bằng đèn sởi hoặc sử dụng đèn sợi đốt. Trong 4-5 ngày đầu, nhiệt độ trong tổ nhiệt độ khoảng 29-32 ℃, nhiệt độ có thể giảm dần tới khoảng 26-27 ℃ vào ngày thứ 7-10, vào cuối tuần thứ 4 thì chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 21-24 độ. Sau khi chó con đã cứng cáp hơn hãy cho chúng sởi nắng vào sáng sớm khoảng 68h sáng, mỗi lần từ 15-20 phút là đủ để chúng hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Tránh để vật nuôi khác trong nhà lại gần chó con. Khu vực nuôi chó con cần được che chắn, bao bọc cẩn thận.
Ngoài ra, khi mới sinh, chó con không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình do hệ tiêu hóa còn non nớt.Hãy giúp nó.Sau khi cho chó con ăn xong, hãy lấy giấy ướt, lau nhẹ vào hậu môn để kích thích. khi chó con đi vệ sinh nên dùng khăn sạch, giấy để lau sạch chất thải của chó con tránh để các chất thải bám vào chúng. Dọn dẹp, thay đế phần lót ổ của chó con để tránh vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khỏe của chó con.Hãy duy trì việc này cho đến khi chó con đủ 3 tuần tuổi.
Khoảng 2 tháng tuổi thì chúng đã tung tăng khắp nơi do đó có thể tạo thói quen vệ sinh ngay từ tuổi nhỏ bằng cách đặt khay vệ sinh gần nơi ở của chó con hoặc để sẵn nước tiểu của chúng trong đó, khi quen dần chúng sẽ tìm đến khay vệ sinh mỗi khi muốn đi vệ sinh. Bên cạnh việc giúp chó con đi vệ sinh cũng cần theo dõi chất lượng phân. Việc này sẽ giúp kiểm soát tình hình sức khỏe của chúng.
Phòng bệnh cho chó con bị mất mẹ
Do không có sự chăm sóc của chó mẹ trong những giai đoạn đầu đời chó con rất dễ mắc các bệnh. Từ khi sinh đến 2 tháng tuổi, chó con hoàn toàn phụ thuộc vào kháng thể từ sữa mẹ do đó việc tiêm chủng là chưa cần thiết. Nhưng khi không có sự chăm sóc của chó mẹ, uống sữa công thức nên hệ miễn dịch của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nuôi. Do đó, để phòng ngừa bệnh tật cho chó con chủ nuôi cần đảm bảo các vấn đề như sau:
+ Hãy đảm bảo môi trường xung quanh tổ được sạch sẽ, khô ráo, ấm áp, tránh gió lạnh mùa, mưa ẩm hắt được vào tổ của chó con
+ Nên lựa chọn các loại sữa chuyên dụng dành cho chó sơ sinh để chó con được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng sẽ giúp hệ miễn dịch nhanh chóng phát triển.
+ Khi chó con bước sang giai đoạn ăn dặm nên chú ý chất thải của chó con, tốt nhất nên bổ sung men tiêu hóa để phòng cách bệnh về đường tiêu hóa, bệnh đường ruột.
+ Sau khi chó con được 2 tháng nên chích ngừa các mũi 5 bệnh, 7 bệnh, chích ngừa lặp lại sau 1 tháng, đủ 2 mũi thì sẽ lặp lại sau 1 năm.
Việc chăm sóc chó sơ sinh cần rất nhiều thời gian và công sức, nhưng chỉ cần lơ là thì hậu quả sẽ rất khó lường. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp chủ nuôi chăm sóc chó con bị mất mẹ khỏe mạnh, sống tốt, phát triển nhanh
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó con bị tiêu chảy: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả
+ Nên cho chó mẹ ăn gì để nhiều sữa?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.