Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất

10/6/2021 4:45:00 PM
Cây hoa lan bị vàng lá nếu không được xử lý kịp thời cây sẽ bị yếu dần, mất khả năng sinh trưởng, lá rụng, dần dần cây sẽ bị chết.

 

Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất

Cây hoa lan bị vàng lá nếu không được xử lý kịp thời cây sẽ bị yếu dần, mất khả năng sinh trưởng, lá rụng, dần dần cây sẽ bị chết. Nguyên nhân nào khiến cây hoa lan bị vàng lá, khi phát hiện lan bị vàng lá phải xử lý khắc phục như thế nào mới hiệu quả.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hoa lan những cây lan dù được chăm sóc, tưới nước đầy đủ nhưng dần dần lá của lan bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng, héo và rụng dần gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Nếu không kịp thời phát hiện, khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng lan bị yếu dần do lá cây không quang hợp được ánh nắng, dần  ất đi khả năng sinh trưởng, cây chậm lớn, còi cọc,…

Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất

Nguyên nhân khiến cây hoa lan bị vàng lá, cháy lá

Ánh nắng trực tiếp làm cây lan bị vàng lá, cháy lá:

Ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá của lan trong thời gian dài khiến lan tình trạng cháy lá, vàng lá nhất là trong mùa hè.

Nhiệt độ cao làm cho cây hoa lan bị vàng lá:

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, khiến cho lượng hơi nước ở trong các giá thể bị bốc hơi nhanh, nếu lan bị khô nước quá sẽ làm giảm khả năng phát triển của cây, khiến cây bị tình trạng vàng lá.

Cây lan bị vàng lá do tưới quá nhiều nước:

Việc tưới quá nhiều nước khiến cho cây bị tình trạng thối rễ, bộ lá của cây lan sẽ chuyển từ màu xanh thông thường sang màu vàng ra rụng dần.

Bón quá nhiều phân bón:

Tình trạng lá của lan bị vàng hàng loạt có thể do nguyên  nhân lan bị ngộ độc phân bón do bón quá nhiều phân

Lá lan già sẽ rụng tự nhiên:

Những chiếc lá lan đã già theo tự nhiên chúng sẽ rụng đi điều này là hoàn toàn bình thường, người trồng lan không nên lo lắng quá mức

Thay đổi môi trường sống:

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng lan bị vàng lá có thể do thay đổi môi trường sống khiến lan phản ứng bằng cách vàng lá, rụng hoặc nở hoa.

Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất

Cây lan bị vàng lá do nấm:

Khi giá thể để ở nơi ẩm quá lâu khiến cho nấm hại, vi khuẩn phát triển nhiều gây ảnh hưởng tới bộ rễ của hoa lan. Khi bộ rễ bị suy yếu không hút được các chất dinh dưỡng càn thiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, khiến cho cây bị bệnh vàng lá.

Bệnh đốm nâu thối nhũn:

Bệnh đốm đâu gây ra tình trạng lá của hoa lan vàng, thối nhũn những lá non, bệnh này cần phải khắc phục sớm nếu không cây lan sẽ bị ảnh hưởng.

Thiếu chất dinh dưỡng:

Những người mới trồng lan chưa biết cách chăm sóc nên chưa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hoa lan, cây bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng vàng lá.

Nước tưới không sạch sẽ:

Một số người trồng lan sử dụng nước máy chưa được khử Clo, nước bẩn khiến cho cây lan bị vàng lá

Bọ trĩ tấn công hoa lan:

Bọ trĩ tấn công hoa lan trong điều kiện vườn lan không đủ ánh sáng, mật độ các chậu lan quá dày khiến cho bọ trĩ phát triển, tấn công, hút các chất dinh dưỡng, hút nhựa lá, làm khô lá gây ra tình trạng vàng lá.

Tách chiết không đúng cách

Trong quá trình tách chiết hoa lan do cây bị đứt, gãy và mang từ rừng về sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây bị ngưng lại vì vậy cây sẽ bị vàng lá và trút bỏ toàn bộ lá đang có để mọc lá mới.

Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng lan bị cháy lá, vàng lá

Ánh nắng trực tiếp:

Ánh nắng trực tiếp chiếu vào liên tục, trong thời gian dài gây ra tình trạng cháy lá, vàng lá hoa la. Để khắc phục điều này hãy đưa cây vào vị trí mát hơn, có mái che mát để giúp cây phuc hồi bộ lá

Bổ sung thêm lượng nước, chất dinh dưỡng, phân bón, giá thể giàu dinh dưỡng giúp cho cây phát triển tốt hơn, hấp thụ thêm các chất dinh dưỡng,

Đối với những nhà vườn có diện tích trồng lan lớn hãy sử dụng giàn lan có mát che sẽ giúp cây giảm được lượng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, tránh và hạn chế lan bị cháy lá vào mùa hè hay những ngày thời tiết nắng nóng.

Nhiệt độ cao:

Tránh tình trạng lan bị sốc nhiệt do nhiệt độ cao nhất là các khu vực sân thượng, ban công chiếu nắng nhiều,…Hãy di chuyển chậu lan vào vị trí có nhiệt độ vừa phải, tránh đặt nơi nhiệt độ cao, có thể sử dụng mái che để che bớt lượng nhiệt từ ánh nắng mặt trời vào những ngày nắng nóng.

Tưới quá nhiều nước:

Trong quá trình chăm sóc hoa lan hãy tưới đủ lượng nước mà hoa lan cần, không tưới quá nhiều nước. Khi chăm sóc hoa lan người trồng lan cần lưu ý, khi thấy giá thể khô thì mới được tưới tiếp nước hoa hoa lan. Nếu tưới nước 1 lần trong một ngày nên tưới lúc 10h sáng không nên tưới muộn quá. Những ngày thời tiết hanh khô, lạnh hoặc một số giống lan thuộc dòng rễ gió giá thể giữ nước kém thì cần tưới 2 lần, tưới vào 7h sáng để rửa sương muối, 1 lần vào lúc 3-4h chiều là phù hợp.

Số lượng nước tươi nên bằng kích cỡ giỏ lan, nhiệt độ nước tưới bằng nhiệt độ của đất, nước tưới nên chọn một số loại nước như: nước mưa đã ngâm 4-5 ngày, nước vo gạo, nước luộc trứng,…Độ pH của nước cần ở mức từ 5,5 đến 6,8 và độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm.

Khi lan bị tình trạng lá vàng do tưới quá nhiều nước nên thay chậu mới, cắt bỏ những lá bị vàng, lá thối rồi trồng sang chậu mới.

Bón quá nhiều phân bón:

Sử dụng nước sạch dội sạch lượng phân bón dư thừa, nếu như trồng lan trong chậu nên thay chậu mới cùng giá thể mới. Khi sử dụng phân bón cho cây chỉ nên sử dụng khoảng ½ liều lượng khuyến cáo, phun thuốc đúng liều lượng.

Thay đổi môi trường sống:

Khi thay đổi môi trường sống khiến lan không kịp thích nghi với môi trường sống mới gây ra tình trạng lá vàng. Lúc này, người trồng cần chăm sóc ở mức bình thường để cho cây lan quen dần với môi trường sống mới. Đặt chậu trồng ở khu vực mát mẻ, chưa cần tưới nước vội chờ đến 2-3 ngày sau hẵn tưới. Khi tưới nước cho lan nên sử dụng B12 pha với tỉ lệ 1cc/1 lít nước, tưới 3 ngày/ lần kèm với các loại thuốc kích rễ để giúp cây sớm hồi phục và ra bộ rễ mới.

Nấm hại:

Nấm hại phát triển rất nhanh có thể lây lan sang cho những chậu trồng khác cần phải xử lý nhanh chóng. Khi phát hiện cây bị vàng lá, thối gốc và chết hãy tiến hành phun thuốc diệt nấm dành cho hoa lan để diệt trừ nấm hại.

Nếu trường hợp cây hoa lan bị nặng thì ta nên tiến hành xử lý, cắt bỏ hoàn toàn bộ rễ cũ và trồng ra giá thể và khu vực mới, chăm sóc cho cây hồi phục lại.

Bệnh đốm nâu:

Trường hợp cây lan bị bệnh đốm nâu nhẹ nên tiến hành xử lý ngay, cắt bỏ toàn bộ lá bị thối nhũn và tiến hành các biện pháp như: xịt thuốc khắp cả vườn để diệt trừ hết các mầm bệnh nhỏ. Dùng bộ quế rắc lên vết cắt để khử trung và diệt khuẩn.

Trường hợp cây lan bị bệnh đốm nâu nặng thì ta tiến hành pha các dung dịch trị nấm như Antracol +Staner và rắc lên vết bệnh.

Thiếu chất dinh dưỡng:

Bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho lan phát triển, có thể bón thêm phân bón lá, sử dụng giá thể giàu dinh dưỡng, phân lân để bón cho lan.

Nước tưới không sạch:

nếu nước tưới không sạch sẽ làm cho cây lan bị vàng lá do đó cần phải hết sức lưu ý khi chăm sóc hoa lan. Nên lựa chọn nước tưới  sạch, nếu sử dụng máy phải được khử hết Clo, nước vo gạo, nước chè xanh, nước mì chính,…

Bên cạnh đó, khi cung cấp nước cho lan cần căn cứ vào tập tính, tình hình sinh trưởng của cây để xác định lượng nước cần tưới cho hoa lan. Khi lan trong thời kỳ sinh trưởng mạnh cần tưới nhiều nước, ngược lại khi hoa nở nên tưới ít nước nếu không sẽ khiến hoa lan bị rụng. Một số loại lan cũng yêu cầu lượng nước khác nhau, bởi một số giống lan cần nhiều nước còn một số giống thì không do đó, cần tưới lượng nước phù hợp.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những loại nước tốt cho hoa lan, tưới nước cho lan đúng cách

Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ

Có nên cắt bớt rễ khi lan có quá nhiều rễ trong không khí?

+ Sử dụng chế phẩm sinh học Chitosan - axit amin giúp tăng tuổi thọ hoa lan

Vì sao lan không ra hoa, cách khắc phục hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác