Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại.
Cây hoa nhài có tên khoa học là Jasminum sambac (L.), Ait, thuộc họ Nhài – Oleaceae, xuất xứ từ dãy Himalayas, Trung Quốc. Loài cây này khi nở có hoa màu trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây. Hoa thường nở vào ban đêm hoặc vào giữa trưa. Hoa có nhiều loại gồm dạng đơn, kép, hoặc dạng leo, bụi. Cây thuộc loại cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa nhài thường được dùng để ướp trà và là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường rất tốt cho cơ thể.
Hoa nhài ưa sáng sáng nên khi được trồng ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng nhiều cây sẽ ra hoa càng nhiều, kích thước bông to, có mùi hơm hơn so với các chậu trồng hoa nhài không nhận đủ ánh sáng. Vị trí trồng hoa nhài nên đảm bảo có đủ ánh sáng, thời gian chiếu sáng hàng ngày từ 6-8 giờ.
Nếu trồng trong mối trường ánh sáng yếu, thiếu ánh nắng lâu ngày, cành nhài sẽ dài ra và nụ hoa không thể phân hóa được, chất lượng hoa kém, mùi không thơm, bông ra rất ít, cánh hoa yếu dễ bị hư hại.
Chúng sinh trưởng phát triển tốt khi được trồng trong nhiệt độ từ 22-30 độ C, nhưng khi nhiệt độ dưới 5 độ C cây sẽ gặp tình trạng lá vàng, rụng lá, cành dễ bị tê cóng nếu nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 0 độ C. Do đó, trong mùa đông chúng ta cần chú ý chăm sóc cây cẩn thận giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh, cho nhiều hoa, hoa đạt chất lượng tốt.
Cắt tỉa cành
Sau khi thu hoạch chúng ta cần tiến hành cắt tỉa cây để giúp hạn chế cây tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng chống rét của cây, đồng thời giúp cây được nghỉ ngơi tốt hơn để mùa xuân năm sau có thể nảy mầm chồi mới, cành mới
Khi tỉa cành, cần cắt bỏ những cành dài, cành bên trong, cành rậm rạp và một số cành héo yếu.
Bổ sung phân bón mùa đông
Trong những ngày mùa đông, nếu nhiệt độ tăng lên hơn 15 độ C cần bổ sung phân bón cho cây để cây có thể sống sót qua mùa Đông an toàn, ra nhiều cành, nhanh mới trong mùa xuân năm tới. Có thể bón một số loại phân bón hỗn hợp hoặc có thể sử dụng phân hữu cơ như phân cừu lên men và hoại mục hoặc phân bánh. Những loại phân bón này không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cải tạo đất, có thể giữ ấm vào mùa đông
Khi sang xuân, thời tiết ấm áp hơn để giúp cho cây hoa nhài sớm hồi phục và phát triển tốt, có thể bón thúc cho cây.
Cung cấp đầy đủ ánh sáng
Là loài cây ưu ánh sáng mặt trời nên vào mùa đông thời gian chiếu sáng thường ngắn hơn, do vậy chúng ta có thể đặt chậu cây ở nơi có nắng giúp cây tăng cường sức sống, sức đề kháng.
Tưới nước đúng cách
Mùa đông cây chuyển sang trạng thái ngủ đông nên nhu cầu về nước tưới của cây cũng giảm đi. Nhất là nững chậu hoa nhài để trong nhà, nước bốc hơi chậm nên chúng ta không cần tưới nước quá thường xuyên, giúp hạn chế tình trạng thối rễ, vàng lá.
Nếu nhiệt độ môi trường dưới 11 độ C cần kiểm soát lượng nước ho cây hợp lý, không nên tưới nước quá nhiều, giữ cho đất trong chậu khô một chút, đợi cho đến khi đất trong chậu khô từ 70% đến 80% thì mới tưới.
Nếu môi trường xung quanh chậu cây quá khô, độ ẩm thấp có thể sử dụng bình tưới phun xuống đất hoặc phun nhẹ lên cành, lá để tạo môi trường thích hợp cho cây phát triển trong mùa đông
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.