Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao hơn so với các mùa khác trong năm nên cần chăm sóc hoa cần cẩn thận, chú ý đến vấn đề nước tưới hạn chế tình trạng cây bị thiếu nước. Khi chăm sóc hoa hồng vào mùa hè cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây để cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại.
Mùa hè thời tiết nắng nóng dữ dội, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa hồng. Do đó, để bảo vệ hoa hồng sinh trưởng tốt trong mùa hè, đối với một số nhà vườn trồng hoa hồng với diện tích rộng lớn thì cần trang bị thêm lưới che để tránh nắng nắng trực tiếp chiếu lên cây, gây ảnh hưởng tiêu cực với sự phát triển của cây hoa hồng, chất lượng hoa hồng.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc hoa hồng vào mùa hè
Chống nắng cho hoa hồng bằng vật liệu tránh nắng
Vào mùa hè, nên chọn những vật liệu tránh nắng cho hoa hồng bằng các loại vật liệu như: nhựa sợi xanh, đen hoặc đan dệt xen kẽ vào nhau,…Những vật liệu tránh nắng này có tác dụng giảm lượng nắng chiếu trực tiếp xuống cây nhất là thời điểm giữa trưa nắng gắt.
Vào những ngày trời râm, nắng nhẹ, buổi sáng hoặc chiều muộn có thể thu gọn các vật liệu tránh nắng để gọn một chỗ. Bên cạnh đó những loại vật liệu này rất nhẹ, không hề thấm nước, dễ thi công lắp đặt, độ bền có thể lên đến 3 - 5 năm
Phòng ngừa bệnh sương mai trên hoa hồng
Bệnh sương mai là một trong những bệnh gây hại trên hoa hồng, gây rụng lá nặng và nhanh chóng. Giai đoạn đầu của bệnh gây tinh trạng lá non của hoa hồng bị cong lại màu vàng, bào tử màu xám chỉ xuất hiện ở mặt dưới lá. Lá bị bệnh có triệu chứng khác nhau từ vệt màu vàng, màu tím đến màu nâu hình dạng bất định, đến một quầng cháy sém như bỏng, gây rụng lá nặng và nhanh chóng.
Thời điểm nắng nóng bắt đầu từ tháng 4-9 đối với các tỉnh miền Bắc, đối với các tỉnh miền Nam từ tháng 3-8, nhiệt độ có khi lên tới 35-38 độ C, nắng nóng gay gắt, khi đêm xuống sương bắt đầu xuống hiện và đọng lại trên nụ, lá, hoa của hoa hồng. Khi đó, thời tiết ban ngày thì nắng nóng, ban đêm thì ẩm ướt sẽ kích thích cho bào tử nấm bệnh phát triển mạnh qua đêm. Khi mặt trời lên, lá khô các bào tử nấm bệnh được giải phóng và phát triển thành bệnh sương mai, gây hại trên hoa hồng. Thời gian phát triển bào tử nấm bệnh rất nhanh, chỉ trong thời gian 6 giờ đã đủ để bào tử bệnh nấm mốc phát triển nảy mầm và nhiễm vào lá của hoa hồng.
Do đó, vào mùa hè hãy tiến hành vệ sinh dọn dẹp vườn trồng, thu dọn tàn dư nấm bệnh đem tiêu hủy, tạo độ thông thoáng giữa các cây hoa hồng. Có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để điều trị bệnh sương mai, hạn chế bệnh lây lan các cây khác trong vườn: Cucuminoid ( Stifano 5.5 SL), Ethaboxam ( Danjiri 10 SC), Eugenol (Genol 0.3 SL, 1.2 SL), Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP) có thể sử dụng Ridomil Gold 68WG và STREPA 150WP để phun phòng trừ bệnh sương mai ở hoa hồng.
Luôn giữ mát và làm ẩm đất khi trồng hồng trong mùa hè
Nhằm giữ ẩm cho đất trồng cũng như giảm nhiệt độ cho đất trồng có thể sử dụng bèo ao, rơm, dạ, mùn cưa, vỏ lạc, xơ dừa phủ lên mặt đất nhằm giữ ẩm cho cây hồng. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện có thể sử dụng các vật liệu cách nhiệt để làm mát đất, giữ được hơi ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây hoa hồng phát triển, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng trong ngày hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao.
Nước tưới
Mùa hè nhiệt độ ngoài trời nắng nóng khiến lượng nước trong đất bốc hơi nhanh do đó nhu cầu về nước tưới cho cây là điều rất cần thiết. Nếu không cung cấp đủ nước tưới cho hoa hồng cây rất dễ bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng héo rũ đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên tới 37-40 độ C, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, chất lượng hoa. Do vậy trong những ngày nắng nóng nên thường xuyên quan sát hoa hồng.
Đối với những cây hoa hồng được trồng trong chậu, thùng xốp nhu cầu nước tưới ở mỗi cây là khác nhau, chậu nào có càng nhiều nhánh non thì nhu cầu tưới nước cho cây càng lớn, ngược lại.
Đối với những chậu trồng có diện tích nhỏ nhưng có chiều cao gấp 2-3 lần đường kính chậu trồng, tán lá phủ kín mặt chậu thì lượng nước tưới cần nhiều hơn, đất trồng cũng mau khô hơn so với chậu trồng có diện tích lớn mà lại trồng cây nhỏ.
Khi tưới nước cho hoa hồng cần tưới nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, không tưới vào buổi tối muộn. Vào buổi sáng nên bắt đầu tưới vào khoảng 5h30 và kết thúc tưới nước trước 10h để tránh tình trạng nước nóng tưới vào cây sẽ bị bỏng.Vào buổi chiều nên tiến hành tưới nước từ 16h30 và kết thúc lúc 19h, thời điểm này nước hạ nhiệt, đất cũng bớt nóng hơn.
Tuy nhiên, nếu chậu nhỏ có thể di chuyển được nên di chuyển chậu trồng vào nơi bong mát khoảng 15 phút rồi hãy tưới cho cây, tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt khi được tưới nước.
Trong thời điểm nhiệt độ tăng cao, nắng nóng hạn chế tối đa tưới nước lên lá, nụ cũng như cánh hoa hồng, không nên tưới nước lên thân lá cây hồng để tránh gây bệnh cho cây hồng.
Đối với hoa hồng trồng đất, hạn chế việc tưới nước cho cây khi cây đang ra mầm non chỉ nên tưới nước cho cây hoa hồng khi trời còn mát, tưới dưới gốc cây khi thấy nước đẫm tràn lên trên mặt đất là được không nên tưới nước quá nhiều gây lãng phí nguồn nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công phải làm như thế nào?
+ Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
+ Hoa hồng bị rệp tấn công: cách xử lý, phòng trừ rệp hại
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh trong nhà phát triển xanh tốt
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
- Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội luôn xanh tốt cho hoa nở quanh năm
Các tin khác
-
Loại nước tăng lực cực tốt cho cây tránh thối rễ, vàng lá trong mùa hè
Mùa hè nắng nóng nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của cây khiến cây dễ bị vàng lá, thối rễ, cây kém phát triển. Để giúp cây phát triển khỏe mạnh, tránh hiện tượng thối rễ, vàng lá trong mùa hè hãy bổ sung những loại nước tăng lực cực tốt cho cây dưới đây. -
Bí quyết giúp đất tơi xốp, màu mỡ cây cảnh phát triển tốt
Để giúp đất trồng cây cảnh luôn tơi xốp, màu mỡ không chỉ sử dụng phân hữu cơ, mùn, trấu,... mà hãy thử áp dụng một trong những loại nguyên liệu này cho đất trồng cây có thể cải tạo đất, giúp đất trong chậu tơi xốp -
Bật mí 3 loại nước chua giúp đất luôn tơi xốp, cây cực kỳ xanh tốt
Nhằm giúp đất trồng cây luôn tơi xốp, cây phát triển xanh tốt bên cạnh việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phân bón hợp lý hãy thử tưới một trong 3 loại nước chua cực hay này giúp cây phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh mà đất trồng luôn tơi xốp. -
Những loại đất, nước tuyệt đối không dùng trồng, tưới cây cảnh
Không phải loại đất nào, loại nước tưới nào cũng có thể sử dụng để bón cho hoa. Bởi những loại đất, loại nước tưới dưới đây khi sử dụng để trồng hoa sẽ khiến cây bị ảnh hưởng, thậm chí là nhiễm sâu bệnh, cây chết héo dần. -
Bí kíp trồng cây trầu bà lụa phát triển tốt, đem may mắn tài lộc
Cây trầu bà lụa là một trong những loại cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa chuộng chọn trồng với mong muốn mang lại nhiều may mắn, tài lộc. -
Kinh nghiệm trồng cây đuôi công chuẩn, cực đơn giản
Cây đuôi công không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy mà còn giúp thanh lọc không khí, giảm căng thẳng cực tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây đuôi công phát triển tốt, khỏe mạnh giúp đem lại tài lộc, may mắn cho người trồng -
Cách sử dụng thuốc kích rễ đúng chuẩn nhất
Việc sử dụng thuốc kích rễ cây như thế nào mới đạt hiệu quả nhất cho cây cảnh, cây thủy sinh không phải người trồng cây cảnh nào cũng nắm rõ. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
Cây kim ngân hay cây tài lộc sở hữu vẻ ngoài độc đáo cùng khả năng lọc không khí tuyệt vời, đem lại nhiều may mắn, tài lộc nên được nhiều người trồng đặt tại các phòng làm việc, phòng khách,... -
Bật mí cách trồng cây kim tiền phát triển tốt, đem lại nhiều may mắn
Cây kim tiền được biết đến là một trong những loại cây cảnh phong thủy mang lại nhiều tài lộc, may mắn đến cho người trồng. Nhưng để cây phát triển khỏe mạnh, ra nhiều cây con, ít sâu bệnh hại không phải ai cũng biết cách chăm sóc đúng chuẩn -
Lan bị bệnh héo rễ: nguyên nhân, cách khắc phục cực hiệu quả
Trong quá trình sinh trưởng của lan, do một vài yếu tố nào đó khiến cho các loài vi khuẩn, nấm bệnh phát triển, gây hại trên lá, thân, rễ của lan làm ảnh hưởng tới lan.