Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu.
Trong Đông y hoa nhài, lá hoa nhài có vị cay, ngọt, tính mát, có tác dụng hỗ trợ trị ngoại cảm phát sốt, trẻ bị sốt do lên sởi, người bị đau bụng, mụn nhọt, giảm stress, lo âu, giảm đau đầu, cải thiện lưu thông máu, dự phòng xuất hiện các huyết khối, hình thành các mảng bám ở động mạch, tổn thương não, tăng huyết áp và tai biến mạch não…
Thời điểm thu hoạch
Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch hoa nhài trong ngày chính là thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn bởi thời gian này hoa sẽ tươi, giàu dưỡng chất, chưa nở bung nên thuận lợi cho việc bảo quản sau thu hoạch hoa. Không thu hoạch hoa nhài vào buổi trưa khi trời nắng nắng bởi có thể khiến hoa bị khô, gây hại cho cây hoặc không thu hoạch vào thời điểm trời vừa tạnh mưa, hoa thường bợt bạt, giá trị dinh dưỡng giảm.
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa nhài
Sơ chế, bảo quản hoa nhài tươi
Hoa nhài tươi sau khi được thu hái chúng ta nên rửa sạch nhẹ nhàng, tránh để dập nát hoa, vớt ra để ráo nước. Sau khi hoa nhài đã ráo nước hãy cho hoa nhài tươi vào khay đá chia ô có nắp đậy, cho từng bông nhài vào các ô, tiếp đến hãy đổ nước sạch ngập khay, đậy nắp, cất trữ đông khoảng 6 tiếng. Sau đó gỡ từng viên ra, cho vào hộp kín, tiếp tục trữ đông và sử dụng dần
Sơ chế, bảo quản hoa nhài khô
Tiến hành thu hoạch khi hoa nhài đang chuẩn bị nở, các cánh hoa chưa bung hẳn sẽ giúp lưu giữ được hương hoa trong phần nụ hoa mà không bị mất khi trong quá trình sấy khô. Chúng ta có thể sơ chế bằng phương pháp phơi dưới nắng hoặc sấy khô, sấy lạnh
+ Phương pháp phơi khô
Hoa nhài sau khi thu hoạch sẽ đem rửa sạch với nước nhằm loại bỏ bụi bẩn, côn trùng có kích thước nhỏ, khi rửa nên rửa hoa nhẹ nhàng, rửa qua và không nên rửa kỹ tránh hoa bị dập nát, để ráo nước. Rải hoa nhài phơi trên tấm nong, nia, mẹt tre, để cách mặt đất ít nhất 30 cm để tránh bụi bẩn. Phơi nắng trong khoảng 2-3 ngày, hoa sẽ khô chuyển dần sang màu nâu nhạt, có thể bảo quản trong túi nilon, lọ có nắp đậy kín để dùng dần.
+ Phương pháp sấy khô
Hoa nhài sau khi thu hoạch hãy rửa sạch với nước nhằm loại bỏ bụi bẩn, côn trùng có kích thước nhỏ, để ráo nước. Cho phần hoa nhài đã được làm sạch vào khay sấy máy sấy nhiệt để sấy hoa, nhiệt độ sấy khoảng 60 độ C và sấy khoảng 6 – 8 tiếng là đạt hiệu quả.
+ Phương pháp sấy lạnh
Hoa nhài đã được thu hoạch sẽ tiến hành rửa sạch với 2-3 lần nước, để ráo nước rồi cho lượng hoa nhài vào nước sôi để trần qua hoặc hấp cách thủy trước vài phút hoa sẽ khô đều và cho màu sắc đẹp. Cho hoa nhài vào máy sấy lạnh, nhiệt độ sấy ở 25 độ C và thời gian sấy khoảng 15 tiếng là được. Hoa sau khi sấy bằng phương pháp sấy lạnh sẽ vẫn giữ được màu trắng, không chuyển sang màu nâu, giữ được mùi hương thơm hơn so với 2 phương pháp trên.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoa nhài
Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.