Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ

9/30/2021 4:58:00 PM
Mùa đông nhiệt độ lạnh giá nên hoa hồng cần được chăm sóc cẩn thận thì mới có thể phát triển tốt, chống trọi được thời tiết lạnh giá, không bị héo vào mùa đông, cho chất lượng hoa tốt, có thể nở đúng dịp Tết nguyên đán.

 

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ

Mùa đông nhiệt độ lạnh giá nên hoa hồng cần được chăm sóc cẩn thận thì mới có thể phát triển tốt, chống trọi được thời tiết lạnh giá, không bị héo vào mùa đông, cho chất lượng hoa tốt, có thể nở đúng dịp Tết nguyên đán.

Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng vào mùa đông

Cung cấp dinh dưỡng cho hoa hồng vào mùa đông

Để cho hoa hồng cho nhiều hoa, nở to và nở hoa đúng dịp lễ Tết nguyên nhân thì nguồn dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển của cây. Vào mùa đông, cần chú ý quan sát đến đặc điểm hình thái bên ngoài của cây, nếu phát hiện cây thiếu dinh dưỡng, cây gầy không mỡ, lá có màu xanh nhạt lúc này cây hoa hồng thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Trong quá trình chăm sóc người trồng hoa hồng bổ sung thêm phân NPK, phân hữu cơ, phân gà hoai mục, chế phẩm đỗ tương ngâm phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân cá, thuốc bón lá, đạm, kali, để cung cấp đủ dinh dưỡng cho hoa hồng phát triển.

Để cây bật mầm, đánh thức chồi ngủ sau mùa đông, cho hoa nở đồng đều bạn có thể sử dụng hoạt chất Cytokinin Zeatin 0,1%SP pha 3g/200L nước sạch phun lên lá giai đoạn muốn ra chồi.

Để cây phát triển khỏe mạnh bạn nên kết hợp bón thêm phân NPK 18-18-18 Bón từ 20-30 g/chậu/lần/tháng (mỗi chậu chứa khoảng 0,02-0,03m3 đất), đối với cây trồng ngoài đất bón 2-3kg/100m2/lần.

Thời điểm cây nhú nụ hoặc chuẩn bị nở hoa bón thêm kali sẽ giúp hoa có màu sắc đặc trưng đậm đà, tươi tắn hơn, khi cây bắt đầu có  hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa, cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ

Nước tưới hoa hồng vào mùa đông

Nhu cầu tưới nước hoa hồng vào mùa hè so với mùa đông khác nhau, bên cạnh đó từng loại cây hoa hồng mà lượng nước cung cấp cho cây cũng khác nhau. Hoa hồng là loài cây không ưa tưới nhiều nước nhưng cần cung cấp lượng nước đủ ẩm để cây có thể có phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa to đẹp và đúng thời gian như mong muốn.

Trong mùa đông, thời tiết khô hanh nên hơi nước trong đất trồng dễ bị bốc hơi do đó nên tưới cho cây hoa hồng 1 lần/ngày đối với hoa hồng trồng đất, đối với hoa hồng trồng trong chậu, thùng xốp cần cung cấp nước 2 lần/ngày vào sáng tầm 9h và chiều tầm 17h. Không tưới nước cho hoa hồng quá muộn vì sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh hại, nấm hại phát triển, tấn công.

Nên sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt đối với cây trồng đất và dùng bình xịt phun sương để tưới nước cho cây để tưới cho cây hoa hồng đối với trồng chậu. Khi chọn nước tưới cho hoa hồng không nên tưới nước quá lạnh, nên sử dụng nước ngọt như: nước mưa, nước giếng, nước máy đã được khử Clo, không sử dụng các loại nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn để tưới cho hoa hồng bởi khi sử dụng nước này để tưới cho hoa hồng chỉ làm suy yếu và chết dần mòn cây hoa hồng.

Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây hoa hồng

Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây hoa hồng vào mùa đông là hết sức cần thiết. Khi thực hiện việc cắt tỉa cành lá sẽ giúp cây cho hoa nở to, mập và tươi lâu hơn. Vào mùa đông hãy thường xuyên cắt tỉa cảnh già, cành khô, cành yếu, những cành mọc dư không cần thiết, tạo tán cho cây để tập chung dinh dưỡng nuôi các nhánh mới. Khi cắt tỉa cành tán của cây hoa hồng còn giúp kích thích cho cây ra nhiều mầm ngọn, của các mầm chính của cây là nụ hoa.

Khi cắt tỉa hoa hồng mỗi cành nên cắt bỏ 4-6 mắt lá. Nếu cắt tỉa cành ở gần ngọn thì cây cho ra hoa sớm hơn và ngược lại. Nếu cây hoa hồng trồng chậu có ít lá thì dùng cọc để buộc níu những cành thấp hơi trĩu xuống dưới trong 30 – 40 ngày, giúp cho các cành mới sẽ mọc ra để cho hoa. Những giống có cành vươn dài mới ra hoa thì cần cắt cành trước Tết nguyên đán khoảng trên dưới 1,5 tháng là được.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng vào mùa đông

Bệnh xoăn lá

Bệnh xoăn lá khiến lá của cây hoa hồng có những đốm đậm nhạt loang lổ, lá chuyển qua màu vàng xanh đậm, cây phát triển yếu, xác đốt ngắn lại, cây bị bệnh hoa ít, dễ rụng, bệnh nặng làm cho các lá đỉnh mầm non bị xoắn lại, bệnh nhẹ thì trên lá có những đám xanh đậm nhạt xen kẽ nhau nên gọi là hoa lá.

Khi phát hiện hoa hồng bị bệnh xoăn lá cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh vườn sạch sẽ, nhặt bỏ cỏ dại xung quanh gốc, giảm số lần tưới nước cho cây bị bệnh. Sử dụng một số loại thuốc hóa học như Bassa, Supracide, trebon để phun cho hoa hồng.

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen lan rộng nhanh lúc khí hậu ẩm ướt sau các trận mưa vào mùa thu. Khi cây hoa hồng bị nhiễm bệnh đốm đen sẽ xuất hiện những chấm nâu, về sau chuyển thành đen xuất hiện trên các bề mặt lá những chấm này tròn hoặc không đều làm cho lá cây rụng sớm dần, các chồi non cũng bị lây bệnh Khi phát hiện hoa hồng có sự xuất hiện của bệnh thán thư cần xử lý nhanh chóng, kịp thời tránh để lây lan ra cả vườn gây thiệt hại cho người trồng hoa hồng

Sử dụng dầu Neem để trị bệnh thán thư cho cây hoa hồng. Dầu Neem có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm này phát triển trên bề mặt lá hoặc thân cây, giảm số lượng rệp vừng và các loài gây hại khác có thể vô tình mang bào tử đến cây trồng của bạn. Bên cạnh đó, để điều trị bệnh thán thư trên hoa hồng hiệu quả có thể sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ bệnh.

Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Azoxystrobin + Difenoconazole (Help 400SC); Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole +Trifloxystrobin (Nativo 750WG).

Bệnh rỉ sắt (Rust)

Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng khiến thân cây hồng xuất hiện những đốm tròn màu vàng cam, nhỏ li ti rồi lan khắp thân cây hoa hồng khiến cành hồng bị khô và cây hồng chết dần. Nguyên nhân nào gây bệnh rỉ sắt ở hoa hồng. Khi hoa hồng bị bệnh rỉ sắt cần phải làm gì để trị tận gốc bệnh, cách phòng trừ bệnh rỉ sắt. Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng do nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra cho hoa hồng.

Khi phát hiện hoa hồng bị mắc bệnh rỉ sắt hãy tiến hành dọn dẹp xung quanh gốc hoa hồng, cắt tỉa cành cho quang đãng, đặt cây ra nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Thời điểm này chỉ nên tưới đủ nước cho cây, hạn chế để nước đọng lại ở gốc hay trên mặt lá hoa hồng.

Tiến hành bón thêm phân phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca, Mg, … tăng khả năng chống chịu bệnh của cây, giúp cây có đủ dinh dưỡng.

Để điều trị bệnh rỉ sắt trên hoa hồng có thể dùng một số loại thuốc đặc trị bệnh rỉ sắt như Anvil 5 SC, Antracol 70 WP, Tilt Super 300 EC,… Sử dụng chất bám dính khi phun thuốc để tăng hiệu quả việc sử dụng thuốc.

Rệp tấn công hoa hồng

Vào mùa đông, rệp tấn công hoa hồng, chút hút hết các chất dinh dưỡng của gây khiến gây khô héo dần. Các loại rệp thường gây hại trên hoa hồng bao gồm: rệp vảy nâu, rệp vừng, rệp vảy trắng. Khi phát hiện hoa hồng bị rệp tấn công, nếu hoa hồng trồng trong chậu hãy cách ly cây bị bệnh ra khỏi các cây khỏe mạnh nhằm tránh tình trạng rệp lây lan sang cây khác, khó kiểm soát được bệnh.

Sử dụng kéo đã được khử khuẩn để cắt cành nhánh hoặc lá bị bệnh sau đó đem đi tiêu hủy, không vứt những cành bị bệnh dưới gốc cây hoa hồng. Khi rệp tấn công hoa hồng ở mức độ nhẹ có thể sử dụng bàn chải, khăn mềm để cọt sát, tách chúng ra khỏi thân cây. Dùng bông gòn thấm rượu hoặc dầu neem thoa lên trực tiếp nhằm hạn chế sự sinh sôi của rệp. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm dầu khoáng để thoa hết thân cây, dầu nhớt có tính bám dính tốt nên thoa tự lan khắp thân cây. Trong quá trình này tránh thoa dầu dầu lên trên lá cây vì sẽ làm ảnh hưởng quá tình hô hấp của cây. Pha 10 ml cho bình 2 lít phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị

Cách khác, có thể pha chung confidor và dầu khoáng để tăng tính bám dính cho thuốc, góp phần hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị rệp gây hại cho hoa hồng. Pha 2 ml thuốc cho bình 2 lít để phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị

Chế tạo các loại thuốc thuốc trừ sâu sinh học như chiết xuất tỏi, gừng, ớt; xà phòng lỏng; lá neem để tiêu diệt rệp sáp hại hoa hòng. Có thể sử dụng sản phẩm Thảo mộc trị sâu rầy với chiết xuất lên men của tỏi, gừng và ớt có tác dụng xua đuổi các loại sâu, rầy, rệp và côn trùng tấn công phá hoại cây trồng, cây hoa, cây cảnh. Pha 20 ml dung dịch với 2L nước phun lên lá 1 tuần/lần, sau một thời gian rệp sẽ được tiêu diệt sạch

Trường hợp hoa hồng bị rệp sáp tấn công nặng, diện tích rộng nên sử dụng biện pháp hóa học để can thiệp, hai loại thuốc mà bạn có thể sử dụng đó là regent và nấm trichoderma.

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng ở hoa hồng là một trong những loại bệnh hại phổ biến thường gặp ở hoa hồng. Bệnh do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi có độ ẩm cao trên 85%, mưa phùn, không khí ẩm ướt sẽ giúp cho mầm bệnh phát triển rất nhanh và mạnh hơn trên diện rộng tại hầu hết trên các vườn hồng, các chậu hoa hồng,... Đây là loại bệnh gây hại nhiều nhất trên cây hoa hồng và đặc biệt là cây hoa hồng leo.

Một lớp bột màu trắng xám sẽ tấn công vào lớp biểu bì trên cây hoa hồng làm cho lá của hoa hồng bị quăn queo, không thể thực hiện được quá trình quang hợp như bình thường. Bệnh dễ lây lan do tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe trong vườn trồng hay tại các chậu hoa hồng thông qua gió, không khí, nước bắn khi tưới cây.

Khi phát hiện bệnh phấn trắng hãy tiến hành cắt tỉa toàn bộ những chồi, nụ, cành, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, không vứt những cành, lá, chồi non bị bệnh dưới gốc cây

Sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh phấn trắng gồm: thuốc Bio Neem, Rose Protect, thuốc đặc trị sinh học Bio Garlic, Daconil, Avt Vil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40WP,

Thuốc Bio Neem được sản xuất  từ các bộ phận của cây neem có tác dụng phòng trị các mầm bệnh, sâu bệnh gây hại như phấn trắng, nhện đỏ, đốm đen, sương mai, bọ trĩ, rệp,…ở một ố loài cây cảnh, cây trồng.

Thuốc trị phấn trắng Rose Protect có tác dụng giúp phòng trị các loại sâu bệnh hại và các mầm bệnh như phấn trắng, bọ trĩ, nhện, rệp, đốm đen, sương mai,...ở hoa hồng, cây cảnh.

Thuốc đặc trị sinh học Bio Garlic hồng được đặc chế từ thảo mộc giúp phòng trừ các mầm bệnh, nấm gây hại cho hoa hồng của

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác