Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
Hoa dạ yến thảo được nhiều người chọn để trang trí ban công bởi nó có màu sắc bắt giúp cho ngôi nhà trở nên đầy sức sống. Nhưng nhiều người khi mua về trồng do không biết cách chăm sóc chỉ trong thời gian ngắn cây dần lụi tàn khiến ban công nhà bạn trở lên xấu xí. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc chúng nhé.
Đặc điểm:
+ Cây hoa dạ yến thảo thuộc cây thân thảo có ba dạng cây: Cây bụi đứng và cây bụi rủ, dạ yến thảo biển sóng
+ Dạ yến thảo có ba giống: Hoa đơn và hoa kép, dạ yến thảo biển sóng.
+ Hoa dạ yến thảo nở bốn mùa, có ba cỡ: Hoa nhỏ sấp sỉ 5cm, nhỡ 8cm, lớn 12cm.
+ Tránh nắng hay thiếu sáng một chút hoặc rét cây dạ yến thảo vẫn cho hoa đẹp.
+ Dinh dưỡng, phân bón cho cây hoa dạ yến thảo: Khoảng15 đến 20 ngày cung cấp nhẹ một lần.
+ Đất trồng phù hợp với dạ yến thảo: Cây ưa đất Thoáng, xốp, ưa ẩm, dinh dưỡng phì nhiêu.
+ Một điểm đáng lưu ý cây hoa dã yên thảo thường bị bệnh nấm thối rễ hoặc sẽ yếu nếu chăm bón và nước tưới thất thường.
+ Màu hoa trên thế giới khoảng 150màu. Caycanhthanglong.vn Cung cấp được 22 màu hoa bao gồm cả hoa đơn và hoa kép (Mời các bạn có thể thường xuyên từ 5 đến 10 ngày tới Trang trại Hoa- Cây cảnh Thăng Long: Huỳnh Cung – Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội ( gần UBND xã Tam Hiệp ) sưu tầm một lần.
+ Dạ yến thảo rất dễ trang trí: Khắp nơi nếu có thể đặc biệt là ban công nhà phố
+ Hương thơm đặc biệt, phảng phất mùi Benzen đối với các loại hoa có màu sẫm dần.
Hoa dạ yến thảo có mùi thơm đặc biệt
Dụng cụ cần chuẩn bị:
Người trồng cây cần chuẩn bị đất trồng chất lượng tốt, chậu có lỗ thoát nước, dụng cụ đào lỗ tra hạt hoặc cán thìa, kéo sắc, 1 chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước, ca nước.
Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Gieo hạt: thường vào mùa hè tháng 5, 6
– Giắc đều hạt lên chậu, ban công chỗ trồng hoa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên.
– Phun nước nhẹ nhàng khắp chỗ trồng hoa, tránh để trôi hạt hoặc hở hạt lên mặt đất. Để ở chỗ mát tránh ánh nước mặt trời.
– Giữ ẩm cho cây, khoảng 4-7 ngày hạt sẽ nảy mầm chú ý, kiến hay sên ăn hạt hoặc ăn cây nảy mầm.
Thành cây
– Giữ ẩm cho cây, nếu cây mau quá có thể cho sang chậu cho cây phát triển dễ dàng.
– Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
– Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.
Chăm sóc
– Bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần một lần
– Tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa
– Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.
– Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền).
Dạ yến thảo là loại ưa sáng thích hợp nhất là trồng ở ban công vừa làm đẹp cho ngôi nhà mà cây còn phát triển khỏe mạnh. Bạn nên tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn.
Chú ý:
Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa tại thời tiết quá nắng hoặc mưa to. Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên 35 độ. Cây sẽ bị chết ngay do mất nước, khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.