Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn

1/24/2022 10:07:00 AM
Mỗi dịp Tết đến nhiều gia đình thường chọn hoa lan để làm cảnh, đem lại sắc màu cho không gian ngôi nhà trong những ngày này.

 

Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn

Mỗi dịp Tết đến nhiều gia đình thường chọn hoa lan để làm cảnh, đem lại sắc màu cho không gian ngôi nhà trong những ngày này. Nhưng sau khi Tết qua đi việc chăm sóc hoa lan sau Tết còn khó hơn bởi không nhiều người biết cách chăm sóc hoa lan đúng để có thể năm sau tiếp tục chơi những gốc lan này.

Hoa lan vốn là một trong những loài hoa khó tính đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận dành nhiều thời gian chăm sóc hơn một số loài hoa khác. Nhưng sau khi chơi Tết khá nhiều người thường bỏ luôn gốc lan đã tàn nụ đi hoặc trồng lại những gốc lan đó nhưng dù đã chăm sóc cẩn thận nhưng những gốc lan đó phát triển không tốt như ở các nhà vườn, hoa cũng chất lượng kém hơn, kích cỡ bông hoa nhỏ hơn,… Dưới đây là phương pháp chăm sóc lan đúng chuẩn, hiệu quả giúp người trồng lan có thể thực hành ngay tại nhà với 4 công đoạn chính:

Bước 1: Chọn giá thể trồng lan thích hợp với từng giống lan

Để lan sau khi chơi Tết có thể phát triển khỏe mạnh người trồng hoa lan cần lựa chọn giá thể trồng lan phù hợp, tùy vào từng loài lan. Những dòng lan như Dendrobium, Vũ nữ, Vanda,… nên chọn giá thể là thân cây nhãn và một ít xơ dừa khô hoặc vỏ đậu phộng để duy trì độ ẩm cho rễ giúp cây phát triển.

Ngược lại đối với những dòng lan thuộc Bọ Cạp, Mokara,… chỉ nên chọn giá thể là vỏ đậu phộng. Những giá thể trước khi trồng cần được xử lý sạch, loại bỏ các bụi bẩn, đất cát, trứng côn trùng gây hại, nấm bệnh. Điều này giúp sau khi đã xử lý các mầm bệnh để lan sẽ không bị nhiễm các bệnh về rễ giai đoạn sau này.

Bước 2: Xử lý cành hoa bị bệnh

Sau khi chơi Tết, có khá nhiều cành lan sẽ có hiện tượng vàng úa, héo, thối lá. Do đó cần quan sát để loại bỏ chúng tùy vào tình trạng hỏng ít hay nhiều. Sử dụng kéo đã được khử khuẩn để loại bỏ những phần lá, thân lan, rễ lan bị vàng úa, héo, thối lá, để giúp cây khỏe, rễ thối không lây ra rễ khác. Tình trạng này do người chơi thường tưới nhiều nước để hoa được tươi lâu hoặc để lan trong điều kiện thiếu ánh sáng,… dẫn đến việc rễ cây bị thối rất nhiều

+ Nên dùng kéo cắt sau đó bôi vôi hoặc sơn móng tay, thuốc làm liền rồi buộc cố định bầu cây vào chậu cây.

+ Đổ dớn cọng đã qua xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ, rồi quan sát sự phát triển của rễ cây để có hướng chăm sóc phù hợp trong thời gian tiếp theo.

Bước 3: Xử lý phân thuốc

 Rễ cây sau khi đã xử lý sạch sẽ được đặt vào giá thể chuẩn bị cho những công đoạn chăm sóc tiếp theo.

Có thể dùng các loại phân chuyên dùng cho hoa lan để tăng sức đề kháng cho cây như vitamin B1, phân bón lá 30.10.10 TE hay chất kích thích ra rễ như Superthrive, Atonik,… phun bón cho cây tưới ướt đều cả bộ lá và bộ rễ, nhớ phải tưới lúc sáng sớm hay chiều mát.

Lưu ý:

+ Chỉ nên dùng liều lượng bón bằng một nửa so với liều lượng ghi trên bao bì để cây không bị sốc phân.

+ Hàng tuần phân bón lá trên 2 lần đều đặn trong 3-4 tháng, cây hoa lan sẽ phục hồi và cho ra rễ mới, lá mới.

Bước 4: Chăm sóc khi lan trổ hoa

Khoảng 5- 6 tháng sau khi trồng vào giá thể mới chăm sóc cẩn thận, độ ẩm, ánh sáng hợp lý, lan sẽ phát triển tốt, ra nhiều lá mới cùng các mầm non thì nên đưa cây ra chỗ có nhiều ánh sáng hơn.

Thời điểm này, nên chuyển sang phân bón lá 20.20.20 TE hoặc phân bón có hàm lượng phốt pho và kali cao. Khi xuất hiện chồi hoa lan thì cần bổ sung thêm phân dưỡng để hoa giúp hoa lan đậm hơn và lâu tàn.

Lưu ý: Muốn cây lan phát triển tốt thì cách tốt nhất đó là xử lý và trồng cây càng sớm càng tốt sau khi hết mùa hoa Tết.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Lan bị cháy đầu rễ nguyên nhân do đâu, cách khắc phục hiệu quả nhất

Bệnh thối lá ở lan phải khắc phục ra sao?

Kinh nghiệm diệt trừ ruồi vàng hại trên cây lan cực hiệu quả

Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ

Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác