Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
Hoa Hồng Anh được nhiều người lựa chọn trồng trên các ban công hay khoảng đất nhỏ trước nhà bởi nó có màu sắc tươi sáng, dáng dây đẹp. Ngoài ra với vẻ đẹp của giống hoa này nó được mệnh danh là hoàng hậu của các loại dây leo vùng nhiệt đới. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Hồng Anh.
Đặc điểm:
Hoa Hồng Anh có hình ống mọc ở đầu cành, hoa có màu hồng có giống hoa màu đỏ, trắng với phần trung tâm màu càng. Thân cây hồng anh có màu xanh hơi hồng, có lông nhỏ, mềm mại, dễ uốn bám vào giàn. Khi về già thân có màu xám, có nhựa mủ màu trắng. Lá hồng anh màu xanh đậm và bóng, lá đơn, mọc đối, mỏng, hình trứng, mép nguyên.
Hoa Hồng Anh có 2 loại là đơn và kép. Hoa Hồng Anh đơn có 5 cánh hoa giống như hoa huỳnh anh, hoa huỳnh đệ. Hoa Hồng Anh kép thì có nhiều lớp cánh hơn khoảng 3 – 4 lớp cánh. Quả cây Hồng Anh là quả nang, ít hạt và có gai.
Đất trồng:
Cây rất thích hợp với đất mùn, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng nên tránh trồng cây ở những nơi bị ngập nước hay thoát nước kém vì cây dễ bị chết.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất cho hoa là từ 20 đến 30 độ C. Thích hợp những nơi có khí hậu ấm áp, độ ẩm, ánh sang đầy đủ. Có thể đặt ở những nơi râm mát như ban công nhưng nếu không đủ ánh sang cây sẽ ít trổ hoa.
Kỹ thuật trồng:
Hoa hồng Anh thường được trồng bằng cách giâm cành, trồng bầu cây thời điểm thích hợp nhất để giâm cành là vào mùa xuân, hạ và mùa thu.
Bạn lựa chọn phần thân của cây Hồng mẹ khỏe mạnh có chiều dài khoảng 15 cm không bị sâu bệnh và không cần to. Nên chọn dao có mỏng lưỡi và thật bén khi cắt tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư hỏng khi giâm cành.
Ngoài ra có thể chấm đầu “gốc” cành hồng giâm vào thuốc kích thích ra rễ như Atonic, Boutormone được bán nhiều trên thị trường, trước khi cắm xuống bầu giâm.
Bước tiếp theo cắm dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 2 cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. Hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được.
Chú ý: Việc giâm cành thực hiện vào mùa mưa là tốt nhất vì không phải tốn công tưới ngoài ra nếu chọn giâm vào các mùa khác thì nên thường xuyên tưới để đảm bảo độ ẩm cho đất có thể tưới theo cách phun sương, tưới nhỏ giọt mới tốt. Vào mùa hè chọn chỗ có bóng râm hoặc làm giàn che.
Khi trồng bạn cần đổ đất vào chậu khoảng 2/3 chậu hoặc hơn. Gỡ bỏ bầu đựng cây đặt cây xuống vùi đất lên. Không để gốc cây ngập qua sâu trong đất.
Bước tiếp theo trồng xong phải gỡ bỏ cọc giữ cây nhẹ nhàng, gỡ từng tua cuốn và vắt chúng lên giàn leo nhà bạn, gỡ được càng nhiều tua cuốn thì cây leo càng nhanh.
Cách chăm sóc:
Khi cây bắt đầu ở giai đoạn phát triển nên bón phân vi sinh từ từ 3-5 lần nhưng không nên bón quá nhiều đạm tránh trường hợp cây tăng trưởng nhanh nhưng ra hoa ít.
Khi cây ra hoa, phát triển các nhánh nên tiến hành cắt tỉa, chỉnh sửa dáng cây. Nếu cây lâu năm thì có thể cắt tỉa vào mùa Xuân để kích thích dây ra nhánh mới.
Phòng trừ sâu bệnh:
Bệnh phổ biến nhất ở hoa hồng anh là rệp sáp hút nhựa cây. Hiện tượng đầu tiên khi quan sát bằng mắt là lá xoăn lại, hoa bị teo, có nhiều đốm trắng li ti. Để phòng chống sâu bệnh tiến hành phun thuốc diệt rệp. Phòng rệp bằng việc rải thuốc diệt kiến vào đất trồng cây vì kiến sẽ tha trứng rệp đi khắp nơi.
Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.