Vì sao lan không ra hoa, cách khắc phục hiệu quả
Vì sao lan không ra hoa, cách khắc phục hiệu quả
Khá nhiều người trồng lan cho biết những giỏ lan của họ đã trồng đã lâu nhưng vẫn không ra hoa, có thể trong quá trình chăm sóc hoa lan do một vài nguyên nhân dưới đây khiến lan không ra hoa. Cách khắc phục tình trạng lan không ra hoa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Những nguyên nhân khiến lan không ra hoa
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lan không ra hoa, có thể lan của các bạn gặp phải một trong những nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Cây lan chưa đủ lớn để ra hoa
Cũng giống như con người hay các loài cây trồng, cây hoa khác, cây lan cũng phải tới giai đoạn trưởng thành thì mới có thể đơm hoa được. Đối với những loại lan gieo từ hạt như lan Hồ Điệp thì cần phải 2-3 năm mới có thể ra hoa khi được trồng trong điều kiện tốt. Một số giống lan như Cattleya, Dendrobium Oncidium từ 4-6 năm, riêng giống Dendrobium speciosum và nhiều giống khác phải từ 9-10 năm mới ra hoa.
Đối với lan tách nhánh thông thường phải đủ tối thiểu 3 củ hay 3 nhánh, được trồng đúng mùa, nuôi trồng đúng cách, cung cấp đủ dinh dưỡng thì mới có thể ra hoa ngay trong năm đó.
Lan không được cung cấp đủ ánh sáng
Cây lan không được cung cấp đủ ánh sáng cũng là nguyên nhân khiến lan không ra hoa. Bởi không phải loại lan nào cũng có nhu cầu ánh sáng giống nhau, mỗi một loại lan có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Ví dụ như một số giống lan như Cattleya, Dendrobium cần ít nắng hơn Vanda và các loài như Paphiopedilum chẳng hạn cần ở trong bóng rợp. Những loài lan chỉ cần ánh nắng khoảng 4-5 giờ là đủ như Hồ điêp (Phalaenopsis) Lan Hài (Paphiopedilum) nhưng cũng có loài cần phải 8-10 tiếng như Vanda nhưng không quá 12 giờ một ngày. Những cây hoa lan non cần từ 12-16 giờ mới đủ để tăng trưởng, phát triển tốt.
Cây nhận nhiều ánh sáng
Cây lan nhận quá nhiều ánh sáng cũng là nguyên nhân khiến lan không ra hoa. Khi nhận quá nhiều ánh sáng so với nhu cầu của chúng, chúng sẽ khó chịu, cháy lá, hoa ra chậm hoặc không ra hoa.
Chưa đến mùa ra hoa
Có thể hoa lan của bạn không ra hoa có thể do chưa đến mùa ra hoa của chúng, do mỗi giống lan nở hoa vào một thời gian khác nhau. Với loài Cymbidium phần lớn nở hoa vào mùa đông và xuân, ngược lại với giống hoa Cym. ensifolium và môt số khác lại ra hoa vào mùa hè và mùa thu
Bón quá nhiều phân bón cho lan
Mỗi một loại lan có nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng không cần quá nhiều phân bón. Việc bón quá nhiều phân bón có chỉ số Nitrogen cao (30-10-10) mà lại không cung cấp cho lan đủ nắng, cây phát triển quá xanh tốt khiến cho lan không ra hoa. Ngược lại, nếu bón cho lan quá nhiều phân 0-50-0 khiến cho lan còi cọc, dù có ra hoa nhưng cũng yếu ớt. Nhất là một số người trồng hoa lan bỏ vào chậu quá nhiều những loại phân viên, phân hột ở xung gốc lan.
Do đó, khi bón phân cho lan cần chú ý đến cân đối giữa tỉ lệ đạm lân và kali vì đó là yếu tố rất quan trọng có vai trò giống như enzyme kích thích quá trình sinh trưởng.
Không có sự chênh lệch nhiệt độ
Một số giống hoa lan sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cần có sự chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm của mùa thì mới cảm ứng chuyển sang quá trình sinh thực. Nhưng trong quá trình chăm sóc hoa lan chênh lệch nhiệt độ ngày và nhiệt độ đêm tại vị trí thấp hơn 10oC thì khả năng cây lan ra hoa sẽ khựng lại ngay sau đó, không ra hoa nữa. Hay như một số giống lan như Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống dưới 55°F hay 12.8°C vài tuần lễ cũng sẽ không ra hoa.
Không chăm sóc tốt bộ rễ của cây
Việc thay đổi chậu thường xuyên, thay chậy cho cây không đúng thời điểm, khi thay chậu không tiến hành loại bỏ các đoạn rễ bị thối hỏng cũng là nguyên nhân khiến lan không ra hoa.
Trong quá trình phát triển của lan, nhất là các giống lan được trồng trong chậu, khi cây phát triển to lớn, bộ rễ phát triển vượt giới hạn của chậu cũ nếu không thay sẽ làm giảm sự thông thoáng cho rễ, rễ chèn ép nhau, rễ bị chết làm nấm bệnh xuất hiện, gây hại cho hoa lan, có thể ngừng cho hoa vì không đủ năng lượng
Không có biện pháp hồi sức cho lan sau khi lan đã trổ hoa
Không có biện pháp hồi sức cho lan sau khi lan đã trổ hoa cũng là nguyên nhân khiến lan không ra hoa đợt tiếp theo. Sau khi đã ra hoa đợt đầu tiên, khi hoa bắt đầu tàn người chăm sóc không có biện pháp hồi sức cho lan khiến lan phải mất tất nhiều thời gian cho đợt ra hoa tiếp theo.
Tưới thiếu nước cho hoa lan
Tưới thiếu nước cho lan cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lan, ảnh hưởng tới sự ra hoa của hoa lan. Khi không được cung cấp đủ lượng nước lan cần, cây sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu nước, rễ trong không khí bị héo koo, lá thường bị quăn lại
Tưới thừa nước cho lan
Trong quá trình trồng lan để tiết kiệm thời gian tưới nước cho lan khá nhiều người thường lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho lan. Nhưng một số loài địa lan chỉ cần độ ẩm liên tục nhưng lại không được quá ẩm, việc tưới quá nhiều nước khiến cho lan không ra hoa, cây bị nhiễm nấm bệnh hại.
Hướng dẫn cách khắc phục lan không ra hoa
Lan không được cung cấp đủ ánh sáng
Khi xác định được nguyên nhân hoa lan không ra hoa do nguyên nhân lan không được cung cấp đủ ánh sáng. Người trồng lan tiến hành điều chỉnh lượng ánh sáng cho lan phù hợp với nhu cấu của lan. Hãy di chuyển chậu lan đặt ở nơi nhất định trong vườn, có thể sử dụng đèn thay ánh sáng mặt trời để kích thích quá trình cây lan phân hóa và ra hoa nhanh hơn.
Cây lan chưa đủ lớn để ra hoa
Cây lan chưa đủ lớn để ra hoa lúc này người trồng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước tưới để cho lan phát triển. Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phân bón đến thời điểm trưởng thành cây sẽ cho hoa.
Cây nhận nhiều ánh sáng
Cây nhận quá nhiều ánh sáng khiến lan không ra hoa để khắc phục điều này người trồng lan có thể di rời vị trí chậu trồng sang khu vực khác, dùng biện pháp dùng lưới che để giảm ánh sáng lại, giúp lan thích nghi tốt hơn.
Không có sự chênh lệch nhiệt độ
Hãy thử di chuyển vị trí của các chậu trồng lan ra khỏi vị trí cũ để tạo sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm. Có thể di chuyển chậu trồng đến nơi gần phòng tắm, giếng nước nơi ẩm hoặc trong tầng hầm, nơi có thể có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với vị trí trên giàn lan vào nhiệt độ ban ngày. Thực hiện trong 5-8 ngày bạn sẽ thấy được sự khác biệt.
Không chăm sóc tốt bộ rễ của cây lan
Khi cây lan đã lớn, bộ rễ phát triển vượt giới hạn của chậu cũ nên thay thế sang chậu mới có diện tích rộng hơn để làm tăng sự thông thoáng cho rễ, tránh tình trạng rễ chèn ép nhau, rễ bị chết do diện tích chậu hẹp,…
Bón quá nhiều phân bón cho lan
Mỗi một giai đoạn sinh trưởng của lan nhu cầu phân bón cũng khác nhau, Cần bón ohana cân đối các nguyên tố dih dưỡng vào từng thời kì. Phân bón cho lan có hàm lượng lân cao sẽ giúp kích thích cây ra chồi hoa nhanh, ngược lại phân bón có hàm lượng đạm cao kích thích qúa trình cây phát triển thân lá chủ yếu. Hàm lượng kali cao sẽ kích thích bộ rễ phát triển, giúp cho hoa lan kéo dài quá trình nở hoa, hoa lâu tàn hơn.
Tưới thừa nước cho lan
Quan sát thấy cây lan có hiện tượng bộ rễ của lan sẽ chuyển màu nâu, lá thì bị nhăn nhúm lại cần điều chỉnh lại lượng nước tới, sử dụng hệ thống tưới phun sương tự động.
Không có biện pháp hồi sức cho lan sau khi lan đã trổ hoa
Sau khi đã ra hoa đợt đầu tiên, khi hoa bắt đầu tàn người chăm sóc, hồi sức cho lan để lan có thể ra hoa những lần tiếp theo. Sau mỗi đợt ra hoa hãy tiến hành cắt tỉa hoa tàn, cắt tỉa lá già, rễ bị hư hại,… bổ sung phân bón giàu dinh dưỡng, sử dụng một số loại nước tưới tốt cho lan như: nước vo gạo, nước chè xanh, nước luộc vỏ trứng,…Những loại nước này chứa nhiều dưỡng chất, có lợi cho sự phát triển của cây lan.
Tưới thiếu nước cho lan
Nếu lan bị thiếu nước, lá cây thường bị quăn lại, rễ bên ngoài không khí khô lại, có màu trắng, hoặc nhijet độ vào mùa hè hơi nước bốc hơi nhanh nên lắp hệ thống nước phun sương trong vườn lan để có thể điều chỉnh lượng nước tốt nhất cho lan.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những loại nước tốt cho hoa lan, tưới nước cho lan đúng cách
+ Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ
+ Có nên cắt bớt rễ khi lan có quá nhiều rễ trong không khí?
+ Sử dụng chế phẩm sinh học Chitosan - axit amin giúp tăng tuổi thọ hoa lan
+ Thời điểm tuyệt vời nhất tưới nước cho cây trồng
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.