Có nên cắt bớt rễ khi lan có quá nhiều rễ trong không khí?
Có nên cắt bớt rễ khi lan có quá nhiều rễ trong không khí?
Khi trồng hoa lan khá nhiều người thường thấy lan có quá nhiều rễ, rễ lan mọc tràn ra cả ngoài bên ngoài chậu trồng lan. Vậy có nên cắt bớt rễ khi lan có quá nhiều rễ không là điều khá nhiều mới trồng lan thắc mắc.
Trong quá trình chăm sóc, bộ rễ của lan nằm trong chậu có cá cấu trúc dày đặc, tràn ra cả bên ngoài chậu trồng, rễ lan không bị thối rữa, lỗ rộng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lan. Rễ lan gồm có lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ. Rễ lan có nhiệm vụ hút nước, hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây, giữ cho lan có thể bám trên cành cây, hốc đá, dưới đất,… Những rễ mọc ở ngoài không khí, chúng được phủ bằng belamen - một khối màu xanh lá cây dày đặc, đóng vai trò của một loại bọt biển, hấp thụ độ ẩm từ nước và không khí.
Nếu rễ lan quá ít sẽ khiến lan không được cung cấp đủ nước, các chất dinh dưỡng, không có thể bám chắc vào các cành cây, hốc đá. Bên cạnh đó, rễ không mọc được có thể khiến cây bị bệnh, còi cọc, chết dần chết mòn.
Khi phát hiện hoa lan mọc quá nhiều rễ trong không khí nhiều người thường cắt tỉa để gọn nhưng theo các chuyên gia có kinh nghiệm cho biết việc cắt tỉa một hệ thống rễ lan khỏe mạnh là hoàn toàn chống chỉ định.
Chỉ nên tiến hành việc cắt tỉa khi rễ lan bị khô héo, rễ bị chết, cắt tỉa bớt rễ cũ khi ghép lan. Bởi những chiếc rễ cũ đã bị hư hại, héo khô do thời gian, nếu giữ lại những chiếc rễ này chỉ khiến làm giỏ lan thêm mất phần thẩm mỹ.Bên cạnh đó, những chiếc rễ cũ chứa nhiều các mầm bệnh có thể gây hại cho giàn lan của bạn, chính vì thế hãy cắt bỏ chúng. Khi ghép lan việc cắt tỉa rễ giúp kích thích những chiếc rễ mới khỏe hơn, đẹp hơn so với những rễ mọc ra từ rễ cũ.
Cắt tỉa rễ lan sao cho đúng cách, không làm ảnh hưởng đến lan
Khi cắt rễ lan để không làm hại bộ rễ của lan hãy thực hiện theo các bước sau đây
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ rễ của lan, lựa chọn những phần rễ được cắt, dao hoặc kéo cắt cần được khử trùng sạch
Bước 2: Dùng kéo săc cắt phần rễ bị khô khỏi bộ rễ của lan, cắt bỏ phần rễ có màu nâu. Vị trí cắt cần được vệ sinh nếu có mô sống trên chúng, các bạn có thể sử dụng chất khử trùng tự nhiên như than hoạt tính nghiền hoặc quế xay.
Bước 3: Sau khi đã tiến hành xử lý hết toàn bộ những bộ rễ hư hại cần tiến hành kích thích rễ cho cây, giúp cây nhanh chóng ra bộ rễ mới hơn, có thể sử dụng các loại thuốc kích rễ thường dùng hiện nay như vitamin B1 để kích rễ cho lan.
Làm thế nào để ngăn sự xuất hiện của rễ không khí mới
Để ngăn chặn sự xuất hiện quá mức của rễ trên không trong một cây lan các bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp sau đây:
+ Điều chỉnh lại hệ thống tưới của mình
+Thêm ánh sáng
+ Nới lỏng đất xuống
+ Cấy lan sang chậu trồng có diện tích rộng rãi hơn
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người trồng lan có được những chậu lan khỏe mạnh, ra hoa nhiều, cây ít bị nhiễm bệnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kinh nghiệm trồng và chăm sóc giống lan hồ điệp bạn đã biết
+ Kỹ thuật chiết cành hoa hồng đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao
+ Hướng dẫn cách trồng trâu châu Cuba trong hồ thủy sinh
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.