Bệnh vô sinh ở chó: nguyên nhân, điều trị

6/30/2021 11:10:00 AM
Tình trạng vô sinh ở chó cái là tình trạng khá hiếm gặp, tuy nhiên do một vài yếu nào đó có thể khiến cho chó cái bị vô sinh, không thể sinh được con.

 

Bệnh vô sinh ở chó: nguyên nhân, điều trị

Tình trạng vô sinh ở chó cái là tình trạng khá hiếm gặp, tuy nhiên do một vài yếu nào đó có thể khiến cho chó cái bị vô sinh, không thể sinh được con. Nguyên nhân nào khiến chó cái bị vô sinh, cách điều trị và chăm sóc chó vô sinh như thế nào mới tốt nhất.

Thông thường, khả năng sinh sản bình thường ở chó cái phải đảm bảo các yếu tố như: chu kỳ của chó cái bình thường, đường sinh sản khỏe mạnh, mức sản sinh bình thường của các hoocmone sinh sản, trứng bình thường và khỏe mạnh, quá trình phối giống diễn ra bình thường, phôi bám tốt vào Niêm mạc tử cung, nhau thai phát triển và vị trí bình thường, nồng độ progesterone ổn định, chó đang ở độ tuổi sinh sản,…

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp chó cái trong quá trình sinh sản của mình giao phối không thành công, ra kinh bình thường nhưng không có lần mang thai tiếp theo hay chó cái mang thai nhưng bị sảy thai, không tới chu kỳ thì rất có thể chó cái đang bị vô sinh

Nguyên nhân nào gây bệnh vô sinh ở chó cái

Bệnh vô sinh ở chó cái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể chó cái bị một trong các nguyên nhân dưới đây khiến gặp phải tình trạng vô sinh.

+ Khi siêu âm tử cung, buồng trứng phát hiện có sự xuất hiện của u nang tử cung

+ Chó bị nhiễm trùng tử cung gây khó khăn cho những lần phối giống tiếp theo

+ Chó thụ tinh trong thời gian không thích hợp trong chu kỳ động dục của chó cái

+ Cấu tạo bộ phận sinh dục không bình thường ở chó cái, sừng tử cung nhỏ hơn bình thường, buồng trứng không phát triển, âm hộ, âm đạo nhỏ bé gây khó khăn cho việc phối giống.

+ Chó bị suy giảm tuyến giáp có tỷ lệ vô sinh cao, những giống chó có nguy cơ đặc biệt về tuyến giáp như chó bull Anh, bull Pháp, Doberman, chó sói husky

+ Chó bị bệnh sảy thai truyền nhiễm hay còn được gọi là Brucella canis

+ Chó bị Canine herpesvirus

+ Chó bị nhiễm Toxoplasmosis cũng là yếu tô gây tình trạng vô sinh ở chó cái

+ Chức năng buồng trứng bất thường khiến chó cái khó có thể mang thai

+ Chó bị bất thường nhiễm sắc thể

+ Chó nhiễm virus hoặc viêm protozoa toàn thân

+ Chó cái bị thiếu hormone để kích thích sự rụng trứng

Bệnh vô sinh ở chó: nguyên nhân, điều trị

Chẩn đoán bệnh vô sinh ở chó cái

Khi phát hiện chó có những dấu hiệu như không mang thai trong độ tuổi sinh sản, ngay cả khi đã phối giống, bạn hãy đem chó đến các bác sĩ thú y để được thăm khám, kiểm tra tình trạng của chó. Tại phòng khám các bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra sức khoẻ toàn diện cho chó, một số xét nghiệm có thể được tiến hành thực hiện để xác định xem các triệu chứng có liên quan đến rối loạn vô sinh hay không.

Mức độ hormone sẽ được phân tích, nồng độ progesterone phải ổn định trong suốt thai kỳ. Các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu sẽ được tiến hành kiểm tra. Những xét nghiệm này sẽ cho thấy bằng chứng nhiễm trùng, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Nhiễm trùng do virus sẽ được kiểm tra bao gồm nhiễm toxoplasmosis, nhiễm trùng ký sinh trùng protozoa, hypercorticolism, hypothyroidism và Brucella canis.

Bên cạnh đó, kỹ thuật hình ảnh có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường trong tử cung ví vụ như khối u, cấu tạo bộ phận sinh dục, tử cung có bình thường hay không, các bất thường về mặt giải phẫu có thể cản trở việc thụ thai ở chó

Điều trị chó bị bệnh vô sinh

Nếu chó bị nhiễm trùng tử cung khiến chó gặp phải tình trạng vô sinh một số thuốc kháng sinh sẽ được áp dụng để điều trị.

Nếu cấu tạo bộ phận sinh dục không bình thường, sừng tử cung nhỏ hơn bình thường, buồng trứng không phát triển, âm hộ, âm đạo nhỏ bé, khối u trong tử cung,… gây khó khăn cho việc phối giống các bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc phẫu thuật bao gồm phẫu thuật sửa chữa các đường sinh sản bị tắc nghẽn, phẫu thuật chỉnh các bất thường trong âm đạo, cắt bỏ buồng trứng ung thư và phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng.

Nếu chó cái bị mắc chứng suy giáp, bác sĩ thú y sẽ điều trị tình trạng này, có thể sẽ đưa ra lời khuyên người nuôi không nên giữ làm giống vì bệnh này thường được di truyền và truyền sang các thế hệ tiếp theo của chó.

Bên cạnh đó, điều trị vố sinh ở chó các bác sĩ có thể tiến hành kích thích cho bộ phận sinh dục phát triển. Một loại huyết thanh ngựa chửa hay còn gọi là PMS (Pregnant Mare seum) được chế từ máu ngựa cái có chửa 50-100 ngày. Trong huyết thanh ngựa chửa có 2 loại kích tố đó là FSH và SH. FSH có tác dụng kích thích trứng chín sau đó LH có tác dụng tiết theo là kích thích rụng trứng. Tỷ lệ FSH/LH phải thích hợp  LH lớn hơn) thì sự rụng trứng được dễ dàng. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành tiêm bắp thịt cho chó cái liều 600UI/ngày, tiêm nhắc lại 6 lần liền.

Bên cạnh đó, chủ nuôi hãy chăm sóc chó khỏe mạnh để có sức khỏe tốt bằng cách: cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm lành mạnh, dọn dẹp thường xuyên khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh của chó cái, tạo môi trường sống thoải cho chó, cho chó đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, dành nhiều tình cảm yêu thương cho chó để cho chúng cảm nhận được sự yêu thương dành cho chúng,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những điều cần biết khi siêu âm thai cho chó

+ Bệnh viêm tử cung ở chó: những điều cần biết

Chó mẹ bị sinh non, cách chăm sóc chó con sinh non

+ Bệnh viêm tuyến sữa ở chó: cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác