Vai trò, cách sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả cho cây trồng
Chế phẩm vi sinh thường được sử dụng trộn hoặc tẩm vào hạt trước khi gieo và dùng làm nguồn vi sinh để sản xuất phân bón có chứa vi sinh (phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân phức hợp hữu cơ vi sinh). Những chế phẩm vi sinh phục vụ cho sản xuất phân bón thường là: chế phẩm vi sinh cố định đạm, chế phẩm vi sinh phân giải lân, chế phẩm vi sinh vật phân giải selluloza,…
Vai trò của chế phẩm vi sinh vật đối với cây trồng
+ Chế phẩm vi sinh vật không làm ảnh hưởng đến kết cấu đất trồng không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
+ Chế phẩm vi sinh vật giúp tăng ngăn chặn các mầm bệnh phát triển trên cây trồng. Cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cây trồng
+ Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
+ Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng cân bằng hệ sinh thái trong môi tường đất và môi trường sống, làm giảm độc tính của đất và tăng độ tơi xốp cho đất
+Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng tăng khảnăng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường.
+Chế phẩm vi sinh vật có tác dụngtiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác.
Cách sử dụng các chế phẩm sinh học
Thứ nhất: Chế phẩm sinh học dùng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.
Những loại phân như phân gà, phân heo, phân bò,… được thải ra trong quá trình chăn nuôi rất giàu dinh dưỡng. Nhưng hàm lượng hữu cơ trong phân gà, phân heo, phân bò rất dễ gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng. Chúng còn chứa nhiều vi sinh vật gâybệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Salmonella, E. coli nếu chưa được ủ hoai mục.
Để đạt được hiệu quả bà con có thể sử dụng chế phẩm EM-AG, sản phẩm trichoderma BIO-TC để ủ hoai bổ sung vi sinh vào đống ủ.
Cách làm: Sử dụng 5L EM thứ cấp pha với nước tưới đều lên 1m3 nguyên liệu phân chuồng (Phân gà, phân bò, phân lợn) và phụ phế phẩm nông nghiệp (vỏ chuối, vỏ trái thanh long, vỏ cà phê, rơm rạ, lá cây, mạt xơ dừa, mạt cưa) theo tỷ lệ 1:1 để đạt độ ẩm 50 – 55%. Đánh gọn đống ủ cao từ 1-1,5m dùng bùn ướt trát lên đống ủ hoặc dùng bạt nhựa che mưa nắng.
Sau 15 ngày đảo trộn khối ủ một lần, khi đảo phải trộn đều để nhiệt độ khối ủ bằng nhiệt độ môi trường bên ngoài. Lúc này phân hữu cơ đã chín và sẵn sàng để dùng, bà con dùng để bón cho cây trồng.
Để tăng chất lượng phân hữu cơ bà con bổ sung thêm 1kg Nấm Tricoderma pha với nước sạch tưới và trộn đều khối ủ. Tiếp tục ủ khối ủ cho đến khi nhiệt độ khối ủ bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài bà con có thể sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Thứ hai: Chế phẩm sinh học dùng cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp
Để cây trồng sinh trưởn khỏe mạnh đất trồng phải đảm bảo yêu cầu tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, giữ ẩm tốt nhanh thoát nước. Trong quá trình canh tác cần phải tiến hành xử lý và cải tạo đất trồng.
+ Cải tạo đất trồng, xử lý phế thải nông nghiệp:
Cách 1: Phun hoặc tưới đều chế phẩm sinh học EM thứ cấp lên phế thải nông nghiệp (lá rau, cây cỏ, cành lá, thân cây,…). Tiến hành pha loãng 1/500 với lượng 1 lít/m2.
Cách 2: Sau khi kết thúc vụ thu hoạch những loại phế thải (lá già, cây rau bị hư, cây cỏ trong ruộng) dùng đất trồng phủ lên trên dày khoảng 4-5cm. Trước khi gieo hạt, trồng cây từ 5-7 ngày phun chế phẩm sinh họcEM thứ cấp pha loãng 1/1000 với lượng 1lít/1m2.
Cách 3: Dùng 1 lít FUSA + 1,2kg rỉ mật đường + 100 lít nước sạch không chứa clo khuấy đều, ủ kín trong 24 tiếng. Ủ được 3-5 ngày đem pha thêm 400-500 lít nước để tưới cho cây trồng.Tưới 2 lần mỗi lần cách nhau từ 10-15 ngày.
Thứ ba: Chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học mặc dù có hiệu quả rất nhanh và đạt kết quả cao nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và làm ô nhiễm môi trường.
Để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe bà con khi phát hiệu sâu bệnh hại có thể sử dụng:
Các chế phẩm sinh học trừ bệnh hại cho cây trồng
Có thể sử dụng chế phẩm sinh học Lục diệp có thành phần bao gồm: Bacillus sp, Chaetomium sp, Pseudomonas sp, Trichoderma sp: 108 CFU/g. Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm bệnh ở bộ phận thân, rễ, lá trên cây trồng. Bảo vệ bộ rễ, lá, thân cho cây trồng, kích thích bộ rễ phát triển dài và sâu hơn.
Phòng trị bệnh chết nhanh chết chậm, mốc sương, sương mai, héo rũ, héo xanh, héo vàng, phấn trắng, đạo ôn, xì mủ, thối lở cổ rễ,..
Cách sử dụng: Ngâm vi sinh trừ bệnh cho cây trồng với nước sạch khoảng 10-18 tiếng. Tiến hành phun qua lá cứ 1 gói pha 50-200 lit nước. Lọc lấy nước rồi phun đều ướt lá. Phun định kỳ 7 ngày/lần
Cây trồng bị nấm bệnh pha 1 gói pha 50-100 lit nước. Nếu để phòng ngừa nấm bệnh 1 gói pha 100-200lit nước. Nên pha thêm nước rửa chén, liều lượng 100ml đến 200ml/100lit nước, để tăng độ bám dính trên bề mặt lá, thân cây. Nếu tưới gốc pha 200g/400lit nước và đem tưới sát gốc, xung quanh gốc
Các chế phẩm sinh học trừ sâu cho cây trồng:
Bà con có thể mua chế phẩm sinh học Lục diệp trừ sâu thành phần bao gồm: Aspergillus orysae, Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus, Beauveria bassiana, Isaria sp, Metarhizium anisopliae, Nomuraea rileyi, Paecilomyces sp, Pseudomonas entomophila, Verticillium chlamydosporium: 108 CFU/g
Dùng cho các rầy, bọ cánh cứng, bọ chích hút, bọ rùa ăn lá, nhện đỏ, cào cào, châu chấu, ấu trùng sâu, ve sầu, mối, rệp sáp, rầy nâu, sùng đất, tuyến trùng.
Cách sử dụng: Nếu phun trên lá, thân tiến hành pha 200g/200 lít nước, lọc phun đều ướt lá. Còn tưới gốc pha 200g/400 lít nước bơm tưới/gốc tưới sát gốc và xung quanh gốc.
Hoặc bà con có thể dụng loại chế phẩm này để bón gốc cho cây trồng với liều lượng: 200g kết hợp phân hữu cơ vi sinh, bón xung quanh 20 gốc. Vườn cây bị dịch hại nặng dùng nồng độ 10g/lit nhiều lần. Nên ngâm nước từ 2-24 tiếng khi tưới bổ sung thêm nước rửa chén với tỷ lệ 200ml/200lit nước trước khi phun tưới để tăng độ bám dính.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Những loại ‘rác thải nhà bếp’ dùng làm phân bón cho hoa rất tốt
- Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 9 có đáp án: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 7 có đáp án: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
- Làm thế nào để xác định lượng phân bón cần bón cho cây trồng
- Mối liên hệ giữa phân bón và khả năng chống chịu của cây trồng
- Tác động của phân bón với môi trường và sức khỏe con người
- Chuyên gia mách bảo cách ủ than bùn làm phân bón hữu cơ
- Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt phân bón thật, phân bón giả
- Sử dụng hiệu quả phân bón khi bón lót, bón thúc cho cây trồng
- Tìm hiểu về phân bón trung lượng
- Bằng cách nào phân bón lá hấp thụ được cho lá cây
- Bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng chục tấn phân bón giả
- Bát nháo thị trường phân bón trộn đất sét
- Phát hiện kho hàng phân bón giả cực lớn tại Đắk Lắk
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.