Những loại rau giúp hạ đường huyết cực tốt
Những loại rau giúp hạ đường huyết cực tốt
Những loại rau quen thuộc dưới đây không chỉ chứa nhiều vitamin A, vitamin K, giàu vitamin C, mangan, molebdenum, magiê, phốt pho, folate, chất xơ và kali mà còn được mệnh danh là thuốc hạ đường huyết tự nhiên cực có lợi giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường mô tả rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân khác nhau, được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do các khiếm khuyết về bài tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai. Các tác động của tiểu đường bao gồm các tổn thương, rối loạn chức năng và suy chức năng mạn tính của các cơ quan khác nhau (WHO 1999). Trong đó tế bào thần kinh, hệ động mạch là hai bộ phận bị tổn thương nhiều nhất do đái tháo đường.
Ngày nay tỷ lệ số người mắc bệnh tiểu đường ngày một gia tăng là do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hằng ngày. Trong số đó, bệnh tiểu đường loại 2 là căn bệnh phổ biến nhất, nhiều người mắc nhất. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy bổ sung thường xuyên 4 loại rau được mệnh danh là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên" sau đây trong thực đơn hằng ngày giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Đậu bắp
Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi ngày nay đậu bắp được trồng phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,... có lợi cho cơ thể con người. Đậu bắp vừa là rau vừa là quả khi ăn có vị ngọt bùi, giòn tan rất thú vị. Đậu bắp có hàm lượng calo thấp nhưng lại cực giàu dinh dưỡng, vitamin cùng chất oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe của người sử dụng. Trong đông y, đậu bắp có vị chua dịu, mát có tác dụng giảm đau và làm dịu trong các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới, táo bón. Theo y học hiện đại, đậu bắp có tác dụng giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, chữa ho, viêm họng, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện sinh lý phái mạnh, cải thiện hệ miễn dịch, làm đẹp da,….
Bên cạnh đó, đậu bắp là một loại thực phẩm ít đường, rất giàu chất xơ hòa tan nên đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy quá trình bài tiết insulin. Ngoài ra, đậu bắp cũng rất giàu các nguyên tố vi lượng như kẽm và selen, đây cũng là những chất giúp ích nhiều cho việc tăng cường khả năng phòng chống và ngăn ngừa ung thư của cơ thể.Đặc biệt, khi uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu, chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường
Rong biển
Rong biển được gọi là tảo bẹ, có khá nhiều màu từ màu đỏ, màu nâu đen cho đến màu xanh lá cây được sử dụng làm canh, cuốn sushi, cơm trộn hay kết hợp với các thực phẩm khác tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Rong biển chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi như chất xơ, các vitamin A, vitamin C, vitamin B2, ... và chất khoáng. Ngoài ra, dong biển rất giàu polysaccharide, caroten, protein và các loại vitamin khác nhau. Theo các chuyên gia cho biết, polysaccharide trong rong biển có thể làm giảm lượng đường trong máu rất tốt. Do đó, đây còn là thực phẩm tốt rất phù hợp để ăn khi bụng đói
Khi ăn rong biển trong khoảng ba ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu một chút, khi ăn rong biển thường xuyên trong 1 năm sẽ làm giảm bớt lượng đường trong máu rất nhiều. Ngoài ra, rong biển còn là thực phẩm chống ung thư, đặc biệt là ức chế ung thư tuyến giáp, duy trì vóc dáng, cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Rau diếp (xà lách)
Xà lách là loại rau khá quen thuộc chứa nhiều protein, đường, caroten, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt... Rau diếp rất mềm, thân của nó có thể ăn sống, xào hoặc ngâm chua nên là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho cả gia đình. Rau xà lách chứa rất lượng sắt, kali, magie, đồng dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt là kali, nguyên tố có sức ảnh hưởng đến tế bào và dịch của cơ thể khi được bổ sung đầy đủ sẽ hạn chế các chứng rối loạn nhịp tim và điều hòa huyết áp ổn định. Cứ 100g rau xà lách tươi, các nhà dinh dưỡng đem phân tích cho ra kết quả chứa khoảng 1,7 g chất xơ giúp phòng ngừa táo bón, khó tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, rau diếp còn chứa ít carbohydrate, nhưng lại giàu muối vô cơ và vitamin, nhất là niacin đây là một chất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Niacin là chất kích hoạt insulin, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên ăn rau diếp có thể cải thiện quá trình chuyển hóa đường hiệu quả từ đó giúp làm giảm đường huyết.
Mướp đắng
Mướp đắng còn được gọi với tên gọi khác là khổ qua, tên khoa học là Momordica charantia, thuộc thực vật thân leo, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cùng họ với bầu bí, dưa chuột. Mướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng được biết đến là loại quả có vị đắng nhất trong các loại rau củ quả. Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn nên có tác thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, mát tim, nhuận tràng, giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, trị chứng rôm sảy, hạt bổ thận tráng dương cực tốt cho sức khỏe.
Mướp đắng giàu vitamin A, vitamin C, folate và chất xơ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic có trong mướp đắng có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol,…
Mướp đắng từ lâu được biết đến là loại quả giúp giảm đường huyết cực tốt khi ăn thường xuyên hoặc sử dụng nước ép nguyên chất mướp đắng. Mướp đắng làm giảm kháng insulin, tăng tính linh hoạt của hormon vận chuyển đường nhờ đó làm giảm đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, mướp đắng có khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào beta của tuyến tụy đã bị tổn thương, nhờ đó làm tưng khả năng sản xuất insulin, giúp hạ nhanh đường huyết và mang lại hiệu quả lâu dài.
Mướp đắng giúp làm giảm hấp thu đường sau ăn nhờ vai trò ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase – enzym phân cắt tinh bột thành đường từ đó ngăn ngừa tăng đường máu sau ăn tương đương Acarbose – nhóm thuốc chính điều trị tiểu đường có cơ chế tương tự.
Bên cạnh việc thường xuyên bổ sung những thực phẩm giúp hạ đường huyết, chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt bằng cách:
+ Trong thực đơn ăn uống hằng ngày nên giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.
+ Hãy ăn thường xuyên những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ.
+ Tránh ngồi quá lâu, mỗi tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.
+ Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn
+ Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ trong khi ăn
+ Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh nguy hiểm
+ Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.
+ Nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút
+ Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn hằng ngày
+ Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo chứa nhiều đường, hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những loại đồ uống giúp giải nhiệt mùa hè
Hướng dẫn cách xử lý khi bị hạ đường huyết
Kiểm soát lượng đường huyết trong máu hiệu quả nhờ mướp đắng
Bệnh tiểu đường: phân loại, các kỹ thuật chẩn đoán
Những tác hại ít biết của bệnh tiểu đường
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
- Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường type 2
- Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
- 5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
- Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
- Bệnh tiểu đường ở mèo: dấu hiệu điển hình, chi phí, nguyên nhân, điều trị
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- 13 cách giúp người mắc bệnh tiểu đường typ 2 thỏa mãn cơn nghiện đồ ngọt
- Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn đối với người mắc bệnh tiểu đường
- Phải làm sao kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng?
- Phát hiện mới: Người quan hệ xã hội rộng ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.