Những bệnh phổ biến về đường tiết niệu ở chó cần lưu ý

5/17/2021 3:34:00 PM
Những bệnh phổ biến về đường tiết niệu xảy ra ở chó người nuôi cần đặc biệt chú ý để tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, đó là những bệnh tiết niệu nào?

 

Những bệnh về đường tiếu niệu chó hay mắc phải

Những bệnh phổ biến về đường tiết niệu xảy ra ở chó người nuôi cần đặc biệt chú ý để tránh tình trạng bệnh diễn biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, đó là những bệnh tiết niệu nào?

Suy thận ở chó

Suy thận ở chó xảy ra do sự thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn chức năng thận ở chó. Khi chó bị suy thận sẽ gồm có hai loại là suy thận cấp, suy thận mạn tính.

Triệu chứng nhận biết chó bị suy thận

Khi chó bị suy thận chó của bạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

+ Chó nôn mửa

+ Chó bị táo bón hoặc tiêu chảy

+ Sút cân

+ Da khô, lông xơ xác, dựng đứng

+ Chán ăn, bỏ ăn

+ Chó mệt mỏi

+ Cảm thấy đau khi sờ nắn vùng thắt lưng

 + Chó cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu

+ Giảm thị lực

+ Chó hay khát nước và uống nhiều nước hơn

+ Tăng ham muốn đi tiểu

+ Sưng ở chân do sự tích tụ của chất lỏng (phù nề dưới da) ở chó

+ Xuất hiện tình trạng suy tim

+ Bụng của chó to do tích tụ dịch

+ Sốt

+ Huyết áp cao

+ Hơi thở của chó có mùi khó chịu

+ Nước tiểu trở lên sẫm màu, đục, có máu kèm trong nước tiểu.

+ Niêm mạc chó nhợt nhạt

Nguyên nhân gây suy thận ở chó

Các nguyên nhân chính dưới đây thường gây ra suy thận ở chó. Có thể chó của bạn bị suy thận bởi một trong các nguyên nhân sau đây:

+ Tiếp xúc với hóa chất độc hại

+ Thức ăn của chó có ít dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng nghèo nàn, chó ăn thức ăn khô trong thời gian dài nhưng không được cung cấp đủ nước, lâu dần dẫn đến các bệnh về thận, nhất là suy thận

+Những con chó già, chó càng lớn tuổi các chức năng của thận dần dần bị suy giảm, bệnh lý về thận tăng dần theo độ tuổi của chó

+ Một số giống chó có nguy cơ mắc bệnh thận cao như Miniature Schnauzer, Bernese Moutain, Boxer.

+ Nếu chó ăn quá nhiều socola sẽ xuất hiện tình trạng co giật, liệt rung, chảy máu, rối loạn nhịp tim, nôn mửa hay tiêu chảy, ngộ độc thận, suy thận.

+ Chó bị suy thận do bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn mãn tính. Tình trạng nhiễm trùng có thể do vệ sinh răng miệng kém từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển đến một thời điểm nào đó sẽ xâm nhập vào máu và gây tổn thương vĩnh viễn cho thận.

+ Một số loại thuốc có thể gây ra suy thận ở chó như: thuốc Acetaminophen (thuốc giảm đau), Kanamycin (kháng sinh), Neomycin (kháng sinh), Amphotericin B (kháng nấm), Penicillamine (điều hòa miễn dịch), Amikacin (kháng sinh)…

+ Đường tiết niệu niệu của chó bị tắc nghẽn bởi một số bệnh như: sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm tụy khiến suy giảm chức năng thận, gây tích tụ nước và viêm thận.

Một số nguyên nhân khác gây tình trạng suy thận ở chó như: ung thư, chấn thương do va chạm, tình trạng viêm, rối loạn chức năng do bẩm sinh, di truyền, vỡ bàng quang, vỡ niệu đạo, suy tim sung huyết, virus hoặc nấm.

Điều trị hiệu quả suy thận ở chó

Suy thận nhẹ:

Đối với trường hợp suy thận nhẹ các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thiết lập chế độ dinh dưỡng riêng. Tuy nhiên, chức năng thận của chó sẽ trở nên giảm sút hơn.

Suy thận nặng:

Thông thường, đối với suy thận nặng việc điều trị là rất khó khăn, chó khó có thể phục hồi. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị các triệu chứng kết hợp với các phương pháp hỗ trợ y tế khác.

Nếu lượng nước tiểu của chó thải ra vẫn chưa đạt mức bình thường, các bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc furosemide hoặc mannitol để hỗ trợ chức năng của thận. Một số chất điện giải như natri, kali và một số chất điện giải khác cũng được theo dõi và duy trì ở mức bình thường cho chó

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo chế độ ăn uống độ ẩm cao, tránh thức ăn khô ngay lập tức. Nên chó chó ăn pate bởi pate có độ ẩm cao, nhiều nước, chế độ ăn ít đạm, ít phốt pho, cung cấp đủ nước cho chó.

Những bệnh phổ biến về đường tiết niệu ở chó cần lưu ý

Chứng tiểu mất kiểm soát ở chó già

Chứng tiểu mất kiểm soát ở chó già xảy ra khi chó già không có khả năng kiểm soát hoàn toàn ruột hoặc bàng quang. Khi chó không thể kiểm soát được các chức năng này khiến việc đi tiểu hoặc đại tiện chó thể xảy ra khiến nhiều chủ nuôi cảm thấy mệt mỏi khi phải dọn chất thải của chúng xung quanh nhà. Không những chủ nuôi cảm thấy phiền phức mà ngay cả chó cũng cảm thấy lo lắng, xấu hổ về việc bị kỷ luật, la mắng từ chủ nhân.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây chứng tiểu mất kiểm soát ở chó già. Có thể chó nhà bạn bị một trong các nguyên nhân chính sau đây:chứng mất trí nhớ, rối loạn chức năng nhận thức, chứng sa sút trí tuệ, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi bàng quang, khối u, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận,….

Dấu hiệu:

Khi chó già bị chứng tiểu mất kiểm soát bạn sẽ dễ dàng nhận biết nhờ các dấu hiệu như sau: xuất hiện nước tiểu, phân của chó ở xung quanh nhà, đi tiểu hay đi tiêu ngay cả khi đang ngủ, nước tiểu của chó bị chảy ra khi đứng hoặc đi bộ, bị tình trạng rớt phân khi đứng hoặc đi bộ, xuất hiện các vết ướt trên giường

Điều trị:

Chứng tiểu mất kiểm soát ở chó già có thể sử dụng một số loại thuốc đặc biệt và chất bổ sung để giảm chứng tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, đối với những chú chó già do sa sút tí tuệ khi không thể điều trị bằng thuốc hay thực phẩm bổ sung được mà cần có phương pháp xử lý thích hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống của chó già bằng cách: hãy đặt tấm phủ chống thấm nước trên giường cho chó và những nơi khác mà chó ngủ, tăng tần suất đi bộ và ngồi bô, cho chó ra ngoài ngay sau khi ăn, uống nước, thức dậy, sử dụng tã doggie cho những trường hợp chó bị chứng tiểu không kiểm soát nặng, thay tã thường xuyên để tránh tình trạng kích ứng, nhiễm trùng, làm sạch các khu vực chó đi tiểu bằng chất tẩy rửa có chứa enzym để chó không bị thu hút vào khu vực đó để loại bỏ trong tương lai, tắm hoặc lau chùi vùng sinh dục của chó để ngăn mùi hôi, kích ứng, nhiễm trùng. Đối với những chú chó già sở hữu bộ lông dài hãy cắt tỉa lông ở vùng sinh dục để vệ sinh dễ dàng hơn

Sỏi thận ở chó

Sỏi thận hay được biết đến tên gọi khác là sạn thận, sỏi có thể hiện diện ở bàng quang, thận hay bất cứ đâu trong đường tiếu niệu ở chó. Các viên sỏi này thực chất là hỗn hợp cặn khoáng chất gồm magie, amni, photphat. Hợp thành nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Nếu không được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của chó.

Sỏi thận có nhiều loại gồm có: calcium oxylate, ureate, cystine, calcium phosphate và sỏi silicate. Chó có thể có một hoặc nhiều loại sỏi

Bệnh sỏi thận có thể diễn biến trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần hoặc đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ cặn khoáng chất, viêm nhiễm của cơ thể chó. Những viên sỏi thận nhỏ chỉ mất khoảng 2 tuần là hình thành, đối với những viên sỏi lớn có thể mất tới vài tháng để hình thành.

Dấu hiệu sỏi thận ở chó

Khi chó bị sỏi thận bạn sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu điển hình như:

+ Chó đi tiểu ra máu

+ Có hiện tượng bí tiểu

+ Chó tăng tần suất đi tiểu so với thông thường

+ Chó đau vùng lưng khi bạn chạm tay sờ vào khu vực đó

+ Chó đừng ngồi không yên, đi lại, di chuyển khó khăn

+ Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít

+ Nếu chó có sỏi to, khi chúng di chuyển xuống làm tắc niệu quản gây ứ nước, thận căng to, chó đau dữ dội vùng trước, sau hố lưng

+ Nếu chó có sỏi nhỏ di chuyển xuống dưới gây đau lan xuống dưới nhưng dịu hơn, không đau dữ dội.

+ Nước tiểu đục, có thể xuất hiện mủ lẫn trong nước tiểu

+ Kiểm tra cặn nước tiểu thấy tế bào thượng bì của đường tiết niệu

+ Chó uống nhiều nước (chứng khát nước nhiều)

+ Chán ăn, lười ăn thậm chí bỏ ăn

+ Sụt cân

+ Nôn mửa

+ Thiếu sức sống, chỉ nằm im một chỗ, không muốn di chuyển, chạy nhảy hay nô đùa

Nguyên nhân gây sỏi thận ở chó

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng sỏi thận ở chó. Có thể chó của bạn bị sỏi thận bởi một trong các nguyên nhân sau đây:

+ Lượng khoáng chất trong cơ thể của chó tăng cao khiến cặn khoáng bị bão hòa, kết tủa trong bàng quang. Các tinh thể cặn dính vào nhau, hình thành viên sỏi có kích cỡ khác nhau và lớn dần theo thời gian

+ Chó bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dẫn đến thay đổi chỉ số số pH của môi trường trong bàng quang từ đó kích thích hình thành sỏi thận.

+ Quá trình hấp thụ, bài tiết một số chất diễn bất thường khiến chó bị sỏi thận

+ Một số giống chó dễ bị sỏi thận như: Basset Hound, Miniature Poodle, Miniature schnauzer, Cocker Spaniel, Beagle,…

Điều trị bệnh sỏi thận ở chó

Điều trị sỏi thận ở chó các bác sĩ sẽ có liệu tình điều trị sỏi thận phù hợp. Các phương pháp điều trị sỏi bao gồm:

+ Truyền dịch nhằm lọc thận và làm thông đường niệu đạo, những viên sỏi nhỏ, tinh thể sẽ được đẩy ra cùng với nước tiểu

+ Sử dụng thuốc kháng sinh khi có viêm nhiễm, thuốc giảm đau, thuốc đặc trị để điều trị nguyên nhân gây bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

+ Phẫu thuật lấy sỏi, các bác sĩ sẽ phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài.

+ Áp dụng chế độ ăn kiêng giúp loại trừ, phân hủy một số loại sỏi thận

Với phương pháp phẫu thuật lấy sỏi các bác sĩ sẽ phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài.

Bệnh thận ở chó

Bệnh thận ở chó xảy ra ở tất cả các giống chó không loại trừ bất kỳ giống chó nào. Bệnh thường có thể tự phát triển trong suốt quá trình nuôi và chăm sóc chó, do biến chứng bởi một số căn bệnh khác, các loại thuốc hay thận của chó không hoạt động bình thường. Bệnh thận ở chó được phân loại gồm: suy thận cấp tính, suy thận mạn tính.

Nguyên nhân gây bệnh thận

Suy thận cấp tính ở chó

Suy thận cấp tính ở chó phát triển trong thời gian ngắn, khiến một con chó bình thường đang khỏe mạnh trở nên ốm nặng thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây suy thận cấp tính thường là do chó tiếp xúc với hóa chất, chất độc như chất chống đông, thuốc diệt chuột, thực vật có độc, nhiễm trùng thận hay do lưu lượng máu hoặc lượng oxy được cung cấp đến thận giảm.…

Suy thận mạn tính ở chó

Suy thận mạn tính ở chó hay bệnh thận mạn xảy ra do những thay đổi thoái hóa trong thận gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận. Chức năng hoạt động của thận trở nên tồi tệ hơn theo thời gian cuối cùng dẫn đến chó bị tử vong. Bệnh suy thận mạn tính thường gặp ở chó đang lớn, chó già.

Dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh thận

Khi chó bị bệnh thận dấu hiệu của suy thận cấp tính và suy thận mạn tính có biểu hiện khá giống nhau. Điều khác biệt chính là việc khi chó mắc suy thận cấp tính thời gian xảy ra khá nhanh, ngược lại suy thận mạn tính xảy ra trong khoảng thời gian dài hơn. Do đó, khi chó mắc bệnh thận thường sẽ có những triệu chứng như sau:

+ Chó biếng ăn, lười ăn hoặc ăn rất ít

+ Chó thường xuyên uống nước

+ Tăng đi tiểu nhiều

+ Mệt mỏi, lờ đờ, nằm im một chỗ, lười vận động

+ Buồn nôn, nôn mửa

+ Sụt cân

+ Tiêu chảy

+ Có thể xuất hiện tình trạng co giật

+ Chó gặp phải tình trạng mất nước

+ Huyết áp cao

+ Có dấu hiệu suy tim

+ Thiếu máu

+ Loét dạ dày

+ Giảm lượng nước tiểu

+ Xuất hiện máu trong nước tiểu

+ Chó bị giảm thị lực

+ Chó không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

+ Da khô

+ Chó cảm thấy đau đớn khi bạn sờ nắn ở vùng thắt lưng và khi chó đi tiểu

Điều trị bệnh thận ở chó

Việc điều trị bệnh thận ở chó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình hình sức khỏe của chó. Việc thực hiện sẽ được thực hiện bằng các phương pháp như: điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, điều trị phẫu thuật, chế độ ăn uống

Trong quá trình điều trị bệnh thận ở chó các xét nghiệm sẽ được các bác sĩ thực hiện thường xuyên để đo lường những thay đổi trong quá trình điều trị bệnh thận nhất là đối với những chú chó đang được điều trị suy thận cấp, những con chó bị suy thận mạn tính việc xét nghiệm có thẻ vài tháng hoặc vài tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Đường tiết niệu của chó gồm nhiều các bộ phận như: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Thận tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa qua các ống nhỏ hay còn gọi là niệu quản dẫn đến bàng quang. Niệu đạo là ống nhỏ cho phép nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang và cơ thể. Tuy nhiên, do vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus và Escherichia coli hay các bệnh nội tiết, chấn thương khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiếu niệu thường xảy ra phổ biến ở giống chó cái hơn là chó đực, chó bị mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận,…Khi chó bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu chó sẽ có những triệu chứng như:

+ Cơn khát tăng dần, chó thường xuyên uống nhiều nước

+ Chó đi tiểu nhiều, thường xuyên, đi tiểu lung tung khắp mọi nơi, không đúng nơi quy định chó được huấn luyện

+ Đi tiểu không kiểm soát

+ Nước tiểu của chó sẫm màu, màu đục, có lẫn máu

+  Nước tiểu có mùi mạnh

+ Chó cảm thấy đau đớn khi đi tiểu

+ Thường xuyên liếm bộ phận sinh dùng nhiều hơn bình thường

+ Chó bị đau bụng, đau đớn khi bạn chạm tay vào bụng dưới

+ Chán ăn, lười ăn thậm chí bỏ ăn

+ Chó bị nôn mửa

+ Thờ ơ, không quan tâm đến chủ nhân, không thích đi lại, vận động như thường ngày

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó có thể xảy ra ngay cả với những chú chó được thường xuyên tắm sạch sẽ. Có thể chó của bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu bởi một trong các nguyên nhân dưới đây:

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus và Escherichia coli.

+ Một số chó bị bất thường về giải phẫu, cấu trúc ở đường tiết niệu khiến chúng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

+ Chó bị bệnh tiểu đường

+ Chó bị chấn thương do va đập, xe kẹp, ngã khiến nhiễm trùng đường tiết niệu

+ Sỏi tiết niệu, phát triển trong bàng quang, niệu đạo không được phát hiện và điều trị gây nhiễm trùng

+ Khối u

+ Chó bị bệnh thận

+ Chó mắc các bệnh nội tiết

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi nghi ngờ chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu hãy đem chó đi đến các cơ sở thú y để được thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu các bác sĩ thú y sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu chó bị viêm bàng quang, chó có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau để giúp giảm bớt sự khó chịu, đau đớn cho chó. Điều quan trọng trong quá trình điều trị cho chó, bạn hãy sử dụng các loại thuốc, liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống trị liệu thú y được khuyến nghị để giúp điều trị các vấn đề về đường tiết niệu của chó nhất là khi xuất hiện tinh thể hoặc sỏi trong đường tiết niệu.

Những bệnh phổ biến về đường tiết niệu ở chó cần lưu ý

Bệnh tiểu đường ở chó

Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường không chỉ xảy ra ở người mà ngay cả chó, mèo cũng bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra do thiếu insulin nội tiết tố hoặc đáp ứng không đầy đủ với insulin. Khi chó không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng bình thường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Kết quả tăng đường huyết, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: giảm năng lượng, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng đường tiết niệu và gây suy thận,…

Phân loại bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường):

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại gồm: tiểu đường loại I (thiếu sản xuất insulin) và tiểu đường loại II (sản xuất insulin bị suy yếu cùng với đáp ứng không đầy đủ với hormone), tiểu đường loại III (hiếm gặp)

Triệu chứng của bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó

Khi chó bị bệnh tiểu đường, chó sẽ có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

+ Bởi đường glucoso không thể xuyên qua các tế bào dẫn đến mức độ đường huyết trong máu tăng đột biến. Lượng đường dư thừa này sẽ được lọc qua thận, đi ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Khi đó chó sẽ bị mất nhiều nước vì tiểu nhiều, thèm uống nước nhiều hơn.

+ Do tình trạng đi tiểu nhiều bất thường khiến chó đi vệ sinh lung tung, không đúng chỗ đã được huấn luyện.

+ Một số chó bị tiểu đường sẽ bị thay đổi thói quen ăn uống. Một số chó bị tiểu đường sẽ ăn ít hơn, lười ăn ngược lại một số con có xu hướng ăn nhiều, thèm ăn vì vùng dưới đồi não kích thích tiêu hóa của chúng.

+ Do cơ thể không thể hấp thụ lượng Calo để chuyển hóa thành năng lượng, nên chất béo trong cơ thể bị đốt cháy thành năng lượng khiến chó bị sụt cân nhanh chóng, ốm yếu, gầy gò

+ Do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng kiến chó bị tình trạng thiếu năng lượng hay một số con chó bị teo cơ, chán nản, mệt mỏi, đờ đẫn

+ Nếu bệnh tiểu đường tiến triển nghiêm trọng cơ thể chó phải tự đốt cháy chất béo bên trong, sau đó tích tụ chất thải có tên gọi Ketones. Khi lượng Ketone trong máu cao lên, và nồng độ pH trong máu giảm sút, chó bệnh thường cảm thấy buồn nôn, và có thể tử vong.

+ Hơi thở của chó có mùi trái cây ngọt bất thường

+Khi bệnh tiến triển nặng, chó bị đục thủy tinh thể hoặc mắt nhiều mây

+Tăng đường huyết gây ra  những thay đổi trong ống kính của mắt. Nước khuếch tán vào ống kính gây ra sưng và phá vỡ các cấu trúc ống kính.

+ Thận của chó trở lên quá tải khiến các nephron (các bộ lọc trong thận) không thể xử lý được việc lọc đường từ đó làm rối loạn các chức năng của thận, suy thận

Bên cạnh đó, chó sẽ có những triệu chứng khác như: bồn chồn, run rẩy, thú xuất hiện nhiều hành vi bất thường, lông mỏng dần và xỉn màu, một số bị thừa cân/béo phì, mất kiểm soát bài tiết hoặc bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da mãn tính, hôn mê, hạ đường huyết, bệnh về gan phát triển,…

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường vẫn chưa xác định. Có thể một số bệnh như: di truyền, béo phì, viêm tụy mãn tín, bệnh tự miễn, thuốc, có thể đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của bệnh tiểu đường ở chó.

Điều trị bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó

Việc điều trị bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu bệnh, sức khỏe của chó.

Tiêm insulin

Tiêm insulin là phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến được nhiều bác sĩ thú y áp dụng để điều trị cho chó và insulin không dễ bảo quản. Chó bị tiểu đường nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, còn nếu có biến chứng nặng như nhiễm toan đái tháo đường thì ban đầu cần điều trị ổn định tại bệnh viện.

Sử dụng thuốc hạ đường huyết

Một số chó sẽ được chỉ định tiểu đường bằng cách sử dụng thuốc hạ đường huyết nhưng các loại thuốc uống hạ đường huyết cho chó chỉ hoạt động nếu tụy vẫn sản xuất insulin.

Thay đổi chế độ ăn, kiểm soát cân nặng của chó

Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng tiểu đường ở chó. Chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột cộng thêm các bài hoạt động thể chất sẽ giúp giảm khả năng tiểu đường ở chó.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên:

Kiểm tra đường huyết thường xuyên là một phần quan trọng trong việc theo dõi và điều trị cho bất kỳ chó bị bệnh tiểu đường nào, kết hợp với  thiết lập lịch kiểm tra lượng đường trong máu của chó.

Nếu một số con chó bị tiểu đường xuất hiện tình trạng hạ đường huyết hãy đổ một ít dung dịch đường (xirô ngô, mật ong…) vào các chi, xoa vào nướu hoặc dưới lưỡi để giải quyết tạm thời tình trạng bệnh.

Chó xuất hiện tình trạng đục thủy tinh thể các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để phục hồi thị lực cho chó.

Viêm tuyến tiền liệt ở chó

Tuyến tiền liệt có tránh nhiệm sản xuất chất lỏng tinh dịch ở chó đực. Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh nhiễm trùng của tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng xảy ra có thể là do bệnh niệu đạo,nhiễm trùng đường tiết niệu khác hoặc có thể thứ phát sau các bệnh tuyến tiền liệt khác. Viêm tuyến tiền liệt xảy ra phổ biến ở những con chó đực chưa thiến hoặc những con chó già

Viêm tuyến tiền liệt gồm 2 dạng: viêm tuyến tiền liệt cấp tính, viêm tuyến tiền liệt mãn tính.

Triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt ở chó

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và phụ thuộc vào tình trạng chó bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính hay mãn tính mà bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường xuất hiện đột ngột, khá nghiêm trọng. Ngược lại, viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường xuất hiện dần dần, không thể phát hiện được trong một thời gian, chỉ đến khi tình trạng viêm tuyến tiền liệt nặng thì người nuôi mới nhận ra. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi chó bị viêm tuyến tiền liệt:

+ Sút cân

+ Chó ăn không ngon, chán ăn thậm chí bỏ ăn

+ Chó cảm thấy căng thẳng, khó khi khi đi tiểu hoặc đi vệ sinh

+ Xuất hiện  mủ, chất nhầy trong phân hoặc nước tiểu của chó

+ Chó bị sốt

+ Bụng của chó bị sưng, đau bụng, khi sờ tay vào bụng chó đau đớn

+ Dáng đi bất thường

+ Có máu chảy ra từ niệu đạo

+ Chó mệt mỏi, nằm im một chỗ, không thích đi lại, chảy nhảy hay chơi đùa

+ Áp xe ở tuyến tiền liệt

+ Chó bị tiền liệt tuyến

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính

+ Vô sinh

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt ở chó

 Có nhiều nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt ở chó. Có thể chó của bạn bị viêm tuyến tiền liệt bởi một trong các nguyê nhân chính dưới đây.

+ Viêm tuyến tiền liệt ở những con chó già, tuổi tác đã cao

+ U nang tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt ở chó

+ Chó bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi khuẩn

+ Chó bị ung thư tuyến tiền liệt

+ Viêm nhiễm đường tiết niệu

+ Chó bị chấn thương niệu đạo do va đập, ngã, bị vật nặng va phải

+ Chó bị mất cân bằng hormone

+ Hệ miễn dịch bị tổn thương

+ Chó bị phơi nhiễm kháng sinh lâu daì

Điều trị viêm tuyến tiền liệt ở chó

Điều trị viêm tuyến tiền liệt ở chó phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe của chó.

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính

Khi chó bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính chó cần phải nhập viện khẩn cấp, được truyền dịch tĩnh mạch và sử dụng một số loại thuốc đặc trị

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính:

Khi chó bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính có các triệu chứng nhẹ chó không cần phải nhập viện điều trị mà có thể được điều trị như bệnh nhân ngoại trú, được chăm sóc tại nhà, uống thuốc theo liều lượng, chỉ dẫn của bác sĩ thú y

Nếu chó bị viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị. Loại thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa để điều trị viêm tuyến tiền liệt là Amoxicillin

Nếu áp xe hình thành trong tuyến tiền liệt, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Bệnh Cushing ở chó

Bệnh Cushing ở chó hay còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng Cushing, tăng năng vỏ tuyến thượng thận. Bệnh Cushing gây ảnh hưởng đến các tuyến thượng thận của chó. Bệnh xảy ra khi cơ thể của chó sản xuất quá mức steroid tự nhiên được gọi là cortisol hoặc cortisone. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chó.

Đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến tuyến thượng thận của chó và bệnh này xảy ra khi cơ thể của chó sản xuất quá mức steroid tự nhiên được gọi là cortisol hoặc cortisone.

Bệnh Cushing ở chó gồm 2 loại bao gồm: tăng năng vỏ tuyến thượng thận phụ thuộc tuyến yên (PDH) và bệnh tuyến thượng thận.

Dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh Cushing

Khi chó mắc bệnh Cushing thường chó sẽ dấu dễ nhận biết thấy chính là rụng lông. Bởi tình trạng rụng lông là kết quả của việc gia tăng glucocortioids (hoặc steroids) mãn tính. Bệnh sẽ tiến triển chậm, thường triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ từ  nên nhiều người nuôi thường quy các triệu chứng của bệnh do tuổi già. Khi chó mắc bệnh Cushing chó sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:

+ Chó uống nước nhiều, thường xuyên uống cạn bát nước

+ Tăng đi tiểu

+ Tăng sự thèm ăn, nhanh cảm thấy đói

+ Bụng phình to hơn, giống như đang mang bầu

+ Thiếu năng lượng

+ Da mỏng, dễ bị rách

+ Chó bị mất cơ bắp trở nên yếu

+ Lông của chó rụng dần, mỏng dần

+ Chó thở hổn hển mà không có ly do

Nguyên nhân gây ra bệnh Cushing ở chó

Nguyên nhân chính gây bệnh Cushing ở chó bao gồm: khối u ở tuyến yên, khối u ở tuyến thượng thận, sử dụng steroid thường xuyên, kéo dài.

Khối u tuyến yên:

Tuyến yên có nhiệm vụ kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Nếu có khối u ở tuyến yên nó có thể kích thích tuyến thượng thận sản xuất nhiều steroid

Khối u tuyến thượng thận:

Nếu có khối u phát triển ở một hoặc cả hai tuyến thượng thận thì nó có thể tạo ra rất nhiều cortisol từ đó dẫn đến bệnh Cushing.

Sử dụng steroid kéo dài, thường xuyên

Nếu chó sử dụng steroid kéo dài, thường xuyên để kiểm soát tình trạng dị ứng, rối loạn miễn dịch, một số loại ung thư các vấn đề bệnh khác thì chúng có thể gây ra các vấn đề về tuyến thượng thận.

Điều trị bệnh Cushing ở chó

Dựa trên các xét nghiệm, tình trạng sức khỏe, mức độ tiến triển của bệnh các bác sĩ thú y có phương pháp điều trị cụ thể.

+ Nếu bệnh Cushing ở chó được chẩn đoán là phụ thuộc vào tuyến yên, thì chú chó của bạn có lẽ sẽ cần phải uống thuốc suốt đời. Loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm: Trilostane (Vetoryl) và mitotane (Lysodren)

+ Nếu bệnh Cushing ở chó được chẩn đoán phụ thuộc vào tuyến thượng thận, thì bác sĩ thú y có thể sẽ đề nghị phẫu thuật cắt bỏ khối u.

+ Nếu bệnh Cushing ở chó do điều trị, dùng steroid kéo dài các bác sĩ sẽ khuyến nghị dừng sử dụng các loại thuốc steroid đang dùng

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh Cushing ở chó nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?

Viêm tuyến tiền liệt ở chó: nguyên nhân, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác