Hoa hồng bị mắc bệnh sùi cành nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?
Hoa hồng bị mắc bệnh sùi cành nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?
Bệnh sùi cành là một trong những bệnh khá phổ biến ở hoa hồng, nếu không được điều trị, xử lý từ sớm bệnh có thể phát triển khiến cây giảm sức sống dẫn đến chết cây. Nguyên nhân nào gây bệnh sùi cành ở hoa hồng, khi hoa hồng bị bệnh sùi cành nên điều trị như thế nào?
Bệnh sùi cành, u rễ là bệnh do vi khuẩn gây ra, thường xuất hiện ở các thân cây hồng nơi phân nhánh hoặc ngay cổ rễ. Khi bệnh phát triển nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến hoa hồng giảm sức sống dần dần chết cây gây thiệt hại cho người trồng hoa hồng
Nguyên nhân gây bệnh sùi cành trên hoa hồng
Nguyên nhân gây bệnh sùi cành trên hoa hồng do vi khuẩn Agrobacterium sp gây nên. Trong quá trình sinh trưởng của cây vi khuẩn Agrobacterium sp xâm nhập thông qua các vết thương xây xát, vết ghép, vết thương cơ giới,… Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ từ 25-30 độ C các vi khuẩn này sẽ phát triển, gây bệnh. Vi khuẩn Agrobacterium sp có thể tồn tại trong cây bị hại và sống rất lâu trong đất. Bệnh lan truyền theo nước, có ký chủ rộng.
Dấu hiệu hoa hồng bị mắc bệnh sùi cành
+ Lá hoa hồng có màu xanh nhạt hoặc hơi chuyển sang màu vàng, rụng xuống dưới đất
+ Các đốt thân trên cây hoa hồng trở lên ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi, vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt
+ Cây hoa hồng trở lên cằn cỗi, chậm phát triển dù được tưới nước, bón phân, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ
+ Kiểm tra phần rễ của cây hoa hồng xuất hiện nhiều vết u sần sùi nối liền nhau thành từng đọan dài làm cản trở khả năng hút dinh dưởng của rễ cây hoa hồng
+ Khi dùng dao cậy bên trong những u sưng sần sùi vết bệnh có màu nâu, nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài
+ Có thể xuất hiện nhiều vết sần sùi có thể nối liền thành một đọan dài
+ Cành hoa hồng bị yếu, dễ gẫy, hoa ít cánh hoặc không có hoa hồng trên ngọn
Hướng dẫn biện pháp trị bệnh sùi cành ở hoa hồng và cách phòng trừ hiệu quả
Điều trị bệnh sùi cành ở hoa hồng
Khi phát hiện hoa hồng xuất hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh giống như trên tiến hành loại bỏ những cành bị bệnh. Sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt tỉa cành, bôi vôi hoặc bôi thuốc gốc đồng lên vết thương để diệt khuẩn nhanh chóng, hoặc bôi thuốc khuẩn sinh học hiệu Actinivate.
Tiến hành thu gom, xử lý cành bị bệnh tránh mầm bệnh lây lan các cây khác trong vườn.Sau khi xử lý các vết bệnh người trồng hoa hồng nên tưới bổ sung thêm các chủng Tricoderma để bổ sung nấm có ích cho đất bằng cách pha 3g cho 2 lít nước phun đều len đất. Nên 1 tháng phun 1 lần để điều trị bệnh sùi cành ở hoa hồng. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thuốc trị bệnh sùi cành cho hoa hồng như: Coc 85, Kasura 47 WP,…
Đối với những cây hoa hồng bị nặng chỉ còn cách nhổ bỏ, thay thế bằng cây hồng khác, thay toàn bộ đất trồng hoa hồng bằng đất trồng mới, đất trồng đã xử lý sạch sẽ nấm bệnh hại.
Phòng trừ bệnh sùi cành ở hoa hồng
+ Không trồng hoa hồng mật độ quá dầy, nên trồng mật độ hợp lý cho hoa hồng tiếp thu được đủ lượng ánh sáng cần thiết cho quá trình phát triển của cât, hạn chế mầm bệnh phát triển
+ Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng khi có mưa lớn
+ Trước khi tiến hành cắt ghép, giâm cành hoa hồng nên khử trùng toàn bộ dụng cụ cắt ghép
+ Tưới nước đầy đủ cho cây, không tưới quá nhiều nước hoặc quá ít nước
+ Lựa chọn cây trồng ở những nơi bán giống uy tín, đảm bảo chất lượng
+ Không chọn những cây bị nhiễm bệnh về trồng
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học đặc bấm bệnh để diệt khuẩn, chặn đường phát triển của bệnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh thán thư trên cây hoa hồng phải phòng trừ như thế nào?
+ Hoa hồng bị ve nhện tấn công phải làm như thế nào?
+ Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả
+ Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
+ Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.