Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Bệnh phấn trắng hoa hồng là một trong những loại bệnh hại phổ biến trên hoa hoa hồng. Nếu như bệnh phấn trắng không được xử lý kịp thời sẽ khiến cây hoa hồng của bạn bị suy kiệt, dẫn đến chết cây. Bệnh phấn trắng nguyên nhân nào gây ra, làm thế nào để phát hiện hoa hồng đang bị nhiễm bệnh phấn trắng, cách điều trị bệnh phấn trắng như thế nào là điều nhiều người chăm sóc hoa hồng quan tâm nhiều nhất.
Bệnh phấn trắng ở hoa hồng nguyên nhân do đâu?
Bệnh phấn trắng ở hoa hồng là một trong những loại bệnh hại phổ biến thường gặp ở hoa hồng. Bệnh do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi có độ ẩm cao trên 85%, mưa phùn, không khí ẩm ướt sẽ giúp cho mầm bệnh phát triển rất nhanh và mạnh hơn trên diện rộng tại hầu hết trên các vườn hồng, các chậu hoa hồng,... Đây là loại bệnh gây hại nhiều nhất trên cây hoa hồng và đặc biệt là cây hoa hồng leo.
Một lớp bột màu trắng xám sẽ tấn công vào lớp biểu bì trên cây hoa hồng làm cho lá của hoa hồng bị quăn queo, không thể thực hiện được quá trình quang hợp như bình thường. Bệnh dễ lây lan do tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe trong vườn trồng hay tại các chậu hoa hồng thông qua gió, không khí, nước bắn khi tưới cây.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Khi cây hoa hồng bị nấm Sphaerotheca paranosa tấn công hoa hồng sẽ có những dấu hiệu nhận biết dễ dàng như sau:
+ Một số cây hoa hồng ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu như lá hoa hồng hơi co lại, xuất hiện thêm một lớp bột trắng xám.
+ Lá và chồi non hoa hồng tương đối khô, đa số lá đều quăn lại, nhìn rất thiếu sức sống.
+ Lá của hoa hồng bị biến màu vàng, đỏ, tím rồi rụng sớm.
+ Bệnh phấn trắng làm cho nụ hoa hồng không mở đúng cách, cuốn hoa dày hơn và giống như tấm lót lá.
+ Khi bệnh nặng, các bộ phận bị bệnh sẽ sớm chuyển sang màu nâu và già đi.
+ Khi cây bị nhiễm bệnh phấn trắng nặng cây có thể bị chết.
Cách điều trị bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
Khi phát hiện bệnh phấn trắng hãy tiến hành cắt tỉa toàn bộ những chồi, nụ, cành, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, không vứt những cành, lá, chồi non bị bệnh dưới gốc cây
Sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh phấn trắng gồm: thuốc Bio Neem, Rose Protect, thuốc đặc trị sinh học Bio Garlic, Daconil, Avt Vil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40WP,
+ Thuốc Bio Neem:
Thuốc Bio Neem được sản xuất từ các bộ phận của cây neem có tác dụng phòng trị các mầm bệnh, sâu bệnh gây hại như phấn trắng, nhện đỏ, đốm đen, sương mai, bọ trĩ, rệp,…ở một ố loài cây cảnh, cây trồng.
+ Thuốc trị phấn trắng Rose Protect:
Thuốc trị phấn trắng Rose Protect có tác dụng giúp phòng trị các loại sâu bệnh hại và các mầm bệnh như phấn trắng, bọ trĩ, nhện, rệp, đốm đen, sương mai,...ở hoa hồng, cây cảnh.
+ Thuốc đặc trị sinh học Bio Garlic:
Thuốc đặc trị sinh học Bio Garlic hồng được đặc chế từ thảo mộc giúp phòng trừ các mầm bệnh, nấm gây hại cho hoa hồng của
+ Baking Soda
Khi phát hiện hoa hồng bị nhiễm bệnh phấn trắng hãy điều trị bằng cách kết hợp một muỗng canh baking soda và một nửa muỗng cà phê xà phòng lỏng; không chứa chất tẩy rửa với 3 lít nước và phun hỗn hợp này lên cây.
+ Sử dụng sữa tươi
Sữa tươi được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng. Khi sử dụng sữa tươi để trị bệnh chỉ cần pha theo tỷ lệ một phần sữa tươi với hai phần nước, phun lên hỗn hợp lên cây.
+ Kết hợp dầu ăn và sữa chua
Chỉ cần chuẩn bị một chút dầu ăn cùng một ít sữa chua không đường trộn đều rồi pha với 2 lít nước, sau đó phun đều lên hoa hồng 2 lần mỗi tuần để tiêu diệt phấn trắng.
Phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
+ Trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng hãy thường xuyên dọn dẹp, cắt tỉa cây. Việc này có tác dụng phòng trừ các bệnh hại phát triển, cắt tỉa hoa, là, cành bị bệnh hoặc khô định kỳ sẽ giúp cây trồng sống khỏe hơn
+ Sau khi cắt tỉa xong nên thu gom toàn bộ rác đó đem ra bãi rác để vứt, đốt quét dọn vườn sạch, chậu trồng sạch sẽ, giúp vườn hồng, chậu trồng hoa hồng luôn được đảm bảo thông thoáng và tránh các bệnh về nấm.
+ Theo dõi tình hình thời tiết, sắp xếp cây thông thoáng, không quá rập rạp, chật trội nhất là đối với hồng leo
+ Mùa hè không tưới nước vào ban đêm, chỉ tưới sát gốc, không nên tưới ướt lá.
+ Chọn vị trí trồng hoa hồng ở nơi có ánh sáng đầy đủ, không khí thông thoáng, nên vệ sinh sạch sẽ chỗ đất trồng, làm thông thoáng bề mặt đất trồng hoa hồng
+ Đất trồng hoa hồng phải thoát nước tốt, tơi xốp, tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cho cây phát triển khỏe mạnh
+ Bổ sung phân hữu cơ xuyên suốt, giảm phân hóa học, để cây có sức sống mạnh mẽ
+ Hạn chế bón bón phân chứa nhiều đạm khiến cây quá tốt, thân mềm hơn dễ bị nhiếm nẫm, nhiễm bệnh
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?
+ Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng thối rễ ở cây trồng thủy sinh
+ Những loại cây hoa nào không nên tưới nước lên lá?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.