Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả
Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả
Trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng phát hiện những chậu hoa hồng, vườn hồng bị vàng lá một cách nặng nề khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Có thể hoa hồng bị vàng lá bởi do một trong những nguyên chính dưới dây.
Dấu hiệu hoa hồng bị vàng lá
+ Lá cây hoa hồng chuyển từ màu xanh đậm sang màu vàng và có chấm đến giữa và rụng, lá có thể bị rụng khi lá đang còn xanh
+ Lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng từ mép lá vào, sau đấy vàng hẳn và rụng
+ Số lượng lá vàng tập trung và cây rụng đồng loạt, nhanh hơn so với loại rụng lá thứ nhất.
+ Mầm mới vẫn ra nhưng không được mập, form hoa nở không được to
+ Màu thân cây vẫn tươi, sáng, sờ vào cảm giá cây vẫn căng nước, mắt gai vẫn tươi.
Nguyên nhân khiến cây hoa hồng bị vàng lá
Có nhiều nguyên nhân khiến hoa hồng bị vàng lá, có thể trong quá trình chăm sóc hoa hồng nhiều người đã mắc phải một trong những nguyên nhân sau đây:
Cây bị thừa nước
Việc tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cây, cây bị thừa nước thì cũng gây nên tình trạng vàng lá.
Cây bị sâu đục thân
Hoa hồng bị sâu độc thân gây hại cũng khiến cho lá hoa hồng bị vàng, héo rũ một cách nhanh chóng, xuất hiện những dị dạng như sưng và nứt trên thân cây hồng.
Bị ngộ độc phân bón
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng việc chưa ước lượng được phân bón cần thiết để bón cho cây nhưng việc bón phân thừa, dư phân khiến cây bị nóng, cháy lá, lá chuyển sang màu vàng lâu dần bị rụng. Bên cạnh đó, việc tưới phân cho hoa hồng không đúng giai đoạn phát triển của cây, tưới phân bón quá sớm cho cây hoa hồng mới giâm sẽ khiến lá cây nhanh héo vàng.
Cây bị thiếu nước
Cây hoa hồng bị thiếu nước cũng sẽ gây nên tình trạng vàng lá, héo lá. Nếu cây bị thiếu nước thì lá sẽ bị héo rũ. Việc thiếu nước hay đi kèm cùng với việc thiếu chất dinh dưỡng.
Nếu cây hoa hồng bị thiếu nước ở mức độ nhẹ thì lá già sẽ rụng trước, còn nếu thiếu nước ở mức độ nặng thì sẽ cây sẽ bị vàng lá và rụng.
Hoa hồng bị động rễ
Trong quá trình di chuyển, thay chậu sẽ vô tình tác động làm bộ rễ của hồng bị đứt, hoặc những loài côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến bộ rễ của hoa hồng.
Giá thể trồng bị hết chất dinh dưỡng
Những chậu hoa hồng bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, ít ra chồi non mới, lá của hoa hồng dần vàng, rụng đi.
Nấm bệnh gây hại
Khi cây bị nấm bệnh gây hại cũng làm hoa hồng bị vàng lá.
Cách khắc phục cây hoa hồng bị vàng lá
+ Kiểm soát lại lượng phân bón cho hoa hồng tránh tình trạng thừa phân bón, rửa trôi bớt lượng phân dư thừa đang có trong chậu trồng hoa hồng. Nếu phân bón dạng lỏng, dạng bột hòa tan trong nước nên nên tưới xả cây 1-2 lần, nên tưới vào buổi sáng, tưới ngập nước cả chậu cây và xả bớt nước. Đối với những phân bón dạng hột nên nhặt bớt những viên phân ra khỏi gốc, tiến hành tưới xả một lần nữa, làm tơi xốp đất để cây phát triển trở lại bình thường, tình trạng lá vàng sẽ được cải thiện.
+ Kiểm tra khu vực gốc, cành của hoa hồng xem có sự xuất hiện của sâu đục thân hay không, nếu có cần tiến hành cắt tỉa dần xuống đến khi nào phần gỗ trên thân cây không còn bị sâu đục nữa
+ Điều chỉnh lượng nước tưới cho cây phù hợp, lượng nước tưới đảm bảo sao cho chậu trồng hoa hồng luôn ẩm, thoát nước tốt
+ Trong quá trình chuyển hồng từ chậu cũ sang trồng ở chậu mới hãy cẩn thận, chú ý đừng làm đứt rễ của hoa hồng
+ Sử dụng các thuốc đặc trị từng loại nấm bệnh, tiêu hủy cành bệnh, thường xuyên dọn vệ sinh khi hoa hồng bị nhiếm nấm hại
+ Thời tiết có độ ẩm cao là điều kiên thích hợp để cho cây phát triển cũng như là sâu bệnh và nấm hại cây phát triển mạnh nhất cần có biện pháp phòng trừ phù hợp
+ Lựa chọn đất trồng giàu dinh dưỡng cho cây phát triển, trong quá trình chăm sóc bổ sung thêm phân mùn hữu cơ, trùn quế, mùn cưa, trấu, xơ dừa quanh gốc cây.
+ Bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ để ổn định cây như: rong biển, Acid Fulvic, Amino Acid… cho cây hoa hồng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?
+ Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng Leo Huntington Rose
+ Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.