Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng khiến thân cây hồng xuất hiện những đốm tròn màu vàng cam, nhỏ li ti rồi lan khắp thân cây hoa hồng khiến cành hồng bị khô và cây hồng chết dần. Nguyên nhân nào gây bệnh rỉ sắt ở hoa hồng. Khi hoa hồng bị bệnh rỉ sắt cần phải làm gì để trị tận gốc bệnh, cách phòng trừ bệnh rỉ sắt.
Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng do nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra cho hoa hồng.
Bệnh rỉ sắt phát triển mạnh khi thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ trong ngày thấp. Khi đó nấm Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum có thể sinh trưởng gây hại cho hoa hồng. Nhưng bệnh rỉ sắt gây hại mạnh nhất trong thời điểm hoa hồng phát triển các mầm, chồi non, giai đoạn hoa hồng ra nụ để ra hoa. Giai đoạn cây hoa hồng phát triển những cành non mức gây hại cao nhất.
Bệnh rỉ sắt hại nặng nhất cho hoa hồng vào thời điểm mùa xuân và tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Thời điểm này điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của nấm bệnh.
Bệnh rỉ sắt khiến làm lá hoa hồng bị cháy khô, rụng sớm, cây chậm phát triển, trở lên còi cọc, ít hoa hoặc hoa nhỏ, hoa bị biến dạng, không đẹp.
Dấu hiệu nhận biết cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt
Bệnh rỉ sắt hầu như xuất hiện ở khắp các bộ phận của cây từ lá, thân, nụ, hoa. Phát triển mạnh nhất trên lá cây hoa hồng. Khi hoa hồng mắc bệnh rỉ sắt cây sẽ có những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như sau:
+ Giai đoạn đầu của bệnh, trên thân cây hoa hồng xuất hiện các chấm vàng nhạt đến vàng cam, có viền mất màu, sau đó nổi gồ lên màu đen trên thân cây hoa hồng. Những cục u màu đen trên thân cây có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 mm, sau đó vỡ tung ra giải phóng những bụi phấn có màu giống như màu của rỉ sắt trông giống như một lớp rêu mỏng bám trên thân cây
+ Trên lá của hoa hồng các mô lá màu xanh của cây khi bị nhiễm bệnh dần dần chuyển sang màu vàng sáng, xuất hiện các mụn nhỏ lấm tấm màu cam ở phần mặt dưới lá.
+ Một thời gian sau khi các mụn màu cam lan rộng khắp lá và chuyển dần thành màu đen thì gây ra rụng lá.
+ Những khu vực thân non của hoa hồng bị biến dạng, có mụn mủ màu cam sáng xuất hiện. Dần phủ kín thân và gây héo, chết phần thân.
+ Trên nụ hoa và bông hoa sẽ bị biến dạng nụ và hoa không nở được mà dần dần héo tàn dần.
Hướng dẫn cách xử lý bệnh rỉ sắt hại trên cây hoa hồng
Khi phát hiện hoa hồng bị mắc bệnh rỉ sắt hãy tiến hành dọn dẹp xung quanh gốc hoa hồng, cắt tỉa cành cho quang đãng, đặt cây ra nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Thời điểm này chỉ nên tưới đủ nước cho cây, hạn chế để nước đọng lại ở gốc hay trên mặt lá hoa hồng.
Tiến hành bón thêm phân phân lân, kali và những phân hỗn hợp có chứa Ca, Mg, … tăng khả năng chống chịu bệnh của cây, giúp cây có đủ dinh dưỡng.
Để điều trị bệnh rỉ sắt trên hoa hồng có thể dùng một số loại thuốc đặc trị bệnh rỉ sắt như Anvil 5 SC, Antracol 70 WP, Tilt Super 300 EC,… Sử dụng chất bám dính khi phun thuốc để tăng hiệu quả việc sử dụng thuốc.
Khi phun thuốc trị bệnh rỉ sắt trước khi phun cần cắt tỉa thu dọn sạch các lá già, cành nhiễm bệnh nặng, khi pha thuốc chỉ sử dụng thuốc để pha, không phối trộn bất kỳ loại thuốc hóa học nào khác đặc biệt không được phối trộn phân bón lá sẽ gây mất hiệu lực của thuốc trị bệnh rỉ sắt.
Kỹ thuật pha thuốc và nồng độ pha tuân thủ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun đẫm dung dịch thuốc lên toàn bộ cây từ trên xuống dưới, trong ra ngoài, đẫm 2 mặt lá, thân và dưới gốc cây. Khi phun cần trang bị đồ bảo hộ gồm kính, mũ, khẩu trang, găng tay.
Phòng bệnh rỉ sắt ở hoa hồng
Phòng bệnh rỉ sắt cho hoa hồng luôn là quan trọng nhất, bởi khi đã bị rỉ sắt nặng việc chữa trị khỏi hẳn khá lâu, tốn nhiều công chăm sóc.
+ Luôn cắt tỉa dọn dẹp các cành lá thừa, cành bị nhiễm bệnh, bệnh, vàng, lá chết, cành khô, cành chết, cành bệnh định kỳ
+ Sau khi cắt tỉa, thu gom toàn bộ rác đó đem ra ngoài vứt, không vứt ngay dưới gốc cây tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại phát triển.
+ Chú ý theo dõi tình hình thời tiết để chủ động trong việc phòng bệnh rỉ sắt cho hoa hồng nhất là vào mùa xuân thời tiết có độ ẩm cao
+ Sắp xếp cây, chậu cây hoa hồn trong vườn với mật độ hợp lý, thông thoáng, không quá chật chội
+ Hạn chế tưới lên hoa, mặt lá khi cây đã bị bệnh nhằm tránh việc lây lan bệnh sang những lá khác vùng khác khi cây bị bệnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh trong nhà phát triển xanh tốt
+ Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Những loại cây hoa nào không nên tưới nước lên lá?
+ Bật mí cách trồng, chăm sóc cây hồng phát tài đem lại may mắn cho gia đình
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bí quyết giúp đất tơi xốp, màu mỡ cây cảnh phát triển tốt
Để giúp đất trồng cây cảnh luôn tơi xốp, màu mỡ không chỉ sử dụng phân hữu cơ, mùn, trấu,... mà hãy thử áp dụng một trong những loại nguyên liệu này cho đất trồng cây có thể cải tạo đất, giúp đất trong chậu tơi xốp -
Bật mí 3 loại nước chua giúp đất luôn tơi xốp, cây cực kỳ xanh tốt
Nhằm giúp đất trồng cây luôn tơi xốp, cây phát triển xanh tốt bên cạnh việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phân bón hợp lý hãy thử tưới một trong 3 loại nước chua cực hay này giúp cây phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh mà đất trồng luôn tơi xốp. -
Những loại đất, nước tuyệt đối không dùng trồng, tưới cây cảnh
Không phải loại đất nào, loại nước tưới nào cũng có thể sử dụng để bón cho hoa. Bởi những loại đất, loại nước tưới dưới đây khi sử dụng để trồng hoa sẽ khiến cây bị ảnh hưởng, thậm chí là nhiễm sâu bệnh, cây chết héo dần. -
Bí kíp trồng cây trầu bà lụa phát triển tốt, đem may mắn tài lộc
Cây trầu bà lụa là một trong những loại cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa chuộng chọn trồng với mong muốn mang lại nhiều may mắn, tài lộc. -
Kinh nghiệm trồng cây đuôi công chuẩn, cực đơn giản
Cây đuôi công không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy mà còn giúp thanh lọc không khí, giảm căng thẳng cực tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây đuôi công phát triển tốt, khỏe mạnh giúp đem lại tài lộc, may mắn cho người trồng -
Cách sử dụng thuốc kích rễ đúng chuẩn nhất
Việc sử dụng thuốc kích rễ cây như thế nào mới đạt hiệu quả nhất cho cây cảnh, cây thủy sinh không phải người trồng cây cảnh nào cũng nắm rõ. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
Cây kim ngân hay cây tài lộc sở hữu vẻ ngoài độc đáo cùng khả năng lọc không khí tuyệt vời, đem lại nhiều may mắn, tài lộc nên được nhiều người trồng đặt tại các phòng làm việc, phòng khách,... -
Bật mí cách trồng cây kim tiền phát triển tốt, đem lại nhiều may mắn
Cây kim tiền được biết đến là một trong những loại cây cảnh phong thủy mang lại nhiều tài lộc, may mắn đến cho người trồng. Nhưng để cây phát triển khỏe mạnh, ra nhiều cây con, ít sâu bệnh hại không phải ai cũng biết cách chăm sóc đúng chuẩn -
Lan bị bệnh héo rễ: nguyên nhân, cách khắc phục cực hiệu quả
Trong quá trình sinh trưởng của lan, do một vài yếu tố nào đó khiến cho các loài vi khuẩn, nấm bệnh phát triển, gây hại trên lá, thân, rễ của lan làm ảnh hưởng tới lan. -