Chó bỏ ăn, biếng ăn phải làm sao?
Chó bỏ ăn, biếng ăn nguyên nhân do đâu, cách xử lý hiệu quả
Thông thường mọi chú chó có thể sống tốt, không bị ảnh hưởng gì quá xấu đến sức khỏe nếu không ăn vài ngày nhưng không vì thế mà chủ nuôi phớt lờ. Chủ nuôi cần tìm hiểu nguyên nhân nào gây ra tình trạng chó bỏ ăn, biếng ăn để từ đó giải quyết sự biếng ăn ở chó càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân chó bỏ ăn, biếng ăn
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chó bỏ ăn, biếng ăn. Có thể chó nhà bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn, bỏ ăn do một trong các nguyên phân phổ biến dưới đây.
Thói quen, tâm lý:
Một số con chó có thói quen kén chọn hoặc do chủ nuôi cho chúng ăn những đồ ăn mà chúng không thích hoặc chúng cảm thấy không thoải mái khi ăn. Chủ nuôi hay thay đổi khẩu phần ăn của chúng, cho chúng ăn nhiều đồ ăn ngon nhưng đột nhiên lại quay trở về thức ăn hàng ngày khiến cho chó bỏ ăn hoặc chúng có thể vẫn ăn nhưng chỉ ăn thức ăn, bỏ lại cơm, lâu dần hình thành thói quen biếng ăn, bỏ ăn.
Chó bỏ ăn, biếng ăn do bệnh lý
Khi chó bỏ ăn, biếng ăn có thể là chó đang mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng. Những bệnh lý bao gồm: ung thư, các bệnh nhiễm trùng toàn thân khác nhau, đau, các vấn đề về gan và suy thận.
Chó bị bệnh về răng miệng
Chó bỏ ăn, biếng ăn có thể do chúng đang gặp phải một số vấn đề về răng miệng khiến chúng bị đau khi ăn thức ăn như: bệnh nha chu, viêm lợi, sâu răng, khối u ở miệng,…
Chó bị rối loạn tiêu hóa:
Chó bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng khiến chúng cảm thấy chán ăn, bỏ ăn, không hứng thú với đồ ăn.
Chó bị nhiễm trùng đường tiêu hóa:
Chó bị nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus Parvo, bệnh Care, nhiễm ký sinh trùng máu, giun đường ruột, vi khuẩn tích tụ trong ruột gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa ở chó.
Chó bị đau:
Nguyên nhân chó bỏ ăn, biếng ăn có thể do chó đang bị đau ở vùng bụng, miệng, họng bởi chấn thương do va đập, ngã,…
Chó đang bị bệnh nội tạng, rối loạn chức năng:
Chó đang gặp vấn đề về gan, thận, hệ thống nội tiết, nội tiết tố hay nhiều cơ quan bộ phận khác của cơ thể do các bệnh về gan, nhiễm trùng, chấn thương, hóa chất độc hại, ngộ độc gây ra,…
Chó đi đến nơi xa lạ
Nếu bình thường chó vẫn ăn uống bình thường nhưng khi đến một nơi xa lạ chó có thể chưa quen thuộc nên chó bỏ ăn, chán ăn
Chó bị say tàu xe
Chó bị say tàu xe khiến chúng cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, bỏ ăn,…
Dấu hiệu nhận biết chó bỏ ăn, biếng ăn
Khi chó bỏ ăn, biếng ăn chó sẽ có những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như sau:
+ Chó bỏ ăn, lượng thức ăn trong bát đựng thức ăn vẫn còn nguyên hoặc còn thừa nhiều
+ Cơ thể chó bị gầy đi
+ Chó có thể bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng
+ Chó cảm thấy mệt mỏi, nằm im một chỗ
+ Thay vì ăn thức ăn, chó chỉ muốn uống nước
+ Tình trạng chó bỏ ăn nhiều ngày lông khô xơ, không còn bóng mượt
Cách xử lý khi chó bỏ ăn, biếng ăn
Để giúp chó ăn uống lại bình thường không còn tình trạng biếng ăn, bỏ ăn chủ nuôi cần xác định nguyên nhân gây tình trạng biếng ăn, bỏ ăn.
Nếu chó đang gặp vấn đề về tâm lý khiến chúng bỏ ăn, biếng ăn các bác sĩ thú y có thể sẽ đề nghị một chế độ ăn uống theo thực đơn có sẵn để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của thú cưng trong khi đang điều trị bệnh, tạo môi trường thoải mái cho cún cưng. Bên cạnh đó, nếu chó đang bị bệnh, thì chủ nuôi tuyệt đối đừng bao giờ bỏ đói vật nuôi mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để tìm các phương án thay thế khác.
Nếu trường hợp chó bỏ ăn, biếng ăn nghiêm trọng do bệnh tật các bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh mà chó mắc phải và sử dụng thuốc kích thích sự thèm ăn, cho chó ăn chế độ ăn thức ăn lỏng bằng ống tiêm hoặc dùng một ống dẫn thức ăn
Nếu chó giảm ăn là do các vấn đề về hành vi gây ra như kén chọn hoặc là nơi chúng ăn khiến chúng không thoải mái,… chứ không phải là do bệnh lý, thì chủ nuôi hãy: hạn chế cho chó ăn đồ ăn vặt, cho chó ăn đúng lịch duy trì điều này trong thời gian dài, nên cho ăn ít nhất hai lần một ngày. Bên cạnh đó, nên cho chó đi dạo trước giờ ăn hoặc thay đổi loại đồ ăn mà chó thường hay ăn để kích thích sự thèm ăn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh Pravo ở chó nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị
+ Bệnh nha chu ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.