Chó bị viêm âm đạo nên điều trị như thế nào sẽ hiệu quả?

6/26/2021 4:17:00 PM
Viêm âm đạo là bệnh nguy hiểm có thể khiến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó. Tình trạng viêm âm đạo xảy ra do sự ra đời của các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh.

 

Chó bị viêm âm đạo nên điều trị như thế nào sẽ hiệu quả?

Viêm âm đạo ở chó là tình trạng khá thường gặp ở những chú chó đang trong độ tuổi sinh sản. Khi chó bị mắc viêm âm đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh sản sau này của chó.

Viêm âm đạo ở chó là gì?

Viêm âm đạo là bệnh nguy hiểm có thể khiến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó. Tình trạng viêm âm đạo xảy ra do sự ra đời của các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh. Thường nguyên nhân của bệnh lý là các vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.

Chó ở độ tuổi nào dễ mắc viêm âm đạo nhất?

Theo các bác sĩ thú y cho biết, theo độ tuổi tăng dần chó mắc nguy cơ viêm âm đạo tăng lên, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc viêm âm đạo càng lớn, những chú chú ở độ tuổi dưới 2 năm thường có tỷ lệ mắc bệnh khá thấp.

Đối với những chú cái sinh đẻ đều đặn có nguy cơ bị viêm nhiễm tử cung thấp hơn so với những chó có tỷ lệ sinh đẻ bất thường. Bệnh xảy ra chủ yếu ở thời kỳ chó động dục, giao phối hoặc khi sinh con, sảy thai, thai lưu,...

Trong vòng khoảng 2 – 4 tháng sau chu kì động dục của chó cái, khi làm lượng progesterone trong máu gia tăng, chó có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Chó bị viêm âm đạo nên điều trị như thế nào sẽ hiệu quả?

Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo ở chó

Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo ở chó do mất cân bằng hệ vi sinh vật gây ra do giảm khả năng miễn dịch. Ngoài ra, tình trạng này có thể do một trong các nguyên nhân gây bệnh dưới đây.

+  Chó bị mất cân bằng nội tiết tố

+ Chó cái bị chấn thương trong âm đạo do trong quá trình giao phối hoặc sinh chó con

+ Chó bị nhiễm mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục

+ Chó đang mắc bệnh truyền nhiễm trước đó

+ Chó đang bị căng thẳng, stress

+ Khu vực sinh sống của chó không đảm bảo vệ sinh, bụi bẩn, đất cát, ô nhiễm

+ Chó bị các loại vi khuẩn như: khuẩn E.coli, vi khuẩn Staphylococcus, vi khuẩn Streptococcus,…xâm nhập vào đường âm đạo gây bệnh

+ Viêm nhiễm âm đạo trong và sau khi sinh.

Triệu chứng viêm âm đạo ở chó

Viêm âm đạo ở chó phân làm 2 loại gồm viêm âm đạo cấp tính, viêm âm đạo mãn tính. Ở mỗi loại viêm âm đạo thường có triệu chứng cũng khác nhau.

Viêm  âm đạo mãn tính:

+ Do không được phát hiện, điều trị dứt điểm nên tử cung chó đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

+ Dịch thường xuyên chảy ra và có mùi hôi thối nồng nặc, khó chịu

+ Vùng đuôi và chân sau của chó bị dính chất dịch nên luôn ẩm ướt.

+ Chó có biểu hiện sốt, thân nhiệt cao

+ Chó bỏ ăn, biếng ăn hoặc ăn rất ít, mệt mỏi và ít vận động, nằm im một chỗ

+ Niêm mạc âm đạo dày lên và có màu đỏ thẫm.

Viêm âm đạo cấp tính:

+ Chó mệt mỏi, nằm ủ rũ, sốt cao, uống nhiều nước

+ Chó có thể bị nôn mửa

+  Quan sát thấy vùng bụng của chó chướng lên, phình to, sờ tay vào thấy cứng.

+ Chó thường xuyên quay đầu ra phía sau nhìn

+ Vùng hông của chó có hiện tượng đau, sơ chạm vào chó thường né tránh, không muốn cho chạm vào hoặc có biểu hiện đau đớn.

+ Quan sát thấy âm đạo sưng và đỏ rát, nếu va chạm phải âm đạo chó sẽ đau đớn và phản kháng lại

+ Chó có biểu hiện  bồn chồn, lo lắng, thất thần

+ Bộ phận sinh dục của chó cái bị chảy máu, có xuất hiện dịch mủ, có mùi hôi tanh khó chịu

Bệnh viêm âm đạo ở chó thực chất có 2 dạng chính gồm: viêm âm đạo dạng hở và viêm âm đạo dạng kín.

Viêm âm đạo dạng hở

+ Dịch tiết sẽ tích tụ bên trong tử cung của chó ngày càng nhiều. Khi cổ tử cũng chó mở ra, phần dịch tiết này sẽ tràn ra ngoài âm đạo. Khiến cho vùng đuôi và phần chân sau của chó luôn ở trạng thái bị ướt, dính đầy dịch.

+ Các loại vi khuẩn đang ẩn náu bên ngoài cơ quan sinh dục gặp điều kiện môi trường thuận lợi, ẩm ướt và trơn sẽ dễ dàng di chuyển vào bên trong tử cung gây tình trạng viêm tử cung

Viêm âm đạo dạng kín

+ Khi vi khuẩn xâm nhập được vào bên trong tử cung của chó, lớp nội mạc tử cung bị dày lên, quá trình co bóp giảm hiệu quả. Vi khuẩn không bị đào thải ra ngoài sẽ tấn công và gây nên tình trạng viêm nhiễm trong âm đạo, tử cung.

+ Nếu không được điều trị, thời gian nhiễm bệnh càng lâu triệu chứng bệnh viêm âm đạo ở chó càng nặng, tình trạng viêm nhiễm càng lan rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, sức khỏe của chó

Điều trị viêm âm đạo ở chó như thế nào?

Nếu viêm âm đạo không được điều trị, tình trạng viêm tiến triển nặng có thể khiến chó bị vô sinh, viêm tử cung, lây nhiễm sang các cơ quan khác của hệ thống dục từ đó có thể khiến chó vô sinh.

Khi chó bị viêm âm đạo cần phải được thụt rửa hằng ngày để hạn chế vi khuẩn phát triển, giảm viêm. Thịt rửa âm đạo cho chó bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% liên tục trong 3-5 ngày, cộng với giữ gìn vệ sinh nơi ở của chó sạch sẽ, khô thoáng.

Để chống nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung, các bác sĩ thú y có thể sử dụng một trong những loại thuốc kháng sinh Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày hoặc sử dụn thuốc kháng sinh Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Quá trình sử dụng kháng sinh nên điều trị liên tục trong khoảng từ 5-7 ngày.

Trường hợp điều trị viêm âm đạo bằng thuốc mỡ, bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc mỡ Oxycort, Sintomycin, Streptocid, Prednisolone để điều trị.

Trường hợp chó vị viêm âm đạo do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn cùng với thuốc đặc trị trùng roi và nấm

 + Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày.

+ Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần

+ Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung

+ Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.

+ Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung, chó 1 viên/lần/ngày, Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt cho chó.

Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị viêm âm đạo cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng cho chó. Trong khẩu phần ăn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như: carbohydrate (tinh bột), protein, nước, chất béo, khoáng và vitamin,… Không cho vật nuôi ăn đồ ăn hỏng, ôi thiu, thức ăn cay nóng, đồ hải sản, nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, thịt lợn… thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem…

Trong khi điều trị tránh để  cho chó giao phối hay cần vệ sinh cơ thể cho chó sạch sẽ, vệ sinh nơi ở thoáng mát, khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh, đệm nằm cần thường xuyên được làm sạch

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh viêm tử cung ở chó: những điều cần biết

Bệnh viêm tuyến sữa ở chó: cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Chó mẹ bị sinh non, cách chăm sóc chó con sinh non

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác