Chó bị thiếu máu: nguyên nhân do đâu, dấu hiệu, cách điều trị

5/6/2021 10:21:00 AM
Chó bị thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ khiến nhiều chủ nuôi lo lắng. Nguyên nhân nào khiến chó bị thiếu máu, khi chó bị thiếu máu sẽ có những triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu ở chó.

 

Bệnh thiếu máu ở chó

Bệnh thiếu máu không chỉ xảy ra ở người mà còn xảy ra ở mèo, chó và các loài động vật khác. Tình trạng thiếu máu ở chó xảy ra khi cơ thể của chó không đủ tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin khỏe mạnh trong máu. Hemoglobin là thành phần chính của hồng cầu, đóng vai trò vận chuyển oxy. Do một vài nguyên nhân nào đó khiến cho không đủ hồng cầu,  hemoglobin khỏe mạnh, các tế bào khỏe mạnh của cơ thể của chó không thể nhận đủ oxy khiến chúng không thể hoạt động bình thường dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nếu không được phát hiện sớm, có phương áp xử lý hiệu quả tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của mèo.

Các loại thiếu máu ở chó

Cũng giống như tình trạng thiếu máu ở mèo, thiếu máu ở chó được chia làm 2 loại bao gồm: thiếu máu không tái tạo, thiếu máu tái tạo.

Thiếu máu tái tạo:

Thiếu máu tái tạo xảy ra khi tủy xương của chó đang cố gắng tái tạo máu bù đắp lại tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu không tái tạo:

Thiếu máu không tái tạo xảy ra khi chó bị thiếu hụt dinh dưỡng, mắc một số bệnh ung thư, bệnh mãn tính,…Những bệnh này ngăn ngừa tủy xương sản xuất tế bào hồng cầu một cách bình thường từ đó gây tình trạng thiếu máu ở chó.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở chó

Mất máu

Chó bị mất máu nhiều do chấn thương, ngã, va chạm, ký sinh trùng, loét dạ dày, khối u chảy máu trong đường ruột, khối u bụng và khối trong ngực, đường tiết niệu hoặc các vị trí khác trong cơ thể.

Chó bị thiếu máu: nguyên nhân do đâu, dấu hiệu, cách điều trị

Vấn đề sản suất các tế bào hồng cầu

Khi các tế nào hồng cầu chết đi chúng thường được thay thế bằng tủy xương. Nhưng khi tủy xương của chó bị bệnh, hư hỏng, hoạt động kém khiến hệ thống trong cơ thể chó không thể theo kịp chu kỳ tái tạo hồng cầu này

Mất máu cấp dính

Tình trạng chó bị thiếu máu cấp tính xảy ra khi chó bị mất máu nghiêm trọng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, có thể do chấn thương nặng, phẫu thuật hãy mất máu sau phẫu thuật

Rối loạn tủy xương

Tủy xương là nơi tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Khi chó bị rối loạn tủy xương có thể gây thiếu máu.

Phản ứng với thuốc

Một số chú chó bị phản ứng với thuốc điển hình với thuốc chống viêm không steroid từ đó xảy ra tình trạng thiếu máu

Bọ chét, ký sinh trùng

Bọ chét, ký sinh trùng là một trong nguyên nhân khiến chó bị thiếu máu.

Ngộ độc hóa chất

Do chó vô tình hít, ăn phải chất độc hóa học, thuốc diệt chuột, bả chuột hay ăn phải độc tố nguy hiểm nào đó như: kim loại nặng như đồng, chì, selen hoặc kẽm,… có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bởi các chất độc này khi vào cơ thể sẽ lây lan qua đường máu của chó, ảnh  hưởng đến các tế bào hồng cầu thậm chí gây đông cứng.

Mắc bệnh mãn tính

Do chó mắc các bệnh mãn tính như: bệnh gan, thận mãn tính, suy giáp, ung thư, bệnh Cushing cũng là nguyên nhân gây thiếu máu.

Bệnh truyền nhiễm

Một số loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, bệnh do ve, bệnh truyền nhiễm Babesia cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu và gây thiếu máu.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, mất cân bằng dinh dưỡng, thức ăn không đủ,…

Triệu chứng nhận biết tình trạng thiếu máu ở chó

Khi chó bị thiếu máu bạn có thể nhận biết qua hành vi của chó đến thể chất. Khi chó bị thiếu máu sẽ có những triệu chứng điển hình như

+ Chó lờ đờ, yếu duối

+ Nướu của chó nhạt hoặc có màu vàng, không có màu hồng như thông thường

+ Hôn mê vì lượng oxy trong máu giảm

+ Mệt mỏi sau vận động hoặc vận động chậm chạp

+ Chó lười ăn, ăn ít, giảm sự thèm ăn ngay cả khi bạn cho chó ăn đồ ăn vặt mà chúng yêu thích

+ Sút cân

+ Phân đen thậm chí có thể kèm máu

+ Nôn ra máu

+ Thở nhanh, nhịp tim tăng cao

+ Tâm thần bị rối loạn

+ Uống nhiều nước hơn

+ Lông xơ, dựng đứng

+ Buồn bã, nằm im một chỗ

+ Chó ngủ nhiều bất thường

Chẩn đoán chó bị thiếu máu

Sau khi phát hiện những triệu chứng ở trên bạn hãy chuyển chó đến phòng khám thú y ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu ở chó để có phương pháp điều trị phù hợp. Tại đây, để chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở chó các bác sĩ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, phân tích nước tiểu và xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và siêu âm để xác định nguyên nhân gây ra thiếu máu ở chó là gì.

Cách điều trị bệnh thiếu máu ở chó

Để điều trị bệnh thiếu máu ở chó trước tiên là tìm ra nguyên nhân và điều trị xử lý nguyên nhân triệt để.

Khi kê đơn điều trị các bác sĩ thú y sẽ đánh giá tình trạng của chó, sức khỏe của chó để kê một số loại thuốc phù hơn. Đối với tình trạng thiếu máu, các thủ tục sau đây có thể áp dụng để điều trị như:

+ Truyền tĩnh mạch nhằm tăng thể tích máu, truyền các thành phần máu, khối erythrozintarnaya, máu toàn phần, tiểu cầu hoặc huyết tương tươi đông lạnh

Sử dụng một số loại thuốc uống giúp lượng máu tăng lên: thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp chó bị nhiễm trùng, một số loại thuốc chứa sắt, phốt phát, kali,… cũng sẽ được chỉ định sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

 Thời gian điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu. Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 1-6 tháng. Trong trường hợp chó bị ung thư, suy thận, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 6 tháng

Phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở chó

Phòng ngừa thiếu máu ở mèo

+ Cho chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh ở mèo

+ Tẩy giun, sán cho chó thường xuyên, định kỳ

+ Bổ sung nhiều thức ăn dinh dưỡng, giàu dưỡng chất, hợp vệ sinh

+ Cho chó đi xét nghiệm virus gây suy giảm miễn dịch ở chó

+ Hạn chế cho chó đi đến các khu vực nhà máy, tiếp cận các chất độc, thuốc diệt chuột,…

+ Khi chó đi ra ngoài cần chú ý quan sát chó tránh chó đi lại gần khu vực đông người qua lại, công trình xây dựng, tránh trường hợp chó bị tai nạn,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mèo bị thiếu máu: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Ve tai ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác