Chó bị say xe phải làm như thế nào?
Chó bị say xe: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh
Say xe không chỉ xảy ra ở người mỗi khi di chuyển trên ô tô mà tình trạng này còn xảy ra ở chó và mèo. Khi chó bị say xe khiến chúng cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi không muốn đi cùng bạn với những lần sau. Chó bị say xe nguyên nhân do đâu, triệu chứng chó bị say xe biểu hiện như thế nào. Hướng dẫn cách xử lý chó bị say xe đơn giản mà hiệu quả.
Tình trạng say xe ở chó
Say xe hay còn gọi tên khác là say sóng, đây là hội chứng xảy ra khi di chuyển trên ô tô, tàu thuyền, máy bay. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người mà ngay cả chó, mèo cũng bị say xe.
Nguyên nhân khiến chó bị say xe
Chó bị say xe thường xảy ra ở những con chó con hơn là những chú chó trưởng thành, chó lớn tuổi. Nguyên nhân khiến chó bị say xe có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây:
+ Phần tai và chức năng giữ thăng bằng ở chó chưa được phát triển khiến chó khó có khả năng thích nghi với những chuyển động đột ngột gây ra tình trạng say xe
+ Chó cảm thấy căng thẳng, lo lắng
+ Mùi xăng xe, điều hòa, động cơ trên tàu xe cũng khiến chó cảm thấy khó chịu.
+ Chó đang bị ốm, mệt mỏi
+ Chó chưa quen với việc đi ô tô, ngồi trong không gian hẹp
+ Chó cảm thấy không được an toàn khi được đưa ra khỏi môi trường trong nhà
+ Tình trạng say xe có thể do liên quan đến một trải nghiệm di chuyển tồi tệ trong những giai đoạn chó còn nhỏ.
Triệu chứng nhận biết chó bị say xe
+ Chó chảy nước dãi bất thường
+ Chó say xe có phản xạ chậm, không nhanh nhạy như thông thường
+ Lười hoạt động, ì ạch, nằm im một chỗ
+ Thờ ơ với chủ nuôi
+ Chó có một số biểu hiện khó chịu, không thoải mái khi ngồi trên xe
+ Rên rỉ, ngáp thường xuyên, thở nhanh
+ Có dấu hiệu nôn mửa, trào ngược dạ dày
+ Chó đi tiểu tiện, đại tiện bừa bãi
+ Có hành động sợ di chuyển
+ Khóc hoặc chảy nước mắt
Cách xử lý khi chó bị say xe
Để xử lý chứng say xe ở chó việc đầu tiên bạn hãy tạo một môi trường thoải mái, dễ chịu nhất trong xe cho chó. Một số phương pháp hiệu quả để giúp chó vượt qua cơn say tàu xe mà bạn có thể tham khảo và thử nghiệm bao gồm:
Hãy bắt đầu tập cho chó thói quen đi lại bằng xe ở những quãng đường ngắn chỉ khoảng 5-10 phút di chuyển. Khi chó đã dần quen hãy di chuyển quãng đường dài hơn nhưng hãy cho dừng xe nhiều lần để chó nghỉ ngơi và thấy rằng thời gian trên xe không kéo dài vô tận
Trước khi đi xe 12 tiếng bạn không nên cho ăn, quá nhiều thức ăn cho chó trong dạ dày sẽ càng gia tăng cảm giác buồn nôn. Thay vào đó chủ nên cho chúng uống nước đầy đủ, ăn một số đồ ăn vặt.
Hãy nói chuyện, vuốt ve chó nhẹ nhàng và có thái độ ân cần giúp cho chó nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể xoa đầu, cằm, người của chó để giúp chó cảm thấy dễ chịu, thư giãn.
Thay vì bắt chó nằm im một chỗ hay bỏ trong túi nếu có điều kiện hãy để chó ngồi thoải mái trong xe. Sử dụng mùi hương mà chó thấy quen thuộc khi ở trên xe. Mang theo đồ chơi yêu thích của chó để chó vui đùa quên đi cảm giác khó chịu hoặc cho chó ăn thức ăn, đồ ăn vặt mà chúng yêu thích.
Bên cạnh đó, hãy tập cho chó quen với việc di chuyển bằng ô tô, tàu lửa. Việc làm này có tác dụng giúp chúng nhận thức rằng việc di chuyển này là an toàn, mèo sẽ cải thiện dần tình trạng say xe.
Do trong quá trình di chuyển đôi khi đi vào những quãng đường xấu, ổ gà,…xe sẽ thường xuyên chảo đảo khiến cho chó bị say. Cách tốt nhất hãy để chó ở ghế trước để hạn chế tác động hoặc tránh di chuyển vào những đoạn đường xấu nhiều ổ gà, ổ vui, đường ngập nghềnh.
Nếu tình trạng chó bị say xe nặng bạn có thể tắt điều hòa, mở cửa kính xe, hướng mõm và mũi chúng ra phía cửa, để chúng hít thở không khí tự nhiên. Tuy nhiên, không nên mở cửa xe quá lâu, nên trong một thời gian ngắn để chó cảm thấy thoải mái.
Nếu không cải thiện được tình trạng say xe ở chó bạn có thể sử dụng thuốc uống chống say xe khi cho chó đi chơi. Một số loại thuốc say xe như: Antihistamines, Meclizine và dimenhydrinate, acepromazine, Phenobarbital dạng viên nén 1 – 2mg/kg trọng lượng cơ thể, tiêm Acepromazine 0.22mg/kg trọng lượng có tác dụng làm giảm triệu chứng say xe, giảm cảm giác buồn nôn, an thần hoặc cho chó ăn bánh quy có gừng, ăn trước khi lên xe 30 phút. Tuy nhiên, trước khi cho chó uống cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ thú y để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Phòng tránh tình trạng say xe ở chó
+ Khoảng 1-2 tiếng nên dừng xe một lần để cho chó đi vệ sinh, uống nước, hoạt động một chút tránh bầu không khí ngột ngạt trong xe, giảm cảm giác khó chịu.
+ Tránh cho chó ăn quá no trước mỗi chuyến đi
+ Luôn mang theo món đồ chơi yêu thích của chó khi di chuyển
+ Không cho chó ăn 12 tiếng trước khi đi xe
+ Nếu có thể bạn hãy tắt điều hòa, mở cửa kính xe
+ Cung cấp nước sạch cho chó đầy đủ
+ Tránh gây âm thanh quá lớn, nhạc quá ồn
+ Nên để chúng nằm nghỉ ngơi, thư giãn trên xe
+ Mang theo túi nilon để chó nôn dễ dàng và tránh tình trạng xe bị bẩn
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hỗ trợ chó say xe. Nếu chó tình trạng mèo bị say xe nghiêm trọng, hãy mang chó đến các cơ sở thú y uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị sùi bọt mép nguyên nhân do đâu, cách xử lý
+ Phải làm sao khi mèo cưng bị say nóng vào mùa hè
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Mẹo hay đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà nhanh chóng
- Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục
- Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cúm nhanh chóng hồi phục
- Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác
- Bật mí cách giảm nồng độ cồn trong cơ thể nhanh chóng
- Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
- Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
- Vua Lê Thánh Tông và những bài học sáng chói cho muôn đời
- Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
- Bật mí cách thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, hiệu quả
- Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng
- Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
- Bật mí cách giảm cân nhanh chóng, hiệu quả bằng kết hợp thực phẩm
- Thói quen cực xấu khiến da mặt lão hóa nhanh chóng
- Mùa hè chó bỏ ăn, chán ăn phải làm như thế nào?
- Câu chuyện xúc động về lòng tin của loài chó
- Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
- Chó bị hắt hơi ngược nguyên nhân do đâu, cách điều trị
- Bệnh uốn ván ở chó: nguyên nhân, cách điều trị
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.